Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên: Cách nhận biết và ý nghĩa

Để giúp tài xế lái xe an toàn và tránh xảy ra va chạm trên đường ưu tiên hoặc các đoạn giao với ngõ, hẻm, người ta sẽ lắp đặt biển báo giao nhau với đường không ưu tiên. Sau đây là thông tin chi tiết về loại biển báo này.


1. Phân biệt đường ưu tiên và đường không ưu tiên

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau có cắm biển báo đường ưu tiên.

Trong khi đó, đường không ưu tiên thì được Quy chuẩn 41:2019/BGTVT định nghĩa là đường giao cùng mức với đường ưu tiên.

Căn cứ khoản 3 Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tại những nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên thì xe đi từ đường không ưu tiên bắt buộc phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên từ bất kỳ hướng nào tới.

bien bao giao nhau voi duong khong uu tien


2. Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên gồm những biển nào?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo giao nhau với đường không ưu tiên được ký hiệu là Biển số W.207 với các biển W.207a, W.207b, W.207c, W.207d, W.207e, W.207f, W.207g, W.207h, W.207i, W.207k và W.207l.

Đây là các biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, có giá trị hiệu lệnh trên các làn đường của chiều xe chạy.

Đặc điểm chung của các biển báo giao nhau với đường không ưu tiên là có dạng hình tam giác đều, 03 đỉnh lượn tròn, một đỉnh hướng lên trên, viền màu đỏ, nền màu vàng, bên trong có hình vẽ màu đen. Sau đây là hình minh họa các biển báo giao nhau với đường không ưu tiên:

bien bao giao nhau voi duong khong uu tien

Các biển báo giao nhau với đường không ưu tiên kể trên thường được đặt ở các bị trí sau:

- Gần nút giao giữ đường ưu tiên và đường không ưu tiên.

Tùy theo hình dạng nơi giao nhau và hướng đường ưu tiên hay không ưu tiên mà hình người ta sẽ chọn kiểu biển hoặc vẽ hình dạng hình vẽ cho phù hợp với thực tế nút giao tương ứng với biển W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l).

- Tại đường chính, gần chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự:

Tùy theo điều kiện giao thông cụ thể, khi cần thiết, có thể xem xét sử dụng biển số W.207 để điều tiết giao thông.

Biển báo W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) chủ yếu được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính; còn trong nội thành, nội thị thì tùy theo điều kiện thực tế để sử dụng biển cho phù hợp.

Lưu ý: Khi đường ưu tiên giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp với mật độ giao thông lớn thì sử dụng biển báo W.207d hoặc W.207e kết hợp với sử dụng biển phụ để xác định phạm vi tác dụng của biển (phạm vi đoạn đường giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp).

Trong phạm vi hiệu lực của biển báo W.207d và W.207e thì không cần thiết phải đặt các biển số W.207 khác.


3. Ý nghĩa của biển báo giao nhau với đường không ưu tiên

- Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên nếu được đặt trên đường ưu tiên thì được dùng để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên. Tùy hình dạng nơi giao nhau và hướng đường ưu tiên hay không ưu tiên mà bố trí biển báo W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) sao cho phù hợp.

- Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên nếu được đặt tại trục đường chính sẽ báo hiệu sắp tới đoạn giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự.

Các phương tiện tham gia giao thông đi trên đường mà có đặt biển báo giao nhau với đường không ưu tiên thì được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau trước. Các xe này chỉ phải nhường đường cho các loại phương tiện được quyền ưu tiên quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, bao gồm:

- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

- Xe quân sự, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

- Xe cứu thương thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

- Xe hộ đê, xe đi khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

- Đoàn xe tang.

Ngược lại, các xe đi từ đường không ưu tiên, xe đi từ đường nhánh phải nhường đường cho phương tiện đi trên đoạn đường có cắm biển báo giao nhau với đường không ưu tiên được đi qua nút giao trước.

Trên đây là thông tin về biển báo giao nhau với đường không ưu tiên để các xế được biết và chấp hành hiệu lệnh giao thông cho đúng, hạn chế va chạm. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ số tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.