Gặp biển báo giao nhau với đường ưu tiên, tài xế cần làm gì?

Thỉnh thoảng khi tham gia giao thông, các tài xế sẽ gặp biển báo giao nhau với đường ưu tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa của biển báo này để chấp hành cho đúng.


Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có ý nghĩa gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đường ưu tiên được định nghĩa là đường mà phương tiện đi trên đó được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi giao nhau.

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao nhau với đường ưu tiên được ký hiệu là W.208. Đây là một trong các biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, có giá trị hiệu trên các làn đường của chiều xe chạy.

Về đặc điểm nhận diện, biển báo giao nhau với đường ưu tiên có hình tam giác đều, 3 đỉnh lượng tròn, một cạnh nằm ngang và đỉnh tương ứng hướng xuống dưới. Biển này có viền màu đỏ, nền màu vàng như hình minh họa dưới đây:

Biển báo W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” được bố trí trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên ở nơi đường giao nhau. Cụ thể:

- Trong khu đông dân cư: Đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên.

- Ngoài khu đông dân cư: Tùy khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà lắp thêm biển phụ S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên được sử dụng để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.

Nếu đang đi trên đường mà thấy đặt biển báo giao nhau với đường ưu tiên, các tài xế phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau, trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

Trong đó, căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, các xe ưu tiên bao gồm: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe tang.

Như vậy, ngoại trừ các xe nói trên, các phương tiện còn lại đi trên đường cắm biển giao nhau với đường ưu tiên đều phải chú ý quan sát, nhường đường cho phương tiện đi từ phía đường ưu tiên qua giao lộ trước. 


Không tuân thủ biển báo giao nhau với đường ưu tiên, bị phạt thế nào?

Như đã đề cập, khi trông thấy biển báo giao nhau với đường ưu tiên, thì phương tiện đi trên đoạn đường có cắm biển này phải nhường đường cho phương tiện đi trên đường ưu tiên qua giao lộ trước.

Nếu không nhường đường cho cho xe đi trên đường ưu tiên theo chỉ dẫn của biển báo giao nhau với đường ưu tiên, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Phương tiện

Mức phạt không nhường cho xe đi trên đường ưu tiên

Phạt tiền

Gây tai nạn

Ô tô

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm n khoản 3 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Xe máy

300.000 - 400.000 đồng

(Điểm e khoản 2 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

Xe máy chuyên dùng, máy kéo

400.000 - 600.000 đồng

(Điểm đ khoản 3 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

(Điểm b khoản 10 Điều 7)

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

(Điểm n khoản 1 Điều 8)

Không quy định

Trên đây là thông tin về biển báo giao nhau với đường ưu tiên. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vẫn, hỗ trợ giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giấy phép lái xe quốc tế IAA là gì? Có dạng thế nào?

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay thì bằng lái xe quốc tế IAA là rất hữu dụng cho những người khi đến nước ngoài để làm việc, học tập hay sinh sống. Vậy giấy phép lái xe quốc tế IAA là gì? Có dạng thế nào?

Giấy phép lái xe A1, A2, B1 được lái xe gì?

Theo quy định hiện hành, người có giấy phép lái xe A1, A2, B1 sẽ được điều khiển những loại xe nào? Điều kiện thi Giấy phép lái xe A1, A2, B1 là gì? Lệ phí là bao nhiêu?

Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn 2 năm có sao không?

Có rất nhiều trường hợp người vi phạm không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt đúng hạn, dẫn đến việc có nhiều tình trạng nộp trễ đến hơn 02 năm. Vậy nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn hơn 02 năm có sao không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.