Biển báo tốc độ tối đa được sử dụng nhằm hạn chế tốc độ xe chạy trên một số đoạn đường dễ xay ra tai nạn. Sau đây là thông tin về từng loại biển bảo tốc độ tối đa mà bất kỳ tài xế nào cũng nên biết.
- 1. Nhận biết các loại biển báo tốc độ tối đa
- 1.1. Biển báo P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”
- 1.2. Biển báo P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”
- 1.3. Biển báo P.127b “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường”
- 1.4. Biển báo P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”
- 2. Biển báo hạn chế tốc độ tối đa có hiệu lực đến khi nào?
- 3. Chạy xe vượt quá tốc độ cho phép bị phạt thế nào?
1. Nhận biết các loại biển báo tốc độ tối đa
Căn cứ Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, nhóm biển báo tốc độ tối đa bao gồm các biển sau:
1.1. Biển báo P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”
Đây là một biển báo điểm hình cho nhóm biển cấm. Biển báo tốc độ tối đa cho phép có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, chính giữa là các con số màu đỏ biểu thị cho tốc độ tối đa cho phép lưu thông (tính theo km/h).
Biển báo P.127 được sử dụng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy. Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên bao gồm:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
- Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
- Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu.
- Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.
Ví dụ trên biển báo P.127 ghi nhận số 50 thì lái xe chỉ được lưu thông với tốc độ tối đa là 50km/h. Trường hợp chạy xe với tốc độ lớn hơn có thể bị xử phạt vi phạm giao thông.
1.2. Biển báo P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”
Biển này có dạng hình chữ nhật, phần trên có hình vẽ màu tròn viền đỏ, nền đen với con số màu đỏ bên trong; phần dưới ghi nhận thời gian giới hạn tốc độ.
Biển này được đặt tại khu đông dân cư nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Người tham gia giao thông vào ban đêm thấy biển này thì không được vượt quá giá trị tốc độ ghi trên biển, trừ một số trường hợp ưu tiên nêu tại mục 1.1.
1.3. Biển báo P.127b “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường”
Biển này có dạng hình chữ nhật, nền xanh, bên trong có các hình vẽ mũi tên màu trắng hướng lên trên, trên mỗi mũi tên sẽ hình tròn viền đỏ, nền trắng, bên trong có con số thể hiện tốc độ tối đa cho phép.
1.4. Biển báo P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”
Biển này có dạng hình chữ nhật nền xanh, được chia bởi các vạch đỏ biểu thị có các làn xe khác nhau, trên từng làn sẽ có hình vẽ phương tiện màu trắng và hình tròn viền đỏ bên trong có con số thể hiện tốc độ tối đa được phép đi trên làn đó.
Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường được sử dụng để quy định tốc độ tối đa cho phép của các phương tiện trên từng làn đường.
2. Biển báo hạn chế tốc độ tối đa có hiệu lực đến khi nào?
Cũng theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, hiệu lực của các biển báo hạn chế tốc độ tối đa được xác định như sau:
- Tốc độ tối đa cho phép: Biển này có hiệu lực bắt đầu từ đoạn đường có cắm biển cho đến vị trí cắm biển DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép” hoặc biển báo DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” hoặc khi đi qua nút giao nếu không có biển nhắc lại.
- Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm: Biển chỉ hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển báo R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”.
- Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường: Có hiệu lực từ vị trí đặt biển này đến vị trí đặt biển báo DP.127b “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”.
3. Chạy xe vượt quá tốc độ cho phép bị phạt thế nào?
Trường hợp chạy xe vượt quá tốc độ tối đa cho phép, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Phương tiện |
Tốc độ vượt quá |
Mức phạt |
Xe máy |
Từ 05 - dưới 10 km/h |
300.000 - 400.000 đồng (Điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Từ 10 - 20 km/h |
800.000 - 01 triệu đồng (Điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
|
Từ trên 20 km/h |
04 - 05 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Ô tô |
Từ 05 - dưới 10 km/h |
800.000 - 01 triệu đồng (Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Từ 10 - 20 km/h |
04 - 06 triệu đồng Tước giấy phép lái xe 01 - 03 tháng (Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 20 - 35 km/h |
06 - 08 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 35 km/h |
10 - 12 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Trên đây là thông tin về các biển báo tốc độ tối đa cùng một số vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.