Gặp biển báo giao nhau với đường ưu tiên, tài xế cần làm gì?

Thỉnh thoảng khi tham gia giao thông, các tài xế sẽ gặp biển báo giao nhau với đường ưu tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa của biển báo này để chấp hành cho đúng.


Biển báo giao nhau với đường ưu tiên có ý nghĩa gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đường ưu tiên được định nghĩa là đường mà phương tiện đi trên đó được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi giao nhau.

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao nhau với đường ưu tiên được ký hiệu là W.208. Đây là một trong các biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, có giá trị hiệu trên các làn đường của chiều xe chạy.

Về đặc điểm nhận diện, biển báo giao nhau với đường ưu tiên có hình tam giác đều, 3 đỉnh lượng tròn, một cạnh nằm ngang và đỉnh tương ứng hướng xuống dưới. Biển này có viền màu đỏ, nền màu vàng như hình minh họa dưới đây:

bien bao giao nhau voi duong uu tien

Biển báo W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” được bố trí trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên ở nơi đường giao nhau. Cụ thể:

- Trong khu đông dân cư: Đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên.

- Ngoài khu đông dân cư: Tùy khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà lắp thêm biển phụ S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên được sử dụng để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.

Nếu đang đi trên đường mà thấy đặt biển báo giao nhau với đường ưu tiên, các tài xế phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau, trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

Trong đó, căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, các xe ưu tiên bao gồm: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe tang.

Như vậy, ngoại trừ các xe nói trên, các phương tiện còn lại đi trên đường cắm biển giao nhau với đường ưu tiên đều phải chú ý quan sát, nhường đường cho phương tiện đi từ phía đường ưu tiên qua giao lộ trước. 

bien bao giao nhau voi duong uu tien


Không tuân thủ biển báo giao nhau với đường ưu tiên, bị phạt thế nào?

Như đã đề cập, khi trông thấy biển báo giao nhau với đường ưu tiên, thì phương tiện đi trên đoạn đường có cắm biển này phải nhường đường cho phương tiện đi trên đường ưu tiên qua giao lộ trước.

Nếu không nhường đường cho cho xe đi trên đường ưu tiên theo chỉ dẫn của biển báo giao nhau với đường ưu tiên, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Phương tiện

Mức phạt không nhường cho xe đi trên đường ưu tiên

Phạt tiền

Gây tai nạn

Ô tô

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm n khoản 3 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Xe máy

300.000 - 400.000 đồng

(Điểm e khoản 2 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

Xe máy chuyên dùng, máy kéo

400.000 - 600.000 đồng

(Điểm đ khoản 3 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

(Điểm b khoản 10 Điều 7)

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

(Điểm n khoản 1 Điều 8)

Không quy định

Trên đây là thông tin về biển báo giao nhau với đường ưu tiên. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vẫn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?

Thu phí không dừng trên tất cả cao tốc từ 01/8: Tài xế cần làm ngay 2 việc này

Thu phí không dừng trên tất cả cao tốc từ 01/8: Tài xế cần làm ngay 2 việc này

Thu phí không dừng trên tất cả cao tốc từ 01/8: Tài xế cần làm ngay 2 việc này

Theo Thông báo mới của Văn phòng Chính phủ, từ 01/8/2022, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương sẽ phải triển khai thu phí hoàn toàn tự động đối với tất cả tuyến cao tốc. Do đó, để di chuyển thuận lợi trong thời gian tới, các tài xế cần thực hiện ngay các việc sau.