Công điện 40/CĐ-BGTVT 2018 triển khai bảo đảm ATGT trên hệ thống đường bộ bị ngập nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công điện 40/CĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 40/CĐ-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công điện |
Người ký: | Nguyễn Văn Thể |
Ngày ban hành: | 12/10/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
tải Công điện 40/CĐ-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 40/CĐ-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ BỊ NGẬP NƯỚC DO HIỆN TƯỢNG TRIỀU CƯỜNG
---------------------
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐIỆN
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam; |
Trong những ngày qua, do tác động của hiện tượng triều cường dẫn đến một số đoạn tuyến trên quốc lộ (như: QL1, QL91, QL54, QL53...) và đường địa phương các tỉnh Nam Bộ bị ngập nước, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân và có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông. Để bảo đảm an toàn giao thông trên các đoạn tuyến đường bị ngập nước, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo phạm vi quản lý triển khai một số nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức rà soát toàn bộ các đoạn tuyến đường bộ bị ngập nước để bổ sung cột thủy trí, biển báo đoạn đường ngập nước do triều cường, nhằm chủ động cảnh báo cho người tham gia giao thông.
2. Chủ động bố trí người và phương tiện tại các đoạn tuyến bị ngập nước để tổ chức giao thông và hỗ trợ khi cần thiết. Trường hợp nước ngập sâu, không an toàn cho người và phương tiện đi qua thì thực hiện cấm đường tạm thời, đồng thời có phương án tổ chức, điều phối giao thông cho phù hợp với mạng lưới đường bộ trên địa bàn; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể của chính quyền cấp cơ sở tại địa phương thực hiện tuyên truyền cho người dân về các đoạn tuyến đường bộ thường xuyên bị ngập nước, giờ bị ngập nước, chiều sâu mực nước nguy hiểm...để người dân chủ động sắp xếp thời gian tham gia giao thông, hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông.
4. Ngay sau khi kết thúc đợt triều cường, triển khai khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, nhằm sửa chữa kịp thời các hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông, khôi phục nhanh nhất hoạt động giao thông thông suốt và an toàn. Ưu tiên kinh phí xử lý ngay một số vị trí bị ngập, kết cấu hạ tầng giao thông bị hư hỏng nặng để bảo đảm giao thông.
5. Về lâu dài giao tư vấn khảo sát, nghiên cứu đề xuất phương án xử lý các đoạn tuyến bị ngập do tác động của triều cường, nhằm bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây