Thông báo 89/TB-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh đi học tại Liên Bang Nga diện Hiệp định năm 2009

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 89/TB-BGDĐT

Thông báo 89/TB-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh đi học tại Liên Bang Nga diện Hiệp định năm 2009
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:89/TB-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Bành Tiến Long
Ngày ban hành:19/02/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Thông báo 89/TB-BGDĐT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------------

Số:  89/TB-BGDĐT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2009

 

 

 

THÔNG BÁO

 

 

TUYỂN SINH VIÊN ĐI HỌC ĐẠI HỌC TẠI LIÊN BANG NGA

DIỆN HIỆP ĐỊNH NĂM 2009

 

1.    Căn cứ chỉ tiêu học bổng Hiệp định do Chính phủ Liên bang Nga cấp cho Việt Nam năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh viên đi học toàn khóa đại học tại Liên bang Nga như sau:

Số lượng học bổng và chế độ học bổng

Tổng số có 150 học bổng toàn khóa đại học, trong đó có 25 học bổng phía Nga cấp để đào tạo nhân lực phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Học bổng do Chính phủ Liên bang Nga cấp bao gồm: miễn học phí, cấp học bổng hàng tháng như đối với sinh viên Nga (1100 rúp/tháng) và bố trí ở ký túc xá nhưng sinh viên phải tự trả tiền ký túc xá như mức sinh viên Nga phải trả. Phía Nga đề nghị sinh viên cần chuẩn bị quần áo, giày dép phù hợp với khí hậu của nước Nga và mang theo khoảng 500 USD để trang trải chi phí làm giấy mời, đi tiếp bằng tàu, xe từ sân bay quốc tế ở Matxcơva về nơi học, mua bảo hiểm y tế bắt buộc và đăng ký hộ khẩu. Theo thông tin của phía Nga, sinh viên nước ngoài tại Nga cần có mức sinh hoạt phí tối thiểu là 250 USD/tháng.

Chính phủ Việt Nam cấp sinh hoạt phí cho sinh viên ở mức 350 USD/tháng, chi phí đi đường (100 USD/người), bảo hiểm y tế (đến 150 USD/người/12 tháng) và vé máy bay một lượt đi và về. Sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế được cấp cho sinh viên kể từ ngày chính thức lên đường đi học đến ngày về nước trong thời hạn quy định tại quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trên cơ sở báo cáo định kỳ của sinh viên cuối mỗi kỳ học và khi kết thúc từng năm học với kết quả học tập từ đạt yêu cầu trở lên có xác nhận của cơ sở đào tạo hoặc Phòng Công tác lưu học sinh thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Trường hợp sinh viên học kém, bị lưu ban thì sinh viên không được phía Nga và phía Việt Nam cấp học bổng nữa mà sẽ phải tự túc toàn bộ chi phí để theo học đến khi hoàn thành khóa học. Sinh viên bỏ học, bị đuổi học, vi phạm pháp luật nước bạn bị trục xuất về nước hoặc tự ý bỏ về nước sẽ phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được cấp cho Nhà nước.

2. Thời gian học

Sinh viên trúng tuyển dự kiến sẽ đi học trong tháng 9/2009. Thời gian chính thức lên đường đi học phụ thuộc vào giấy mời do phía Nga cấp để làm visa nhập cảnh Liên bang Nga. Thời gian học tại Liên bang Nga gồm 01 năm học dự bị tiếng Nga và toàn khóa đại học với thời gian tối thiểu là 4 năm và tối đa là 6 năm, căn cứ vào ngành học và chương trình đào tạo tại từng cơ sở giáo dục đại học của Nga.

3. Ngành học, nơi học

Các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật và công nghệ, … (Lưu ý: Phía Nga không nhận đào tạo các ngành liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và quan hệ quốc tế theo diện học bổng Hiệp định).

Phía Nga có quy định hạn chế những ngành sau: Luật - không quá 3 người; Chính trị - không quá 2 người; Y và Dược - không quá 10 người.

Sinh viên cần đăng ký ngành đi học tại Nga phù hợp với ngành đang học đại học tại Việt Nam, không được phép thay đổi ngành học trong quá trình dự tuyển và học tập tại Liên bang Nga (trừ trường hợp phải thay đổi ngành học do phía Cơ quan Liên bang Nga về giáo dục và cơ sở giáo dục không đáp ứng được việc đào tạo theo ngành học mà sinh viên đăng ký nên phía bạn đề xuất đổi ngành học ngay từ khi xét tuyển hồ sơ). Thành phố, cơ sở giáo dục, nơi gửi sinh viên đến học tập do phía Nga quyết định.

4. Đối tượng

Công dân Việt Nam đang là sinh viên năm thứ nhất các trường đại học Việt Nam (hệ chính quy tập trung).

Nhằm sử dụng hết số lượng học bổng mà Chính phủ Liên bang Nga dành cho Việt Nam và đảm bảo số lượng bạn quy định nhận ở một số ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giao số lượng đăng ký dự tuyển để các cơ sở đào tạo đại học và một số cơ quan có tên dưới đây tuyển chọn và cho sinh viên làm hồ sơ đăng ký dự tuyển:

 

TT

 

Tên trường/cơ quan

 

Số lượng 

dự kiến

 

Ngành đào tạo tại Liên bang Nga

 

1

 

ĐH Quốc gia Hà Nội

 

10 + 2 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Luật, 01 ngành Chính trị học

 

2

 

ĐH Quốc gia TP. HCM

 

10 + 2 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

 

3

 

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

 

05 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

4

 

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

5

 

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

 

05 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

6

 

Trường ĐH Thủy lợi

 

03 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

7

 

Trường ĐH Nha Trang

 

03 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

8

 

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

 

08 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

9

 

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

 

03 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

10

 

Trường ĐH Xây dựng Hà Nội

 

03 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

11

 

Trường ĐH GT Vận tải Hà Nội

 

03 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

12

 

Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 

03 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

13

 

Trường ĐH Nông nghiệp I HN

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

14

 

Trường ĐH Lâm nghiệp

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

15

 

ĐH Thái Nguyên

 

05 + 1 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Y hoặc Dược

 

16

 

ĐH Huế

 

05 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

17

 

ĐH Đà Nẵng

 

05 + 1 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

 

18

 

Trường ĐH Cần Thơ

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

19

 

Trường ĐH Đà Lạt

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

20

 

Trường ĐH Y Thái Bình

 

01 + 1 (dự bị)

 

Ngành Y

 

21

 

Trường ĐH Tây Nguyên

 

02 + 1 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Y hoặc Dược

 

22

 

Trường ĐH Y - Dược TP.HCM

 

02

 

Ngành Y và Dược

 

23

 

Bộ Quốc phòng

 

25 + 2 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do cơ quan chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Y hoặc Dược

 

24

 

Bộ Công an

 

10

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do cơ quan chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

 

25

 

Trường ĐH Hàng hải

 

02 + 1 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

 

26

 

Trường ĐH GT Vận tải TP. HCM

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

27

 

Trường ĐH Y Hà Nội

 

02

 

Ngành Y

 

28

 

Trường ĐH Dược Hà Nội

 

01

 

Ngành Dược

 

29

 

Trường Đại học Vinh

 

02 + 1 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

 

30

 

Trường Đại học Quy Nhơn

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

31

 

Học viện Báo chí Tuyên truyền

 

02

 

Ngành Chính trị học và Báo chí

 

32

 

Trường Đại học Tây Bắc

 

02 + 1 (dự bị)

 

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

 

33

 

Trường ĐHSP Kỹ thuật TP. HCM

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

34

 

Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

35

 

Trường Đại học Ngoại thương

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

36

 

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

37

 

Trường ĐH Hà Nội

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

38

 

Trường ĐH Trà Vinh

 

02 + 1 (dự bị)

 

-nt-

 

39

 

Trường ĐH Luật Hà Nội

 

01

 

Ngành Luật

 

40

 

Trường ĐH Luật TP. HCM

 

01

 

Ngành Luật

 

Tổng số: 150 + 36 (dự bị) 

Lưu ý: Các trường không có tên trong danh sách trên nếu có nhu cầu có thể gửi 1 - 2 hồ sơ dự tuyển để Bộ GDĐT xem xét.

 

5. Điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển

Người dự tuyển phải thoả mãn các điều kiện và tiêu chuẩn sau:

Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, cam kết tự nguyện đi học và trở về nước ngay sau khi tốt nghiệp để phục vụ nếu nhà trường, Nhà nước có nhu cầu tuyển dụng, cam kết thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo cho Nhà nước nếu không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc không chấp hành phân công công tác của Nhà nước sau khi tốt nghiệp. Cam kết phải được UBND địa phương xác nhận và có người thân bảo lãnh.

