Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BGDĐT nam 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hợp nhất Thông tư quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BGDĐT
Số hiệu: | 24/VBHN-BGDĐT | Ngày ký xác thực: | 20/10/2014 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Cơ quan hợp nhất: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
THÔNG TƯ
Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục
Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục.[1]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.[2] Thông tư này quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, bao gồm: tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách đãi ngộ; việc công nhận, cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục; việc trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan thanh tra giáo dục; cơ sở giáo dục; cộng tác viên thanh tra giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra giáo dục.
Điều 2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục[3]
Cộng tác viên thanh tra giáo dục bao gồm:
1. Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức trong ngành giáo dục, không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra, có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục, trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra.
2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục theo vụ việc là công chức, viên chức trong và ngoài ngành giáo dục, không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra giáo dục, được trưng tập tham gia đoàn thanh tra theo vụ việc.
Điều 3. Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra giáo dục
1. Tiêu chuẩn chung
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
b) Am hiểu pháp luật và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra giáo dục.
2.[4] Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên phải có thêm các tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên;
b) Đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục; được đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp hoặc chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên đối với từng cấp học và trình độ đào tạo; được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hàng năm (đối với các trường hợp không phải là giảng viên, giáo viên);
c) Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 3a. Xây dựng cơ cấu cộng tác viên thanh tra giáo dục và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục[5]
1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Căn cứ vào nhiệm vụ thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ xây dựng cơ cấu, số lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức các đơn vị và cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ, trình Bộ trưởng phê duyệt.
b) Căn cứ cơ cấu, số lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên đã được phê duyệt, các đơn vị và cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ gửi hồ sơ đề nghị công nhận cộng tác viên thanh tra giáo dục đến Thanh tra Bộ. Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng ra quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục.
2. Đối với sở giáo dục và đào tạo
a) Căn cứ vào nhiệm vụ thanh tra, Chánh Thanh tra sở xây dựng cơ cấu, số lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức thuộc cơ quan sở, cơ sở giáo dục trực thuộc sở, phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo đủ thành phần ở các cấp học và trình độ đào tạo, trình Giám đốc sở phê duyệt.
b) Căn cứ cơ cấu, số lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên đã được phê duyệt, phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo gửi hồ sơ đề nghị công nhận cộng tác viên thanh tra giáo dục đến Thanh tra sở. Thanh tra sở tổng hợp trình Giám đốc sở ra quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Điều 3b. Thời hạn công nhận và thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục[6]
1. Thời hạn công nhận cộng tác viên thanh tra giáo dục là 03 năm.
2. Thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục có giá trị trong thời hạn công nhận. Hết thời hạn công nhận, cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
Mẫu thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cộng tác viên thanh tra giáo dục có trách nhiệm bảo quản thẻ cộng tác viên thanh tra, xuất trình thẻ cộng tác viên thanh tra khi có yêu cầu, sử dụng thẻ cộng tác viên thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Nghiêm cấm sử dụng thẻ cộng tác viên thanh tra vào mục đích cá nhân. Trường hợp cộng tác viên thanh tra sử dụng thẻ thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 3c. Thu hồi thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục[7]
Cấp nào ra quyết định công nhận cộng tác viên thanh tra giáo dục thì cấp đó có thẩm quyền ra quyết định thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục. Thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục phải thu hồi trong những trường hợp sau:
1. Cộng tác viên thanh tra giáo dục hết thời hạn công nhận hoặc chuyển đơn vị công tác;
2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục không đủ năng lực hành vi dân sự, bị kỷ luật, bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 3d. Hồ sơ và thời hạn cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục[8]
1. Hồ sơ đề nghị công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục gồm có: Danh sách đề xuất công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra giáo dục; 02 ảnh màu chân dung cỡ 02cm x 03cm và 01 bản chứng thực Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục của mỗi người có tên trong danh sách.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đơn vị, cơ sở giáo dục, cơ quan có thẩm quyền xem xét ra quyết định và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Điều 4. Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục[9]
Việc trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên
1. Thường xuyên rèn luyện, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và cơ sở giáo dục nơi cộng tác viên thanh tra giáo dục đang công tác theo dõi về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân công của thủ trưởng đơn vị.
3.[10] Chấp hành quyết định trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi tham gia Đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan thanh tra về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương, cơ sở.
4. Được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, được đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc, các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị quản lý cộng tác viên thanh tra.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra giáo dục khi tham gia đoàn thanh tra
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
2. Thực hiện đúng quy định về công tác thanh tra và quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
4. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn và trước pháp luật về tính chính xác trung thực, khách quan của nội dung báo cáo.
Điều 7. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục[11]
Cộng tác viên thanh tra giáo dục sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục hiện đang công tác, được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ khi tham gia Đoàn thanh tra (không bao gồm thanh tra các kỳ thi) như sau:
1. Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục là giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 3 tiết (hoặc giờ dạy) định mức.
2. Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục là giáo viên, giảng viên ở các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 1,5 giờ chuẩn giảng dạy.
3. Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục không phải là giáo viên, giảng viên: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 6 giờ định mức.
Điều 8. Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục
1.[12] Kinh phí cho việc trưng tập cộng tác viên thanh tra thuộc cơ quan thanh tra nhà nước cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm.
2.[13] Hằng năm, Thanh tra Bộ, Thanh tra sở giáo dục và đào tạo lập dự toán kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra được cấp ngoài định mức khoán chi hành chính theo biên chế.
3. Cơ quan trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục có trách nhiệm thanh toán công tác phí, chế độ đãi ngộ và bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc cho cộng tác viên thanh tra giáo dục được trưng tập.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan thanh tra giáo dục[14]
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo quy định tại Khoản 1 Điều 3a, Điều 3d và thu hồi thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo quy định tại Điều 3c Thông tư này.
2. Sở giáo dục và đào tạo quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo quy định tại Khoản 2 Điều 3a, Điều 3d và thu hồi thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo quy định tại Điều 3c Thông tư này.
3. Thanh tra Bộ, Thanh tra sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm:
a) Xây dựng cơ cấu, số lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên.
b) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, bảo đảm phương tiện làm việc, chi trả chế độ công tác phí và tiền bồi dưỡng cho cộng tác viên thanh tra theo quy định.
c) Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra giáo dục sau khi kết thúc vụ việc thanh tra và gửi Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Điều 10. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục quản lý cộng tác viên thanh tra[15]
1. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ công chức, viên chức của phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện để đề xuất cấp có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, ra quyết định công nhận, cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục, trưng tập tham gia đoàn thanh tra.
2. Cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục quản lý cộng tác viên thanh tra có trách nhiệm:
a) Cử công chức, viên chức tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục. Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục;
b) Bố trí sắp xếp thời gian, công việc hợp lý để công chức, viên chức, được trưng tập tham gia các đoàn thanh tra;
c) Sử dụng ý kiến nhận xét của cơ quan trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục trong việc đánh giá, bình xét thi đua và thực hiện chế độ chính sách khác đối với công chức, viên chức.
Điều 11. Hiệu lực thi hành[16]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2013.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 16/TT/LB ngày 23 tháng 8 năm 1995 Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính “Hướng dẫn thực hiện chế độ đối với giáo viên được điều động làm nhiệm vụ thanh tra giáo dục”.
Bãi bỏ điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành[17]
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 24/VBHN-BGDĐT | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo); | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đã ký
Nguyễn Vinh Hiển |
Phụ lục
Mẫu Thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục[18]
1. Hình thức, nội dung mặt trước và mặt sau của Thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục
Mặt trước
Mặt sau
2. Kích thước: 60mm x 90mm.
3. Đặc điểm: Thẻ cộng tác viên thanh tra có hai mặt được ghi bằng tiếng Việt, ép plastic. Nội dung như sau:
a) Mặt trước
- Nền màu vàng (Gold), toàn bộ chữ màu đỏ (Red);
- Dòng thứ 1: (1) Cơ quan chủ quản, chữ in hoa, cỡ chữ 12;
- Dòng thứ 2: Cơ quan cấp thẻ, chữ in hoa, cỡ chữ 12 đậm và dòng kẻ gạch ngang phía dưới có độ dài từ 1/3-1/2 độ dài dòng chữ và đặt cân đối với dòng chữ;
- Logo Thanh tra Việt Nam kích thước 15mm x 15mm và phải thể hiện rõ Hoàng Sa, Trường Sa;
- Dòng thứ 3: “THẺ CỘNG TÁC VIÊN” cỡ chữ 14 đậm;
- Dòng thứ 4: “THANH TRA GIÁO DỤC” cỡ chữ 14 đậm;
- Dòng thứ 5: (2) “Số: …./…/QĐ..” cỡ chữ 11 đậm; Số thứ tự trong Quyết định/số Quyết định công nhận cộng tác viên thanh tra, ghi …/…./QĐ-..........;
b) Mặt sau
- Nền màu vàng nhạt (Yellow), toàn bộ chữ màu xanh (Light Blue) (trừ dòng thứ 3);
- Dòng thứ 1: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, cỡ chữ 10 đậm;
- Dòng thứ 2: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cỡ chữ 10 đậm và dòng kẻ ngang phía dưới có độ dài bằng độ dài dòng chữ;
- Dòng thứ 3: “THẺ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC” chữ màu đỏ (Red), cỡ chữ 10 đậm;
- Dòng thứ 4: (3) Ghi đầy đủ họ, tên đệm và tên theo giấy khai sinh. Chữ in thường cỡ 11 đậm;
- Dòng thứ 5: (4) Ghi cơ quan, đơn vị đang công tác, chữ in thường cỡ 11 đậm;
- Dòng thứ 6: (5) Ghi theo thời hạn công nhận (03 năm), từ tháng .../20.. – tháng .../20.. (Ví dụ: 9/2014 – 8/2017), chữ in thường cỡ 11 đậm;
- Dòng thứ 7: (6) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp thẻ; (7) Ghi ngày tháng năm cấp thẻ; chữ in thường nghiêng cỡ 11 đậm;
- Dòng thứ 8: (8) Thủ trưởng cơ quan cấp thẻ, ghi rõ họ tên, chữ ký và đóng dấu thu nhỏ đường kính 20 mm, chữ in hoa cỡ 8 đậm.
- Ô ảnh 2x3 là vị trí dán ảnh của người được cấp thẻ cộng tác viên thanh tra.
[1] Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục.”
[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[4] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
Riêng quy định tại điểm c khoản này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2016 theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[5] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[6] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[7] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[8] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[9] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[11] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[12] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[14] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014 và Điều 1 Quyết định số 4406/QĐ-BGDĐT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đính chính Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày ký.
[15] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
[16] Điều 2 của Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.
2. Điều khoản chuyển tiếp
Tiêu chuẩn “Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 1 của Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
[17] Điều 3 của Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”
[18] Phụ lục này được ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2014.