Thấy biển báo giao nhau với đường hai chiều phải chú ý điều gì?

Khi gặp biển báo giao nhau với đường hai chiều, di chuyển như thế nào cho thuận lợi và an toàn? Tất cả sẽ được LuatVietnam đề cập trong bài viết ngay sau đây. Cùng xem để biết mình cần làm gì khi thấy biển báo giao nhau với đường hai chiều.


1. Đường hai chiều là gì?

Khoản 3.10 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định, đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

Để xác định ranh giới giữa chiều đi và chiều về, người ta có thể bố trí thêm vạch kẻ đường. Vạch sơn dùng phân biệt chiều đi và về thường có màu vàng thể hiện dưới dạng nét đứt hoặc nét liền tùy thuộc vào nhu cầu điều tiết giao thông ở đoạn đường đó.

Ví dụ:

- Sử dụng vạch kẻ sơn màu vàng nét đứt trên đường hai chiều: Các xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

- Sử dụng vạch kẻ sơn màu vàng nét liền trên đường hai chiều: Các xe chỉ được đi theo chiều cố định, không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Lưu ý, đường hai chiều với đường đôi là hai loại đường khác nhau.

Đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách. Dải phân cách đặt trên đường đôi có thể gồm các dạng sau:

- Dải phân cách cố định (dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây, dạng dải đất xen kẹp, lan can phòng hộ cứng xây cố định).

- Dải phân cách đi động được tạo bởi các cục bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao hoặc có các ống thép xuyên qua tạo thành hệ thống lan can.


2. Biển báo giao nhau với đường hai chiều có ý nghĩa gì?

Biển báo giao nhau với đường hai chiều được ký hiệu là W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”. Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo giao nhau với đường hai chiều có dạng hình tam giác đều, đỉnh hướng lên trên.

Biển này có viền đỏ, nền màu vàng, bên trong có hình vẽ 2 mũi tên màu đen nằm ngang chỉ hai hướng ngược nhau. Đây là một trong các biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, được sử dụng để báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

biển báo giao nhau với đường hai chiều

Biển báo giao nhau với đường hai chiều có ý nghĩa báo trước cho người tham gia giao thông biết là sắp đến vị trí giao nhau với đường hai chiều.

Biển này được đặt trên đường một chiều, trước nơi giao nhau với đường hai chiều một khoảng cách phù hợp với phương tiện và hiện trường thực tế với yêu cầu đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn của người tham gia giao thông. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

Biển báo giao nhau với đường hai chiều có giá trị hiệu lực trên các làn đường của chiều xe chạy.


3. Tốc độ tối đa đi trên đường hai chiều?

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, các phương tiện tham gia giao thông cần lưu ý về tốc độ xe chạy để không vượt quá tốc độ giới hạn cho phép. Cụ thể như sau:

Loại xe

Tốc độ tối đa

Trong khu đông dân cư

Ô tô

50km/h

Xe mô tô hai bánh, ba bánh

Máy kéo

Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô

Ngoài khu đông dân cư

Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn

80 km/h

Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)

70 km/h

Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)

60 km/h

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc

50 km/h

Lưu ý về tốc độ khi đi trên đường hai chiều
Lưu ý về tốc độ khi đi trên đường hai chiều (Ảnh minh họa)

Trường hợp chạy xe vượt quá tốc độ nêu trên, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức sau:

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Xe máy

Ô tô

Từ 05 - dưới 10 km/h

300.000 - 400.000 đồng

(Điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ 10 - 20 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

04 - 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ trên 20 - 35 km/h

04 - 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

06 - 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ trên 20 - 35 km/h

04 - 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

10 - 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Trên đây là thông tin về biển báo giao nhau với đường hai chiều và lưu ý về tốc độ để tài xế kịp thời điều chỉnh trước khi lái xe vào đường hai chiều. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?