Các biển báo giao thông hình tròn và ý nghĩa ít ai biết

Mọi người đều bắt đầu được làm quen với biển báo giao thông từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tuy nhiên chừng đó chưa đủ để nhận biết được hết biển báo trên đường. Sau đây là thông tin về các loại biển báo giao thông hình tròn mà ai cũng nên biết.


Các biển báo giao thông hình tròn phổ biến hiện nay

Theo Điều 15 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường bộ được chia thành 5 nhóm cơ bản sau: Biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.

Trong đó, có 2 nhóm biển mang hình dáng chủ yếu là hình tròn bao gồm nhóm biển báo cấm và biển báo hiệu lệnh.

- Biển báo cấm: Chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt. Có phân các biển báo cấm thành các nhóm nhỏ sau:

+ Biển báo hình tròn cấm người và phương tiện

bien bao giao thong hinh tron 1

Các biển này có ý nghĩa cấm người và phương tiện đi vào phần đường phía trước. Đối tượng bị cấm được biểu thị bằng hình ảnh màu đen, nằm trong biển hình tròn.

+ Biển báo hình tròn cấm rẽ 

bien bao giao thong hinh tron 2

Biển này được đặt ở những đoạn đường mà các phương tiện hoặc chỉ riêng ô tô không được rẽ trái, rẽ phải, quay đầu hay đi thẳng. Hình ảnh phương tiện bị cấm rẽ hoặc hướng cấm rẽ có màu đen, được đặt trong hình tròn nền trắng, viền màu đỏ.

+ Biển báo hình tròn cấm vượt, cấm đỗ 

bien bao giao thong hinh tron 3

Biển báo cấm dừng và đỗ xe có hình ảnh biểu thị màu trắng, nền xanh và viền đỏ. Biển báo cấm vượt có hình ảnh màu đen và đỏ trên nền trắng, viền đỏ.

+ Biển báo hình tròn hạn chế 

bien bao giao thong hinh tron 4

Biển báo này có ý nghĩa biểu thị, thông báo những điều mà phương tiện bị hạn chế trên đường. Hình ảnh biểu thị màu đen trên nền biển trắng và viền đỏ.

+ Các mẫu biển báo hình tròn khác 

bien bao giao thong hinh tron 5

Xem thêm: 66 biển báo cấm mới nhất mọi tài xế cần nhớ

- Biển báo hiệu lệnh: Các biển có dạng hình tròn trên nền màu xanh dương, hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
bien bao giao thong hinh tron 6


Ý nghĩa và hiệu lực của biển báo giao thông hình tròn

Như đã phân tích, biển báo giao thông hình tròn gồm nhóm biển báo cấm và biển báo hiệu lệnh. Mỗi nhóm biển lại có ý nghĩa khác nhau. Thậm chí phạm vi hiệu lực của từng nhóm biển cũng có quy định riêng.

Cụ thể theo Điều 15 và Điều 19 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, ý nghĩa và hiệu lực của biển báo hình tròn được xác định như sau:

Các biển báo giao thông hình tròn

Ý nghĩa biển báo giao thông hình tròn

Hiệu lực của biển báo giao thông hình tròn

Nhóm biển báo cấm

Nội dung biển cấm biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Nhóm biển báo cấm có giá trị hiệu lực trên các làn đường của chiều xe chạy.

Nhóm biển hiệu lệnh

Nội dung biển hiệu lệnh thể hiện các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành (trừ một số biển đặc biệt).

Biển báo hiệu lệnh có giá trị áp dụng trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

Người và phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó bao gồm cả biển báo giao thông.

Nếu trên đường bố trí cùng lúc nhiều loại hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lạnh theo thứ tự sau: (1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông - (2) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu - (3) Hiệu lệnh của biển báo hiệu - (4) Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Trên đây là thông tin về các biển báo giao thông hình tròn. Nếu có thắc mắc về các loại biển báo và mức phạt giao thông, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.