Công văn 1764/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 1764/TTg-KTN
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1764/TTg-KTN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 22/09/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
tải Công văn 1764/TTg-KTN
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 86/2009/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2009
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam về tổ chức, hoạt động, một số loại trang bị và chế độ, chính sách ưu đãi đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
1. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức theo Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 4. Tên giao dịch quốc tế
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Marine Police.
Chương II
TỔ CHỨC CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Điều 5. Hệ thống tổ chức của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cơ quan Cục Cảnh sát biển.
2. Đơn vị trực thuộc Cục Cảnh sát biển, gồm:
a) Vùng Cảnh sát biển. Trong cơ cấu của vùng Cảnh sát biển có hải đoàn, hải đội, cụm trinh sát và đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
b) Hải đoàn Cảnh sát biển;
c) Cụm trinh sát;
d) Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy;
đ) Trung tâm thông tin Cảnh sát biển;
e) Trung tâm huấn luyện Cảnh sát biển.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định biên chế, trang bị và nhiệm vụ cụ thể các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển.
Điều 6. Cục Cảnh sát biển
Cục Cảnh sát biển có tư cách pháp nhân và con dấu, có kinh phí tổ chức, xây dựng và hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại Hà Nội và cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 7. Vùng Cảnh sát biển
1. Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, có trụ sở tại thành phố Hải Phòng.
2. Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định, có trụ sở tại tỉnh Quảng Nam.
3. Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, có trụ sở tại tỉnh Cà Mau.
Điều 8. Cảnh sát viên, trinh sát viên
1. Cảnh sát viên và Trinh sát viên là chức danh pháp lý trong lực lượng Cảnh sát biển để làm nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh pháp lý thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Chương III
CỜ HIỆU, PHÙ HIỆU, TRANG PHỤC CỦA LỰC LƯỢNG
CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Điều 9. Cờ hiệu
1. Cờ lệnh
Cờ lệnh của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hình tam giác cân, nền xanh nước biển, chiều cao 1,5m, cạnh đáy 1,0 m, có quốc huy ở giữa và mũi tên màu vàng chạy ngang phía sau.
Cờ lệnh treo trên cột cờ cao 2,5 m cắm ở đuôi tàu (riêng tàu tìm kiếm cứu nạn cắm ở boong thượng phía sau).
2. Ký hiệu
Ký hiệu có 2 vạch màu da cam và màu trắng liền kề nhau, chiều dài của vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu.
Vạch số 1 màu da cam đặt ở điểm cuối của mũi tàu giáp với điểm đầu của thân tàu, chếch 300 - 400, chiều rộng 0,5 m – 1,0 m (tùy theo kích thước tàu) tiếp đến vạch số 2 màu trắng, chiều rộng bằng 1/4 vạch số 1.
Ký hiệu được biểu hiện ở 2 bên thân tàu.
3. Màu sắc của tàu Cảnh sát biển Việt Nam
Màu sắc của thân tàu Cảnh sát biển Việt Nam có các loại như sau:
a) Thân tàu tuần tra, tàu môi trường sơn màu xanh nước biển, đài chỉ huy sơn màu trắng;
Trên thân tàu:
Phần trước hai vạch ký hiệu viết số tàu màu trắng;
Phần sau hai vạch ký hiệu viết chữ in hoa màu trắng:
CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM (HÀNG TRÊN)
VIETNAM MARINE POLICE (HÀNG DƯỚI)
b) Thân tàu tìm kiếm – cứu nạn sơn màu da cam, đài chỉ huy sơn màu trắng, đường viền phía trên đài chỉ huy sơn màu da cam.
Trên thân tàu:
Phần trước hai vạch ký hiệu viết số tàu màu trắng;
Phần sau hai vạch ký hiệu viết chữ in hoa màu trắng:
CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM (HÀNG TRÊN)
VIETNAM MARINE POLICE (HÀNG DƯỚI)
4. Màu sắc máy bay Cảnh sát biển Việt Nam
a) Thân máy bay
Thân máy bay phía dưới sơn màu xanh nước biển (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở xuống phần bụng máy bay cho tới sát cửa kính cabin khoang lái).
Thân máy bay phía trên sơn màu trắng (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở lên phần lưng máy bay cho tới sát cửa kính cabin khoang lái và phần cánh máy bay).
b) Đầu máy bay
Đầu máy bay có 2 vạch ký hiệu màu vàng da cam và màu trắng được sơn trên nền sơn màu xanh nước biển của thân máy bay phía dưới. Vạch số 1 sơn màu vàng da cam từ mép dưới cabin lái xuống sát mép bụng dưới thân máy bay, chếch 150 đến 200, chiều rộng 0,5 m – 1,0 m (tùy theo kích thước máy bay). Ở giữa sơn phù hiệu ngành. Tiếp đến vạch số 2 sơn màu trắng, song song và rộng bằng 1/4 vạch số 1.
Phần trước hai vạch ký hiệu viết số máy bay màu trắng;
Phần sau hai vạch ký hiệu viết chữ in hoa màu trắng trên thân máy bay màu xanh nước biển:
CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM (HÀNG TRÊN)
VIETNAM MARINE POLICE (HÀNG DƯỚI)
Phần mũi máy bay sơn màu xanh nước biển.
c) Cánh máy bay
Cánh chính: phần trên cánh và dưới cánh sơn màu trắng.
Cánh đuôi ngang: phần trên cánh và dưới cánh sơn màu trắng.
Cánh đuôi đứng: phía trên hai bên chóp đuôi đứng sơn hình Quốc kỳ Việt Nam, phía dưới sơn phù hiệu ngành, phần còn lại hai bên của đuôi đứng sơn màu trắng.
d) Động cơ máy bay và cánh quạt
Vỏ ngoài 2 động cơ sơn màu trắng.
Điều 10. Phù hiệu ngành
Phù hiệu ngành của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hình lá chắn trên nền tím than, hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, kích thước cao x rộng: 105 x 80 mm, xung quanh viền đỏ 2 mm, ở giữa có mỏ neo màu trắng, hai bên có bông lúa màu vàng, phía dưới có chữ CSB màu đỏ, phía trên có ngôi sao vàng năm cánh.
Điều 11. Trang phục của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
Quận hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, quân phục và lễ phục của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định chung đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 12. Quy định về sử dụng Quốc kỳ, Cờ hiệu, phù hiệu, trang phục
Trong khi làm nhiệm vụ tàu, thuyền và các phương tiện khác của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ và Cờ hiệu Cảnh sát biển; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải mặc trang phục và mang phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định.
Chương IV
HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Điều 13. Phạm vi hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 14. Hoạt động thực thi pháp luật trên biển
1. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm, tội phạm trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cá nhân, tổ chức và phương tiện hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn và chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy trình kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 15. Hoạt động hợp tác quốc tế.
1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á.
3. Kiểm soát, ngăn ngừa và đấu tranh với các hoạt động xuất, nhập cảnh bất hợp pháp trên biển.
4. Hợp tác tuần tra, kiểm tra, giám sát về bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên trên biển.
5. Tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống ô nhiễm môi trường biển và ứng phó với sự cố môi trường biển.
6. Kiểm soát, ngăn ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên biển.
7. Các hoạt động hợp tác quốc tế khác có liên quan.
Điều 16. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Trong khi thực hiện nhiệm vụ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong các hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 17. Các biện pháp nghiệp vụ
1. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của Luật An ninh quốc gia và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên biển, các đơn vị nghiệp vụ và cán bộ chuyên trách thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương V
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
Điều 18. Chế độ phụ cấp ưu đãi
Chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo và chế độ phụ cấp đặc thù đi biển thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn của lực lượng Cảnh sát biển do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 19. Chính sách thương binh, liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ khi đang làm nhiệm vụ trên biển
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát biển khi đang làm nhiệm vụ trên biển do ốm đau, tai nạn mà bị chết hoặc bị thương được cơ quan có thẩm quyền xem xét xác nhận là liệt sĩ, thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 12 năm 2009 và thay thế Nghị định số 53/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Hàng năm Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và thực hiện Dự án xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các nội dung quy định về chế độ, chính sách ưu đãi đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Cảnh sát biển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây