Tờ trình 656/TTr-CP 2024 Dự án Luật Nhà giáo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Tờ trình 656/TTr-CP

Tờ trình 656/TTr-CP của Chính phủ Dự án Luật Nhà giáo
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:656/TTr-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Tờ trìnhNgười ký:Nguyễn Kim Sơn
Ngày ban hành:17/10/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Tờ trình 656/TTr-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Tờ trình 656/TTr-CP PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 656_TTr-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
__________

Số: 656/TTr-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2024

 

 

TỜ TRÌNH

Dự án Luật Nhà giáo

_____________

Kính gửi: Quốc hội

 

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 08/6/2024 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Chính phủ đã chủ trì, phối hp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự án Luật Nhà giáo. Ngày 06/9/2024, Chính phủ có Tờ trình số 406/TTr-CP trình Quốc hội về Dự án Luật Nhà giáo. Ngày 25/9/2024, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Ngày 27/9/2024, Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản số 4296/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo (phiên họp thứ 37). Ngày 08/10/2024, tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Ngày 09/10/2024, Tổng Thư ký Quốc hội có văn bản số 4347/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo (phiên họp thứ 38). Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các phiên họp thứ 37, phiên họp thứ 38, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Nhà giáo. Chính phủ xin kính trình Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo với những nội dung cơ bản như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NHÀ GIÁO

1. Ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước

Trong suốt các chặng đường phát triển đất nước, Đảng ta luôn khẳng định sự quan tâm sâu sắc, liên tục đối với đội ngũ nhà giáo. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng, vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo đối với nâng cao chất lượng giáo dục - yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các quan điểm, chủ trương xuyên suốt của Đảng qua các kỳ Đại hội đều nhất quán khẳng định vị trí “lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” của đội ngũ nhà giáo và việc phát triển, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là yêu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo.

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 14/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiệm vụ “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Trong đó, chủ trương của Đảng là “có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, “lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

Kết luận 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đã khng định cần “Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn” và đặt ra yêu cầu “cần sớm xây dựng Luật về nhà giáo”.

Các quan điểm, chủ trương nêu trên cần được thể chế hóa thành luật để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát trin đội ngũ nhà giáo.

2. Ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo, đồng thời có chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển nhà giáo

Thực tế hiện nay, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm có 6 nhóm đối tượng, chịu sự chế tài quản lý của các luật khác nhau. Đó là công chức1, viên chức, sĩ quan công an, sĩ quan quân đội, nhà giáo của các trường trong hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể2 và nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Như vậy, mặc dù đã có ít nhất là 06 luật trực tiếp quy định các chế tài quản lý nhà giáo, gồm Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học nhưng các nội dung quản lý nhà giáo vẫn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ.

Trong các luật hiện nay, có 03 luật có nhiều quy định tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới nhà giáo là Luật Viên chức, Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Trong đó, Luật Viên chức quy định những vấn đề chung về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức. Luật Giáo dục quy định toàn diện các vấn đề về hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có nhà giáo. Luật Giáo dục có tính chất của một luật khung nên các quy định về nhà giáo chưa đầy đủ và toàn diện, nhất là về phương diện tuyển dụng, sử dụng, quản lý. Bộ luật Lao động quy định các chế tài quản lý người lao động, do đó nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ được chế tài chủ yếu từ góc độ lao động hợp đồng, các chế tài quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ gắn với các tiêu chuẩn, yêu cầu đáp ứng hoạt động nghề nghiệp chưa đầy đủ và đồng bộ với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Bên cạnh đó, vì nhà giáo trong các cơ sở công lập hiện là viên chức giống như viên chức các ngành, lĩnh vực khác nên khi cần có nhng chế tài riêng có tính đột phá để phát triển đội ngũ sẽ không th thực hiện được nếu chỉ thực hiện thông qua Luật Viên chức.

Do đó, với việc ban hành Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt, được hưởng mọi quyền lợi và chính sách đối với viên chức trong hệ thống pháp luật, đồng thời có một số chính sách đặc thù để có cơ hội phát triển tốt hơn. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà giáo thuộc lực lượng vũ trang, nhà giáo của các trường trong hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể sẽ có những chế tài chung để quản lý, phát triển, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, bình đẳng trên một số phương diện và vẫn đảm bảo tính đặc thù riêng.

3. Ban hành Luật Nhà giáo nhằm khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay, kiến tạo các chính sách đột phá đ phát triển đội ngũ nhà giáo

Chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như tầm nhìn ca thế giới đều xác định lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là việc sống còn của ngành Giáo dục. Nếu phát triển giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước, thì phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu đột phá trong đột phá chiến lược ấy.

Bằng việc ban hành Luật Nhà giáo, một số bất cập trong quản lý nhà nước v nhà giáo hiện nay sẽ được tháo gỡ (như tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đối với các cấp học mầm non, phổ thông din ra nhiều năm nay, những bất cập đối với công tác quản lý đội ngũ nhà giáo ngoài công lập...). Chất lượng đội ngũ nhà giáo cơ bản sẽ có sự đồng bộ trong toàn hệ thống khi có hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp, các yêu cầu về đạo đức nhà giáo được quy định thống nhất. Bên cạnh đó, một số chính sách đặc thù, có tính chất đột phá sẽ được tính toán nhằm tạo môi trường thuận lợi đ nhà giáo phát triển (ngoài lương cơ bản, phụ cấp cao nht như Kết luận 91-KL/TW đã nêu thì có thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành Giáo dục, thu hút người có tâm huyết đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo cấp học mm non, nhà giáo có trình độ cao...)

4. Ban hành Luật Nhà giáo kế thừa các kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chính sách nhà giáo

Trong quá trình lập đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, bộ phận thường trực Ban soạn thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm của hơn 10 nước3 và tham khảo một số nước4 về kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách đối với nhà giáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các quốc gia đều có hệ thống chính sách về nhà giáo tương đối hoàn chỉnh, bao gồm mọi lĩnh vực có liên quan từ khâu tuyển sinh vào ngành sư phạm, đào tạo, bồi dưỡng, đến tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng và sàng lọc... Bởi vậy, các quốc gia trên thế giới đã và đang thể chế hóa các chính sách về nhà giáo bằng cách ban hành các quy định pháp luật về nhà giáo theo các cách thức khác nhau. Trong đó có thể tóm tắt thành 03 mô hình cơ bản bao gồm: Mô hình 1: Ban hành luật riêng về nhà giáo; Mô hình 2: Xây dựng một chương hoặc một quyển về nhà giáo trong Bộ Luật Giáo dục; Mô hình 3: Ban hành luật nhằm thể chế hóa một số chính sách đặc trưng của nhà giáo. Từ kinh nghiệm của quốc tế, việc lựa chọn mô hình 1 - xây dựng một luật riêng về nhà giáo5 là phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ phát triển luật pháp ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Hiến pháp năm 2013 đã khng định “nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” và “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 61). Từ các căn cứ nêu trên, việc ban hành Luật Nhà giáo vì thế hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay, vừa đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa các quan đim, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ nhà giáo, vừa phù hợp với điều kiện thực tế về xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, Luật Nhà giáo được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đột phá cho việc phát trin đội ngũ nhà giáo, đáp ng yêu cầu trước mắt cũng như định hướng chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

II. MỤC ĐÍCH VÀ QUAN ĐIM XÂY DỰNG LUẬT NHÀ GIÁO

1. Mục đích

- Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, tốt về chất lượng.

- Tôn vinh nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

2. Quan điểm

Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, đường lối, của Đảng, chính sách của Nhà nước về nhà giáo.

Thứ hai, cụ thể hoá và bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Hiến pháp, nhất là quy định tại Điều 61 về việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục.

Thứ ba, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, không quy định lại các vấn đề đã được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành, chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, giao Chính phủ, các bộ, ngành theo thẩm quyền quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Th tư, chính sách đối với nhà giáo bảo đảm tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật và có những cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút nhà giáo, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà giáo phát triển.

Thứ năm, bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong ban hành Luật Nhà giáo hoặc các quy định v chính sách đối với nhà giáo.

III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA DỰ THẢO LUẬT NHÀ GIÁO

1. Phạm vi điều chỉnh: Luật Nhà giáo quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.

2. Đối tượng áp dụng: Luật Nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo được tuyển dụng, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

IV. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT NHÀ GIÁO

1. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban với sự tham gia của đại diện của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học. Tổ chức các phiên họp toàn thể Ban soạn thảo và Tổ biên tập và nhiều phiên họp chuyên đề của Tổ biên tập và thường trực Ban soạn thảo với các bộ, ngành, cơ quan, sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học.

2. Rà soát, tổ chức tổng kết, đánh giá việc thi hành pháp luật về nhà giáo trên phạm vi toàn quốc; hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về nhà giáo; biên dịch và tham khảo luật của một số nước về nhà giáo.

3. Tổ chức các hoạt động phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng dự án Luật, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo với sự tham gia các bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đại học, đại diện cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại các tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và nước ngoài để góp ý kiến đối với dự thảo Luật; các hoạt động khảo sát trong nước.

4. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng, hoàn thiện dự án Luật: đăng tải hồ sơ dự án Luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo để lấy ý kiến rộng rãi; gửi lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan. Các ý kiến đóng góp đã được Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật.

5. Ngày 31/7/2024, Bộ Tư pháp đã thẩm định dự án Luật, ngày 07/8/2024, Bộ Tư pháp có Báo cáo số 191/BTP-BCTĐ thẩm định dự án Luật Nhà giáo. Trên cơ sở ý kiến thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật và các tài liệu kèm theo để trình Chính phủ (ngày 08/8/2024).

6. Ngày 20/8/2024, Thường trực Chính phủ đã họp để cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Ngày 27/8/2024, tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024, Chính phủ đã xem xét, thông qua dự án Luật Nhà giáo để trình Quốc hội.

7. Trên cơ sở Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 01/8/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội dự án Luật.

8. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã chủ trì thẩm tra dự án Luật Nhà giáo, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Xã hội và các cơ quan của Quốc hội tham gia thẩm tra dự án Luật Nhà giáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 02 phiên họp (phiên thứ 37 ngày 25/9/2024 và phiên thứ 38 ngày 08/10/2024). Căn cứ ý kiến thm tra của các Ủy ban, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Nhà giáo.

V. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA D ÁN LUẬT NHÀ GIÁO

1. Các chính sách đã được thông qua

Dự án Luật Nhà giáo cụ thể hóa 05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: (i) Định danh nhà giáo, (ii) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, (iii) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; (iv) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo, (v) Quản lý nhà nước về nhà giáo.

2. Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 09 chương, 50 điều, quy định về những nội dung cơ bản bao gồm:

- Chương I. Quy định chung gồm 06 Điều (từ Điều 1 đến Điều 6) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; định danh nhà giáo; vai trò của nhà giáo; giải thích từ ngữ; nguyên tc quản lý và phát trin nhà giáo; chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

- Chương II. Hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo gồm 05 Điều (từ Điều 7 đến Điều 11) quy định về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, quyền của nhà giáo, nghĩa vụ của nhà giáo, đạo đức nhà giáo và những việc không được làm.

- Chương III. Chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo gồm 04 Điều (từ Điều 12 đến Điều 15), quy định về chức danh nhà giáo; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.

- Chương IV. Tuyển dụng, sử dụng nhà giáo gồm 11 Điều (từ Điều 16 đến Điều 26), quy định về tuyn dụng nhà giáo, tiếp nhận nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập, chế độ tập sự hoặc thử việc, hợp đồng đối với nhà giáo, chế độ làm việc của nhà giáo, điều động, biệt phái, thuyên chuyn, nhà giáo giáo dạy liên trường, liên cấp trong cơ sở giáo dục công lập, bổ nhiệm nhà giáo giữ chức vụ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đánh giá nhà giáo.

- Chương V. Chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo gồm 05 Điều (từ Điều 27 đến Điều 31), quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo, chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, chế độ nghỉ hưu và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Chương VI. Đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo gồm 02 Mục, 07 Điều, quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và hợp tác quốc tế về nhà giáo. Trong đó, Mục 1 gồm 05 Điều (từ Điều 32 đến Điều 36) quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; Đào tạo người có nguyện vọng trở thành nhà giáo, Bồi dưỡng nhà giáo, trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia bồi dưỡng, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo. Mục 2 gồm 02 điều (Điều 37, 38) quy định về mục tiêu, nguyên tắc hợp tác quốc tế về nhà giáo; nội dung, hình thức hợp tác quốc tế về nhà giáo.

- Chương VII. Tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 07 Điều (từ Điều 39 đến Điều 45) quy định ngày Nhà giáo Việt Nam, phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự, khen thưởng đối với nhà giáo, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, xử lý kỉ luật đối với nhà giáo, tạm đình chỉ giảng dạy và xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà giáo.

- Chương VIII. Quản lý nhà giáo gồm 02 Điều (Điều 46, Điều 47) quy định về quản lý nhà nước về nhà giáo, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong quản lý nhà giáo và thanh tra, kiểm tra về nhà giáo.

- Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 Điều (từ Điều 48 đến Điều 50) quy định về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của một số luật liên quan, hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.

3. Những điểm mới về chính sách nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo

So với quy định hiện hành tại các Luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ luật Lao động, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới như sau:

i) Đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật Nhà giáo là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

ii) Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bình đẳng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn nghề nghiệp, các quyền, nghĩa vụ cơ bản và một số chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm.

iii) Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao; các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục chủ trì trong tuyn dụng nhà giáo.

iv) Quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo. Các chính sách điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định đầy đủ, làm căn cứ để bố trí, phân công nhà giáo phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành Giáo dục.

v) Chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật. Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven bin và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

vi) Nhà giáo công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật được hưởng một số chính sách hỗ trợ khác (về chỗ ở tập th hoặc thuê nhà công vụ, được thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định...)

vii) Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo; nhà giáo đến công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

viii) Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

4. Dự báo tác động tích cực của Luật Nhà giáo khi được ban hành

- Ngành Giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt trong tuyn dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua; có cơ chế để thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục trên cơ sở chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng.

- Nhà giáo sẽ được nâng tầm vị thế, được khẳng định vai trò, được xã hội ghi nhận, tôn vinh, được bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp, được mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp; các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho nhà giáo tăng cường tự học, tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và phát triển nghề nghiệp liên tục; các chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ tốt hơn sẽ góp phần nâng cao đời sống, giúp nhà giáo yên tâm công tác và tạo động lực đ nhà giáo tận tâm cống hiến với nghề.

- Tạo sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, hoạt động nghề nghiệp giữa nhà giáo của cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động.

- Bảo đảm chất lượng nhà trường thông qua việc nâng cao chất lượng nhà giáo với tư cách là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học; giúp nhà trường tăng tự chủ trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; bảo đảm để người học được tiếp cận giáo dục có chất lượng được cung ứng bởi nhà giáo có chất lượng; bảo đảm công bằng về chất lượng giáo dục nhất là giữa trường công và trường tư; bảo đảm chất lượng trong tiếp cận giáo dục của nhà giáo nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

- Khắc phục được những vướng mắc hiện nay trong quản lý nhà nước về nhà giáo trên cơ sở thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về nhà giáo, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ động của ngành giáo dục; Góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo với tư cách là bộ phận đông nhất và quan trọng nhất trong phát triển nhân lực, xây dựng đội ngũ trí thức của đất nước.

Là căn cứ pháp lý cao nhất để xã hội ghi nhận và đồng thuận đối với vị trí, vai trò của nhà giáo, sự chuyên nghiệp của nghề dạy học; là chế tài pháp lý đủ mạnh để xã hội giám sát hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; phản biện với hành vi sai trái của nhà giáo (nếu có) cũng như bảo vệ nhà giáo nếu nhà giáo bị các cá nhân/tổ chức ứng xử sai trái trong hoạt động nghề nghiệp; tạo cơ sở pháp lý đ triển khai chủ trương xây dựng xã hội học tập và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

VI. TÍNH THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ VÀ TƯƠNG THÍCH VỚI CÁC LUẬT, ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN

1. Luật Nhà giáo quy định các vấn đề về tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt nên vừa thực hiện các quy định đối với viên chức và một số chính sách riêng của nhà giáo. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các chính sách riêng của nhà giáo tại luật này. Theo đó, Luật Nhà giáo đảm bảo đồng bộ với Luật Viên chức, Bộ luật Lao động và gia tăng một số chính sách riêng cho nhà giáo. Một số nội dung chính sách quy định về nhà giáo khác với các luật hiện hành được xử lý sửa đổi tại luật này. Đối với các quy định về nhà giáo tại Chương IV Luật Giáo dục và các luật liên quan như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp được rà soát, điều chỉnh theo hướng chỉ giữ lại một số quy định chung mang tính cht “khung” về nhà giáo tại Luật Giáo dục và những quy định gắn với đặc thù cấp học, trình độ đào tạo ở các luật chuyên ngành, còn lại quy định tại luật này.

2. Dự thảo Luật Nhà giáo bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan, th hiện tại báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật về nhà giáo kèm theo hồ sơ dự án Luật này.

VII. DỰ KIN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐM CHO VIỆC THI HÀNH LUẬT SAU KHI ĐƯỢC THÔNG QUA

1. Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành

Sau khi Luật Nhà giáo được thông qua, Chính phủ giao các Bộ chuẩn bị theo thẩm quyền đe trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo đúng tiến độ.

2. Tuyên truyền, phổ biến Luật

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật Nhà giáo và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

3. Bảo đảm nguồn lực thực hiện Luật

Với các chính sách dự kiến quy định, về cơ bản không yêu cầu tăng thêm nhân lực để triển khai thực hiện chính sách sau khi được thông qua. Việc triển khai thực hiện luật sau khi được thông qua vẫn được đảm bảo thực hiện bởi nguồn nhân lực như hiện hành của các cơ quan, không cần tăng thêm nguồn nhân lực.

Nguồn lực về tài chính để thi hành Luật Nhà giáo được đánh giá chi tiết trong báo cáo đánh giá tác động kèm theo Tờ trình này.

4. Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành Luật

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Tờ trình này thay thế Tờ trình số 406/TTr-CP của Chính phủ ngày 06/9/2024 trình Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo.

(Hồ sơ gửi kèm:(1) Dự thảo 5 Luật Nhà giáo; (2) Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự án Luật Nhà giáo; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; (3) Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về nhà giáo; (4) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Nhà giáo; (5) Báo cáo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nhà giáo; (6) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Nhà giáo; (7) Báo cáo kinh nghiệm quốc tế v chính sách đối với nhà giáo; (8) Dự thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Nhà giáo; (9) Các tài liệu khác có liên quan)./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- UBTV Quốc hội (để b/c);

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Ủy ban VHGD của Quốc hội (đ b/c);

- Văn phòng Quốc hội (để b/c);

- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, PL, QHĐP (để b/c);

- Các Bộ: Tư pháp, GDĐT;

- Lưu: VT, PL(2).

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

ĐÀO TẠO

 

 

 

 

Nguyễn Kim Sơn

 

_______________________

1 Hiện nay còn một số hiệu trưởng, hiệu phó, lãnh đạo Đại học Quốc gia là công chức.

2 Thực tế nhóm này không phải công chức, cũng không phải viên chức, cũng không phải người lao động theo Bộ luật Lao động.

3 Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản; Thái Lan, Indonesia, Liên Bang Úc, Iceland, Ba Lan, Philipines, Hà Lan.

4 Hàn Quốc, Camphuchia, Nhật Bản.

5 Trung Quốc, Thái Lan, Ba Lan, Philipines.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

tin liên quan

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi