Biển báo hiệu đường 1 chiều và mức phạt khi đi ngược chiều

Biển báo hiệu đường 1 chiều được sử dụng để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết đoạn đường, con đường sắp tới chỉ đi được một chiều. Vậy nhận diện các biển báo hiệu đường 1 chiều thế nào? Không tuân thủ biển báo hiệu đường 1 chiều bị ra sao?


1. Nhận biết các biển báo hiệu đường 1 chiều

Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường 1 chiều được ký hiệu là I.407 (a,b,c) với các đặc trưng của nhóm biển báo hiệu lệnh. Biển báo hiệu lệnh đường 1 chiều được bố trí trên đường để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều.

1.1. Biển số I.407a “Đường một chiều”

Biển số I.407a “Đường một chiều” có dạng hình vuông, nền màu xanh, mũi tên bên trong màu trắng có hướng chỉ lên trên.

biển báo hiệu đường 1 chiều 3

Biển số I.407a đặt sau nơi đường giao nhau. Trường hợp đoạn đường đã bố trí biển R302 tại các đầu dải phân cách thì không nhất thiết đặt biển số I.407a.

Biển số I.407a chỉ cho phép các phương tiện đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại, trừ xe ưu tiên như xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương…

Để báo hết đoạn đường một chiều, đoạn đường đó sẽ bố trí biển số I.204 “Đường hai chiều” nhằm cho biết bắt đầu đi hai chiều.

1.2. Biển số I.407b “Đường một chiều”

Biển số I.407b “Đường một chiều” có dạng hình chữ nhật, nền màu xanh, mũi tên bên trong màu trắng có hướng chỉ sang bên phải.
biển báo hiệu đường 1 chiều 2

Biển số I.407b được bố trí đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều.

Biển số chỉ I.407b cũng chỉ cho phép các phương tiện đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm phương tiện quay đầu ngược lại, trừ xe ưu tiên như xe chữa cháy đi; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ…

Khi hết đường một chiều sẽ bố trí biển số I.204 “Đường hai chiều” để báo hiệu bắt đầu đi hai chiều.

1.3. Biển số I.407c “Đường một chiều”

Biển số I.407c “Đường một chiều” có dạng hình chữ nhật, nền màu xanh, mũi tên bên trong màu trắng có hướng chỉ sang bên trái. 
bien bao hieu duong 1 chieu 1

Biển số I.407c được bố trí đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều.

Biển số chỉ I.407c cũng chỉ cho phép các xe đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm phương tiện quay đầu ngược lại, trừ xe ưu tiên như xe chữa cháy đi; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ…

Khi hết đường một chiều, đoan đường đó sẽ được lắp thêm biển số I.204 “Đường hai chiều” để báo hiệu bắt đầu đi hai chiều. 

bien bao hieu duong 1 chieu


2. Nhìn thấy biển báo hiệu đường 1 chiều cần chú ý gì?

Khi quan sát thấy biển báo hiệu đường 1 chiều, các tài xế cần chú ý một số vấn đề sau:

1 - Cho xe đi theo đúng hướng mũi tên chỉ dẫn.

Như đã chỉ ra ở trên, biển báo hiệu đường 1 chiều chỉ cho phép phương tiện đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm phương tiện quay đầu ngược lại, trừ xe được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông.

2 - Chú ý về làn đường xe chạy.

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nếu trên đường một chiều có bố trí vạch kẻ phân làn đường thì các phương tiện cần lưu ý:

- Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.

- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3 - Không dừng đỗ, đỗ xe tùy tiện trên đường 1 chiều.

Theo điểm a khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện không được phép dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều.


3. Lỗi đi ngược chiều bị phạt như thế nào?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều bị xử phạt như sau:

Phương tiện

Mức phạt lỗi đi ngược chiều

Trường hợp thông thường

Nếu gây tai nạn

Ô tô

04 - 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 5 và điểm c khoản 11 Điều 5)

10-12 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5)

Xe máy

01 - 02 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 10 Điều 6)

04 - 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm b khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

800.000 – 01 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng

(Điểm c khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7)

06 - 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

(Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7)

Xe đạp

300.000 - 400.000 đồng

(Điểm c khoản 3 Điều 8)

Không quy định

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến biển báo hiệu đường 1 chiều. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?