Thông báo 57/2013/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Thỏa thuận Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a

thuộc tính Thông báo 57/2013/TB-LPQT

Thông báo 57/2013/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về hiệu lực của Thỏa thuận Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:57/2013/TB-LPQT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Nguyễn Văn Ngự
Ngày ban hành:18/11/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Ngoại giao
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------
Số: 57/2013/TB-LPQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
---------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
 
 
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
 
 
Thực hiện quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a, ký tại Hà Nội ngày 24 tháng 10 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
 

 Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
-
Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
-
Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Phòng Công báo, VPCP (để đăng Công báo);
-
Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội;
-
Vụ ĐNA, BNG;
- Đại sứ quán Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a;
- Lưu: LPQT (2).
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự
 
 
THỎA THUẬN HỢP TÁC
VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ Ô-XTRÂY-LI-A
 
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a (sau đây gọi riêng là "Bên" và gọi chung là "hai Bên") đã thỏa thuận như sau:
MỤC TIÊU CHUNG
 
1. Thỏa thuận này thay thế cho Thỏa thuận hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a ký tại Melbourne ngày 28 tháng 2 năm 2008.
2. Thỏa thuận này tạo khuôn khổ cho các chương trình hp tác cụ thể về giáo dục và đào tạo để hai bên cùng xem xét trên cơ sở hợp tác lâu dài và bền vững, trao đổi và cùng có lợi. Thỏa thuận này không có ràng buộc pháp lý gì về quyền lợi và nghĩa vụ của hai Bên.
 
3. Hai Bên cố gắng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật của hai bên, cho việc tăng cường tiếp xúc và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và các cơ quan khác của Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đtiến hành các hợp tác. Đặc biệt, Ô-xtrây-li-a sẽ đy mạnh điều phối các hoạt động ưu tiên của các cơ sở giáo dục và đào tạo của Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam.
4. Để thực hiện Thỏa thuận này, có thể bao gồm những thỏa thuận cụ thể về các lĩnh vực hợp tác, thủ tục tiến hành, xử lý vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan tới các chương trình được phát trin trong khuôn khThỏa thuận này; cũng như vấn đề tài chính và các vấn đề liên quan khác.
5. Mọi hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận này sẽ được tiến hành phù hợp với luật pháp và các quy định hiện hành của Việt Nam và Ô-xtrây-li-a.
6. Mỗi bên cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu thiết bị giáo dục và xuất nhập cảnh nhân sự giáo dục của bên kia và cũng tạo điều kiện cho phía bên kia tiếp xúc với các cơ sở, các số liệu và các tài liệu liên quan tới các hoạt động hợp tác trong khuôn khcủa Thỏa thuận này, theo quy định của pháp luật mỗi Bên.
CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC
 
7. Hợp tác theo Thỏa thuận này bao gồm:
a. trao đổi giữa tất cả các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân: các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề, các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và mầm non;
b. trao đi chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và sinh viên trong những lĩnh vực Hai Bên cùng ưu tiên;
c. trao đổi tài liệu giảng dạy, chương trình giảng dạy và thông tin; hợp tác xây dựng chương trình giảng dạy; và xuất bản các tài liệu hoc bán bản quyn xut bản;
d. trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực như hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực;
e. trao đổi thông tin về hệ thống và chuẩn giáo dục đào tạo, bao gồm các thông tin liên quan tới việc hiểu và đánh giá các loại bằng cấp cho cả mục đích giáo dục và mục đích sử dụng lao động ở mỗi nước;
f. trao đổi thông tin về cơ hội học tập nghiên cứu tại mỗi nước cho công dân của nước kia;
g. phát triển hợp tác đào tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ và hợp tác liên kết giữa các trường, và các cấp phù hợp;
h. xây dựng các khóa học mang tính chất bắc cầu tạo điều kiện cho công dân của mỗi nước có thđược các cơ sở giáo dục của nước bên kia nhận vào học ở cấp học phù hợp;
i. cùng nhau lập kế hoạch và thực hiện chương trình và các dự án; cùng điều phối các hoạt động ưu tiên trong những lĩnh vực do hai bên đồng ý;
j. tương tác thông qua các cuộc gặp gỡ, hội nghị, hội thảo; và
k. các hình thức hợp tác khác về giáo dục và đào tạo mà hai bên cùng đồng ý.
CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC
 
8. Đđạt được các mục tiêu trên và các hình thức hợp tác, mỗi bên có thể đề nghị các lĩnh vực hợp tác hai bên cùng có lợi để bên kia xem xét.
9. Các lĩnh vực hợp tác được xác định là các lĩnh vực ưu tiên bao gồm:
a. khuyến khích phát triển chương trình hợp tác để cung cấp đào tạo sau đại học cho giảng viên đại học và cao đng Việt Nam trong dài hạn;
b. hợp tác và chia sẻ thông tin về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ hành chính;
c. khuyến khích hợp tác đào tạo giáo viên bao gồm công tác chun bị, nâng cao trình độ, đào tạo lại của đội ngũ giáo viên hiện thời;
d. đào tạo từ xa ở tất cả các bậc học, bao gồm tài liệu các khóa học, phương pháp sư phạm và phương thức giảng dạy;
e. khuyến khích hợp tác và phát triển trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh;
f. trao đổi thông tin về hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm qui trình kiểm định, các tiêu chuẩn đánh giá, đào tạo kim định viên
g. khuyến khích hợp tác giữa ngành và các trường đào tạo nghề nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật chất lượng cao;
h. hợp tác nghiên cứu và phát trin;
i. trao đổi sinh viên, nghiên cứu viên và các chuyên gia học thuật giữa hai nước;
j. giáo dục dành cho các dân tộc thiểu số;
k. đảm bảo chất lượng bao gồm việc đánh giá tiến bộ của sinh viên, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, việc kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và hệ thống báo cáo thực hiện; và
l. các lĩnh vực hợp tác về giáo dục và đào tạo khác do hai bên cùng đồng ý.
 
10. Hợp tác về giáo dục và đào tạo theo Thỏa thuận này bao gồm hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và phi chính phủ được hai bên cùng đồng ý, và có sự điều phi và trao đổi thông tin giữa hai Bên.
 
11. Chi phí cho các hoạt động hợp tác sẽ được tài trợ trên cơ sở hai bên cùng quyết định. Tất cả các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận này đều phụ thuộc vào khả năng cung cấp kinh phí.
TRIN KHAI
 
12. Hai Bên chuẩn bị các thỏa thuận chi tiết về thực hiện và phát triển các chương trình cụ thể thông qua con đường ngoại giao, gặp gỡ, trao đổi công văn hoặc các hình thức khác. Mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm điều phối việc triển khai các kế hoạch và chương trình của phía mình.
13. Cơ quan chịu trách nhiệm thay mặt cho Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu trách nhiệm điều phối việc trin khai các chương trình về phía Việt Nam.
14. Cơ quan chịu trách nhiệm chính thay mặt cho Chính phủ Ô-xtrây-li-a là Bộ Giáo dục Ô-xtrây-li-a, chịu trách nhiệm điều phối việc triển khai các chương trình về phía Ô-xtrây-li-a.
15. Hai Bên sẽ hợp tác đtriển khai Thỏa thuận này thông qua sự đại diện trong nước, tại nơi có thể, bao gồm cơ quan giáo dục quốc tế Ô-xtrây-li-a tại Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam, và những trao đổi và các đoàn làm việc đến mỗi nước.
TƯ VẤN Ý KIẾN
 
16. Hai Bên sẽ cùng tư vấn ý kiến theo đề nghị của mỗi Bên về bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến các điều khoản của Thỏa thuận này. Mọi bất đồng nảy sinh trong quá trình giải thích hoặc thực hiện Thỏa thuận này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng trên tinh thần hợp tác và tin tưởng lẫn nhau.
17. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ktừ ngày ký và có giá trị trong vòng năm (05) năm kể từ ngày ký.
18. Thỏa thuận này có thể được sửa đổi hoặc gia hạn khi hai Bên cùng nhất trí hoặc có thchấm dứt hiệu lực sau sáu tháng ktừ ngày mà một trong Hai bên thông báo cho phía Bên kia bằng văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực.
Với sự chứng kiến ở đây, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền đầy đủ của chính phủ của mình, đã ký Thỏa Thuận này.
Thỏa thuận hợp tác này được ký tại Hà Nội vào ngày 24 tháng 10 năm 2013, được làm thành hai bản gốc, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, có giá trị ngang nhau.
 

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




Phạm Vũ Luận
THAY MẶT
CHÍNH PHỦ Ô-XTRÂY-LI-A
ĐẠI SỨ Ô-XTRÂY-LI-A
TẠI VIỆT NAM




Hugh Borrowman
 
 
MEMORANDUM OF UNDERSTANDING
ON COOPERATION IN EDUCATION AND TRAINING BETWEEN THE GOVERNMENT OF AUSTRALIA AND THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
 
The Government of Australia and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam (hereinafter referred to as "the Participants") have reached the following understandings:
GENERAL OBJECTIVES
 
