Biển báo dừng lại mang số hiệu R.122 là một biển báo thuộc nhóm biển hiệu lệnh. Thỉnh thoảng người tham gia giao thông sẽ bắt gặp biển trên đường nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của loại biển báo dừng lại.
1. Biển báo dừng lại hình gì?
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo dừng lại có hình lục giác đều, nền màu đỏ, viền và chữ “STOP” bên trong màu trắng.
Biển báo này được đặt ở trước các vị trí góc đường hoặc chỗ giao cắt để người tham gia giao thông phải dừng lại để quan sát và chỉ đi tiếp khi đoạn đường phía trước thông thoáng, đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc nhường đường.
2. Biển báo dừng lại có ý nghĩa gì?
Cũng theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo dừng lại (R.122) có ý nghĩa báo hiệu các xe (bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) phải dừng lại.
Biển này có hiệu lực buộc đối với các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định (xe công an làm nhiệm vụ, xe cứu thương, xe chữa cháy,…) đều phải dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường.
Các phương tiện chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép được đi.
Nếu đoạn đường có biển báo dừng lại không đặt tín hiệu đèn cờ, cũng không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người tham gia giao thông vẫn được phép đi trong trường hợp trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Biển báo dừng lại R.122 được đặt kèm với biển báo “Hướng đường ưu tiên” (S.506b) bên dưới nhằm đảm bảo quyền ưu tiên rẽ tại nơi giao nhau cho người tham gia giao thông.
Biển này có hiệu lực bắt buộc người tham gia giao thông trên đường không ưu tiên phải nhường đường (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định) cho xe trên đường ưu tiên được đi qua vị trí giao nhau trước.Trường hợp tầm nhìn tại đoạn đường giao nhau không đảm bảo, biển báo dừng lại sẽ được kết hợp với biển phụ ghi chữ “Dừng lại quan sát” và vạch sơn gờ giảm tốc trên đường không ưu tiên để yêu cầu người tham gia giao thông dừng lại và quan sát kỹ xung quanh, hạn chế tối đa va chạm.
3. Biển báo STOP xe nào được đi?
Như đã đề cập ở trên, biển báo dừng lại có hiệu lực đối với tất cả phương tiện giao thông đường bộ, tức cả xe giới và xe thô sơ. Thậm chí ngay cả các xe được quyền ưu tiên sau đây cũng buộc phải chấp hành biển báo dừng lại:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
- Đoàn xe tang.
Gặp biển báo STOP, tất cả phương tiện đều không được đi mà phải dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường.
Nếu có tín hiệu cho phép đi hoặc quan sát đường không còn nguy cơ va chạm thì các phương tiện mới được phép đi tiếp.
4. Vi phạm biển báo dừng lại bị phạt thế nào?
Nếu không chấp hành chỉ dẫn của biển báo dừng lại, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt hành chính theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như sau:
Phương tiện |
Mức phạt |
Căn cứ |
|
Phạt tiền |
Vi phạm mà gây tai nạn |
||
Ô tô |
300.000 - 400.000 đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng |
Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 |
Xe máy |
100.000 - 200.000 đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng |
Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
100.000 - 200.000 đồng |
Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng |
Điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7 |
Xe đạp |
80.000 - 100.000 đồng |
Điểm a khoản 1 Điều 8 |
|
Xe súc vật kéo |
60.000 - 100.000 đồng |
|
Điểm b khoản 1 Điều 10 |
Trên đây là những thông tin đáng chú ý về biển báo dừng lại. Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến biển báo này hoặc các vấn đề giao thông khác, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.