Người dự tuyển phải là sinh viên trúng tuyển theo nguyện vọng 1, đang học năm thứ nhất hệ chính qui tập trung, tốt nghiệp THPT năm 2008, thi đại học lần đầu vào năm 2008, có ngành học phù hợp với ngành dự tuyển đi học tại Liên bang Nga. Đồng thời sinh viên phải thoả mãn đủ các điều kiện tiếp nhận do phía Nga quy định là: trong học bạ THPT và kết quả học kỳ I năm thứ nhất đại học tại Việt Nam có điểm các môn cơ bản (theo khối đã dự thi vào trường đại học) và các môn liên quan đến ngành đăng ký học đại học tại Nga phải đạt từ 7,5 điểm trở lên, 80% trong tổng số các môn học đạt từ 7 trở lên, không có môn nào dưới 5 điểm. Tuổi không quá 25. Có sức khoẻ tốt để sống và học tập được trong điều kiện khí hậu của nước Nga, không mắc một trong các bệnh thuộc danh mục kèm theo do phía Nga quy định. Khi sang đến nước Nga phía Nga sẽ khám lại sức khỏe định kỳ hàng năm. Trong thời gian học tại Liên bang Nga nếu sinh viên nào bị phát hiện có bệnh, không đủ sức khoẻ hoặc giả mạo hồ sơ sức khỏe để học tập sẽ phải về nước. Khi đó kinh phí lượt về sẽ do sinh viên và gia đình chịu. Những sinh viên đã dự tuyển (hoặc thi tuyển) đi học đại học tại nước ngoài theo các chương trình học bổng khác đều không thuộc diện dự tuyển đi Nga đợt này.

Sau khi sinh viên (có đủ điều kiện quy định nêu trên) đăng ký tham gia dự tuyển thì trường/cơ quan được giao chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào điểm trung bình chung học kỳ I năm học 2008-2009 của sinh viên đại học năm thứ nhất để xếp hạng thứ tự sinh viên đăng ký dự tuyển (nếu trường nào chưa có kết quả thi học kỳ I năm học 2008-2009 thì lấy tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh vào trường theo nguyện vọng 1) để làm căn cứ xếp hạng thứ tự từ người có kết quả cao nhất cho đến hết số người đăng ký dự tuyển và có hồ sơ. Nếu sinh viên tự nguyện đăng ký vào diện dự bị thì cũng phải làm hồ sơ dự tuyển như diện chính thức.

Nguyên tắc xếp hạng thứ tự: Trong trường hợp số người đủ điều kiện tuyển chọn bằng điểm nhau, thì ưu tiên những người đã tham gia các kỳ thi học sinh giỏi (lấy từ cấp cao trở xuống và theo thứ tự giải đạt được). Tiếp đó là người có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT cao hơn, rồi đến người có điểm trung bình các môn học lớp 12 cao hơn.

6. Đào tạo ngoại ngữ

Nếu sinh viên được phía Nga đồng ý tiếp nhận đi học toàn khóa đại học thì phía Nga sẽ cấp cả học bổng và kinh phí đào tạo cho 01 năm học dự bị tiếng Nga tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau khi có thông tin trúng tuyển sinh viên nên có sự chuẩn bị cơ bản về ngoại ngữ trước trong thời gian nghỉ hè (tháng 7 và 8) để khi sang Nga học tập giảm bớt được các bỡ ngỡ và khó khăn ban đầu phải học ngoại ngữ hoàn toàn do giáo viên người Nga giảng dạy.

7. Quy định về hồ sơ dự tuyển

Công văn của trường/cơ quan cử sinh viên dự tuyển, hồ sơ dự tuyển và lệ phí xét tuyển (100.000đ/sinh viên) cần được gửi đến Văn phòng một cửa - Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.

Thời hạn nhận hồ sơ: Trước ngày 20/04/2009 (theo dấu bưu điện đến hoặc sổ theo dõi nhận hồ sơ của Văn phòng một cửa).

Hồ sơ dự tuyển:  Hồ sơ làm thành 04 bộ, nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo 03 bộ, còn 01 bộ sinh viên tự lưu giữ để xuất trình khi làm visa và mang theo khi sang Nga học, mỗi bộ gồm các loại giấy tờ được xếp theo thứ tự như sau:

- Phiếu đăng ký đi học tại nước ngoài bằng tiếng Việt theo mẫu quy định;

- Bản cam kết bằng tiếng Việt theo mẫu quy định;

- Sơ yếu lý lịch tự thuật bằng tiếng Việt theo mẫu quy định;

- Đơn đăng ký dự tuyển bằng tiếng Nga (Анкета) theo mẫu quy định có ghi số và tên ngành đăng ký học (tham khảo danh mục ngành đào tạo đại học phía Nga quy định);

- Bản dịch công chứng sang tiếng Nga bằng tốt nghiệp THPT (bằng chính thức);

- Bản dịch công chứng sang tiếng Nga học bạ THPT;

- Bản dịch công chứng sang tiếng Nga kết quả học tập, điểm thi của các môn học ở học kỳ I năm thứ nhất đại học;

- Bản dịch công chứng sang tiếng Nga giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do bệnh viện trung ương, tỉnh, thành phố cấp theo mẫu quy định (kết quả khám bệnh ghi bằng tiếng Nga, Anh hoặc Pháp, nếu bằng tiếng Việt thì phải dịch công chứng sang tiếng Nga hoặc Anh);

- Giấy xét nghiệm không bị nhiễm virút HIV do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (phía Nga chấp nhận giấy xét nghiệm hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc giấy bằng tiếng Việt nhưng phần kết quả xét nghiệm có ghi bằng tiếng Anh);

- 08 ảnh cỡ 4x6cm (chụp kiểu hộ chiếu, trong 3 tháng gần đây). Phía sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và dán lên 01 trang giấy khổ A4 (chỉ phết hồ dán vào mép trên của ảnh);

- Photocopy những trang có số liệu cần thiết của hộ chiếu phổ thông còn hạn sử dụng tối thiểu là đến ngày 01/07/2011 (bản photocopy phải rõ ràng, không mất nét). Trường hợp không còn đủ thời hạn yêu cầu thì phải xin gia hạn hoặc cấp hộ chiếu mới.

Ghi chú:

1. Các trường/cơ quan cần hướng dẫn sinh viên làm hồ sơ dự tuyển phải đi khám sức khỏe trước. Nếu đủ sức khỏe để dự tuyển đi học thì sinh viên làm ngay thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông và chuẩn bị các loại giấy tờ khác cho kịp thời hạn quy định.

2. Các mẫu quy định và danh mục ngành đào tạo đại học của Nga cần tải về từ websites: www.vied.vn và www.moet.gov.vn.

3. Trong số 03 bộ hồ sơ nộp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần để 01 bộ là tài liệu rời, không được kẹp ghim cứng lại để thuận tiện cho việc xử lý hồ sơ.

Toàn bộ giấy tờ trình bày theo chiều dọc trang giấy khổ A4, đựng trong một túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm. Mặt ngoài túi đựng hồ sơ có đầy đủ thông tin dự tuyển theo mẫu quy định trình bày tờ bìa hồ sơ.

Hồ sơ không đúng và không đầy đủ theo quy định trên được coi là không hợp lệ và không được xét tuyển. Không trả lại hồ sơ trong bất kỳ trường hợp nào.

Kết quả trúng tuyển sẽ được thông báo trên websites: www.vied.vn, www.moet.gov.vn và ứng viên trúng tuyển sẽ được Cục Đào tạo với nước ngoài hướng dẫn, giải quyết thủ tục liên quan tiếp theo để đi học tại Liên bang Nga.

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường/cơ quan tiến hành tuyển chọn, bảo đảm công bằng, công khai, dân chủ, sau đó lập danh sách (theo thứ tự xếp hạng có mẫu quy định) gửi kèm theo hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Văn phòng một cửa - Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Nếu trường/cơ quan nào không thực hiện được chỉ tiêu thì cần thông báo ngay qua e-mail: [email protected] hoặc fax: (04) 3 868 3247 để kịp xử lý, sau đó cần gửi công văn chính thức cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài).

 

Nơi nhận:

- Các Đại học, Học viện, trường ĐH và cơ quan được giao chỉ tiêu tuyển sinh;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Vụ GDĐH, HTQT (để phối hợp);

- Các websites: www. vied.vn, www.moet.gov.vn;

Báo GD&TĐ;

- Lưu: VT, Cục ĐTVNN.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

 

 

Bành Tiến Long

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi