Thấy biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt, cần lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, tại những đoạn đường bộ giao với đường sắt, người ta sẽ cắm biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt. Vậy khi thấy biển này, tài xế cần lưu ý gì?


Nhận diện các biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển cảnh báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt bao gồm 02 biển báo là biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” và Biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”.

Đây là các biển thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy. Đặc điểm chung của các biển này là có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Với biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt, hình vẽ màu đen bên trong của các biển này sẽ là hình rào chắn (biển báo W.210) hoặc hình đầu tàu hỏa (biển báo W.211a):

- Biển báo W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”:

bien bao nguy hiem giao nhau voi duong sat

Được sử dụng để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hoặc nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông tại đoạn đường đó.

- Biển báo W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”:

bien bao nguy hiem giao nhau voi duong sat

Được sử dụng để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.

Tại nơi đặt biển báo này, lực lượng chức năng có thể đặt thêm biển số W.242(a,b) “Nơi đường sắt giao nhau vuông góc với đường bộ” đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt 10 m.

Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau, như cầu đi chung, thì tùy vào thực tế cho rào chắn hoặc không có rào chắn mà người ta sẽ đặt một trong hai biển số W.210 hoặc W.211a.

bien bao nguy hiem giao nhau voi duong sat


Gặp biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt, cần chú ý gì?

Biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt được lắp đặt để cánh báo cho người tham gia giao thông biết phía trước là đoạn đường giao nhau giữa đường bộ và đường sắt. Khi đi vào các đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, các tài xế cần lưu ý một số quy định sau để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

(1) Không được vượt xe

Theo khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được vượt xe khi đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Nếu cố tình vi phạm, các phương tiện sẽ bị phạt như sau:

- Ô tô: 04 - 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(Điểm d khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Xe máy: 800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

(2) Không được lùi xe

Theo khoản 2 Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008, ở khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không được phép lùi xe.

Nếu cố tình vi phạm, tài xế sẽ bị phạt như sau:

- Ô tô: 800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Xe máy: Chỉ phạt nếu lùi xe gây tai nạn vơi mức phạt 04 - 05 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

(3) Không được quay đầu xe

Theo khoản 4 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008, các tài xế không được quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Nếu cố tình vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt như sau:

- Ô tô: 800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm k khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Xe máy: 100.000 - 200.000 đồng

(Điểm p khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

(4) Không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt

Nội dung này được quy định tại điểm k khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Nếu cố tình vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt như sau:

- Ô tô: 800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Xe máy: 300.000 - 400.000 đồng

(Điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

(5) Dừng xe khi có phương tiện đường sắt đi tới

Theo Điều 25 Luật Giao thông đường bộ, khi có phương tiện đường sắt đi tới đoạn giao  nhau, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và giữ khoảng cách an toàn với rào chắn hoặc không có rào chắn thì phải dừng cách đường ray gần nhất tối thiểu 5m.

(6) Xe bị hư hỏng trên đoạn đường giao với đường sắt phải đặt cảnh báo

Theo khoản 5 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ, nếu xe bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải thực hiện các công việc sau:

- Đặt báo hiệu trên đường sắt bằng mọi cách nhanh nhất có thể cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt;

- Báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.

- Nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.