1. This Memorandum of Understanding replaces the Memorandum of Understanding on Cooperation in Education and Training between the Government of Australia and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam signed in Melbourne on 28 February 2008.
2. This Memorandum of Understanding provides the framework within which detailed proposals for programs of cooperation in education and training are to be jointly considered between the Participants on the basis of long and sustainable cooperation, reciprocity and mutual benefit. This Memorandum of Understanding does not create legally binding rights or obligations.
FRAMEWORK
3. The Participants will endeavour to encourage and facilitate, as appropriate, the development of contacts and cooperation between government agencies, education and training institutions, organisations, research bodies and other entities within Australia and Viet Nam, and the conclusion of arrangements between such bodies for the conduct of cooperative activities. In particular, Australia will facilitate the coordination of targeted activities of Australian education and training institutions in Viet Nam.
4. Specific arrangements implementing this Memorandum may cover the subjects of cooperation, procedures, treatment of intellectual property relating to programs developed under this Memorandum, funding and other appropriate matters.
5. Cooperative activities under this Memorandum will be subject to the respective laws and regulations of Australia and Viet Nam.
6. In order to promote cooperation under this Memorandum, each Participant will endeavour to facilitate the prompt entry into and exit of the other Participant's personnel and education equipment from its territory. This includes providing the other Participant with access to relevant institutions, data and materials, where appropriate.
FORMS OF COOPERATION
7. Cooperation under this Memorandum may include:
a) exchanges between education institutions in national education systems: higher education, research bodies, teacher training institutions, technical and vocational training institutions, early childhood schools, primary and secondary schools;
b) exchanges between experts, educational managers and administrators, researchers, teaching staff and students in areas of mutual priority;
c) exchange of teaching and curriculum materials and information; collaboration on curriculum development; and joint publication of materials or sale of rights;
d) exchanging experience in human resource development including information on labor market, information systems and labour demand forecasting;
e) exchange of information on education and training systems and standards in each country, including information relevant to interpretation and evaluation of qualifications for educational and employment purposes;
f) exchange of information on study opportunities in each country for nationals of the other;
g) development of collaborative training, joint research and development, technology transfer and joint ventures between appropriate authorities and institutions;
h) development of appropriate bridging courses to facilitate entry by nationals of one country to institutions of the other at appropriate levels;
i) joint planning and implementation of programs and projects and joint coordination of targeted activities in mutually determined fields;
j) interaction through meetings, conferences and symposia; and
k) other forms of education and training cooperation as may be mutually determined.
FIELDS OF COOPERATION
8. In order to pursue the above objectives and forms of cooperation, either Participant may propose fields of cooperation of mutual benefit for consideration by the other Participant.
9. Fields of cooperation identified as priority areas include the following:
a) encouraging the development of a programme of cooperation to provide postgraduate training to Vietnamese university and college lecturers over the longer term;
b) cooperating and sharing best practice in strengthening training and improving capacity for educational management staff and administrators;
c) encouraging cooperation on teacher education including initial preparation and upgrading and retraining of existing teachers;
d) distance education at all levels, including course materials, pedagogy and modes of delivery;
e) encouraging collaboration in English language training development and delivery;
f) exchange of information on quality assurance systems including accreditation procedures, assessment standards and accreditor training;
g) encouraging collaboration between industry and vocational institutions for training skilled technical workers;
h) cooperative research and development;
i) mobility of students, researchers, and academics between the two countries;
j) education for minority population groups;
k) quality control, including assessment of student progress, course standards, accreditation of providers and performance reporting; and
l) other fields of education and training cooperation as may be mutually determined.
PARTICIPATING INSTITUTIONS
10. Education and training cooperation under this Memorandum includes cooperation between government and non-government institutions. Arrangements can be developed by individual institutions with the mutual consent of the Participants involved: these arrangements may determine the coordination and exchange of information amongst the Participants.
FUNDING
11. The costs of cooperative activities will be funded as mutually determined. All cooperative activities under this Memorandum will be subject to the availability of funds.
12. The Participants will make detailed arrangements for the implementation and development of specific programs through diplomatic channels, meetings, exchanges of letters or other instruments. Each Participant will be responsible for coordinating the implementation of plans and programs.
13. The principal responsible government ministry on behalf of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam is the Ministry of Education and Training, which will be responsible for coordinating the implementation of programs for Viet Nam.
14. The principal responsible government ministry on behalf of the Government of Australia is the Department of Education, which will be responsible for coordinating the implementation of programs for Australia.
15. The Participants will work together to implement this Memorandum through in country representation where possible including Australian Education International Vietnam at the Australian Embassy in Vietnam; and exchanges and delegation visits to each country.
CONSULTATIONS
16. The Participants will consult together upon request of either Participant regarding any matter relating to the terms of the Memorandum and any difficulties or misunderstandings which may arise will be resolved through diplomatic channels in a spirit of cooperation and mutual trust.
17. This Memorandum will come into effect upon signature and will remain in effect for five years from the date of signature.
18. This Memorandum may be modified or extended by mutual determination of the Participants and may be terminated by either Participant by giving six months' written notice to the other Participant.
In witness thereof, the undersigned, being duly authorised by their respective Governments, have signed this Memorandum of Understanding.
Signed in Hanoi on 24th October 2013 in two originals, each in the English and Vietnamese languages, all texts are equally valid.
 

FOR THE GOVERNMENT OF
THE SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM
MINISTER FOR EDUCATION AND TRAINING




Pham Vu Luan
FOR THE GOVERNMENT OF
AUSTRALIA
AUSTRALIAN AMBASSADOR
TO VIETNAM




Hugh Borrowman

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất