5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

1. Thay đổi nhóm tiêu chuẩn khám sức khỏe theo phân hạng Giấy phép lái xe

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, do các quy định hướng dẫn Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có những điểm mới, như thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, đồng thời có thêm đối tượng là người điều khiển xe máy chuyên dùng nên Bộ Y tế đã xây dựng lại tiêu chuẩn sức khỏe cho phù hợp.

Theo đó, Điều 2 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo 3 nhóm, gồm:

  • Nhóm 1: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng;
  • Nhóm 2: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B;
  • Nhóm 3: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

Quy định hiện hành tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT là:

  • Nhóm 1 dành cho người lái xe hạng A1;
  • Nhóm 2 dành cho người lái xe hạng B1;
  • Nhóm 3 dành cho người lái xe các hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

Bên cạnh đó, Thông tư 36/2024/TT-BYT, người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 01/01/2025 nếu có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hạng A1 sang giấy phép lái xe hạng A thì áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe Nhóm 1 để khám sức khỏe.

Đối với người khuyết tật đề nghị cấp giấy phép lái xe hạng A1 hoặc cấp giấy phép lái xe hạng B không phải khám chuyên khoa cơ xương khớp.

điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe
Thay đổi nhóm tiêu chuẩn khám sức khỏe theo phân hạng Giấy phép lái xe (Ảnh minh họa)

2. Chỉ xét nghiệm nồng độ cồn khi có chỉ định của bác sĩ

Tại mục 9 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BYT về bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng về xét nghiệm ma tuý và nồng độ cồn khi khám sức khoẻ cấp đổi giấy phép lái xe.

Theo đó, Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định chỉ xét nghiệm nồng độ cồn khi khám sức khỏe định kỳ và chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ khám sức khỏe;

Hiện hành, theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì việc xét nghiệm nồng độ cồn là bắt buộc 100%.

3. Xét nghiệm nồng độ 5 loại ma túy

Tại mục III phần khám cận lâm sàng của Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tại Phục lục ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định một trong những nội dung khám đó là xét nghiệm ma túy.

Cụ thể là xét nghiệm sàng lọc và định tính 05 loại ma túy theo quy định của Bộ Y tế gồm: Amphetamin, Marijuana, Morphin, Codein, Heroin.

Hiện hành tại phần III, Phụ lục 3 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về khám cận lâm sàng trong Mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ lái xe chỉ xét nghiệm ma túy đối với 04 loại ma túy, gồm: Morphin/Heroin, Amphetamin- Test, Methamphetamin- Test Marijuana (cần sa).

xet-nghiem-nong-do-5-loai-ma-tuy

4. Giấy khám sức khoẻ có giá trị sử dụng 1 năm 

Tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BYT về Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng có nêu rõ: Giấy khám sức khỏe này có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng (01 năm) kể từ ngày ký kết luận.

Như vậy, từ 01/01/2025, Giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong 01 năm thay 06 tháng như hiện hành tại Phụ lục 2 về mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định tại Giấy khám sức khỏe này có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký kết luận.

Điều 9 Thông tư 36/2024/TT-BYT cũng nêu rõ Giấy khám sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe được cấp trước 01/01/2025 thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy khám sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe.

Ngoài ra, Thông tư 36/2024/TT-BYT Mẫu Giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng cũng bỏ quy định về khám thai sản so với quy định hiện hành.

5. Quy định cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng

Đây là một trong những điểm mới đáng lưu ý tại Thông tư 36/2024/TT-BYT mà hiện hành theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT chưa quy định. Theo đó, tại Điều 5 Thông tư này quy định cấu trúc dữ liệu kết quả khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng gồm:

  • Phần hành chính: Các thông tin theo quy định tại Quyết định số 06/QĐ- TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
  • Tên cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng;
  • Khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe;
  • Ngày khám sức khỏe; kết quả xét nghiệm ma túy;
  • Kết luận về tình trạng sức khỏe.

Trên đây là thông tin về điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?