Chính quyền xã có quyền dựng biển cấm ô tô đi vào địa phận?

Để tránh ô tô đi vào làm hỏng, xuống cấp các đường đoạn đường liên xã, một số địa phương đã tự ý dựng biển cấm ô tô. Việc làm này liệu có đúng quy định của pháp luật không?


Xã có được tự ý cắm biển cấm ô tô đi vào địa phương?

Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:

b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;[…]

2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Theo đó, Chủ tich Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý, trong đó có việc quy định các đoạn đường lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.

Cùng với đó, Điều 13 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn cũng nêu rõ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn.

Còn Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường giao thông nông thôn theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT).

Từ những quy định trên, có thể khẳng định, chính quyền xã chỉ có quyền dựng biển báo cấm xe đi qua tại các tuyến đường giao thông nông thôn khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nếu không được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua mà tự ý dựng biển cấm ô tô đi lại là trái với quy định của pháp luật.


Tự ý dựng biển cấm ô tô có bị xử phạt vi phạm?

Như đã phân tích, việc chính quyền xã tự ý cắm biển báo cấm ô tô là không đúng thẩm quyền. Mặc dù xuất phát từ mục đích bảo vệ cơ sở hạ tầng, công trình giao thông công cộng nhưng việc tự ý lắp biển báo khi chưa có chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vẫn được xác định là hành vi trái pháp luật.

Quy định hiện hành chưa có chế tài cụ thể được đặt ra để xử phạt đối với hành vi này nhưng thực tế, chính quyền địa phương thường sẽ bị kiểm điểm, khiển trách đối với việc tự ý đặt biển báo không đúng quy định.

Bên cạnh đó, do biển báo cấm ô tô được đặt sai quy định nên biển báo này sẽ không có giá trị pháp lý, chính quyền địa phương cũng không được xử phạt đối với ô tô đi vào đoạn đường liên xã có cắm biển.

Mặt khác, vì việc tự ý đặt biển cấm ô tô là trái pháp luật nên các địa phương sẽ bắt buộc phải tháo dỡ biển báo cấm ô tô để đảm bảo việc lưu thông các phương tiện trên đường.

Trên đây là giải đáp câu hỏi: “Chính quyền xã có quyền dựng biển cấm ô tô?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ, tư vấn.

>> Biển báo giao thông: Đặc điểm, cách nhận biết 5 loại biển

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?