Biển báo hiệu đường đôi được quy định như thế nào?

Nếu phía trước là đường đôi, cơ quan chức năng sẽ lắp đặt biển báo W.235 để cảnh báo người tham gia giao thông, từ đó điều chỉnh hướng đi và tốc độ phù hợp. Vậy khi thấy biển báo đường đôi, tài xế cần lưu ý gì?


1. Đường đôi là gì? Đường đôi khác gì đường hai chiều?

Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, đường đôi được định nghĩa là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách.

Dải phân cách ở giữa đường đôi được đặt cố định và thắt chặt hoặc hoàn toàn có thể vận động và di chuyển được. Mỗi chiều đi và về của đường đôi có thể chia làm nhiều làn đường khác nhau dành cho các loại phương tiện gia lưu thông trong cùng một hướng.

Trường hợp chiều đi và chiều về được biệt bằng vạch sơn thì đó không phải đường đôi.

Đường đôi thường bị người tham gia giao thông nhầm với đường hai chiều. Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

Điểm khác biệt quan trọng giữa đường đôi và đường hai chiều là ở dải phân cách:

- Đường đôi: Chiều đi và về của đường đôi được phân cách bằng dải phân cách

-  Đường hai chiều: Các chiều lưu thông phương tiện trên đường hai chiều được phan cách bằng vạch sơn.


2. Thấy biển báo đường đôi, tài xế cần làm gì?

Biển báo đường đôi được ký hiệu là W.235, là một loại biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

Biển báo đường đôi được thiết kế hình tam giác đều, có đỉnh hướng lên trên với viền màu đỏ, nền màu vàng, giữa biển có hình vẽ hai đường mũi tên ngược nhau màu đen như hình sau:

bien bao hieu duong doi 1

Biển này dùng để báo trước sắp đến đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng. Biển này lắp phía trước và ở vị trí dễ thấy để người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông có thể kịp thời điều khiển phương tiện đúng theo quy định về đường đôi.

Khi gần kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng, người ta sẽ đặt biển số W.236 để báo “Kết thúc đường đôi”.

Khi di chuyển trên đường đôi, người tham gia giao thông cần chú ý điều chỉnh tốc độ. Bởi theo Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, các phương tiện sẽ bị giới hạn tốc chạy xe trên đường đôi như sau:

Tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa trên đường đôi

- Ô tô

- Xe mô tô hai bánh, ba bánh

- Máy kéo

- Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô

60km/h

Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa trên đường đôi

Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn

90km/h

Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)

80 km/h

Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)

70 km/h

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60 km/h

Tốc độ tối đa cho phép với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy

Loại xe

Tốc độ tối đa trên đường bộ

- Xe máy chuyên dùng

- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

- Các loại xe tương tự

Không quá 40km/h


bien bao hieu duong doi

3. Một số vi phạm thường mắc phải đi khi vào đường đôi

Khi đi vào đường đôi, người tham gia giao thông thường mắc phải hai lỗi phổ biến đó là lỗi đi ngược chiều và lỗi chạy quá tốc độ cho phép.

* Lỗi đi ngược chiều:

Với lỗi này, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Ô tô

04 - 08 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm c khoản 5 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Xe máy

01 - 02 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Lỗi chạy xe quá tốc độ:

Mức phạt đối với lỗi này được quy định như sau:

Phương tiện

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Xe máy

Từ 05 - dưới 10 km/h

300.000 - 400.000 đồng

(Điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Từ 10 - 20 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Từ trên 20 km/h

04 - 05 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ô tô

Từ 05 - dưới 10 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ 10 - 20 km/h

04 - 06 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe 01 - 03 tháng

(Điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ trên 20 - 35 km/h

06 - 08 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ trên 35 km/h

10 - 12 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Trên đây những thông tin quan trọng liên quan đến biển báo hiệu đường đôi và những lưu ý khi di chuyển trên đường đôi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?