Thông báo 139/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về chuyến khảo sát công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hòa Bình
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 139/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 139/TB-VPCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Nguyễn Khắc Định |
Ngày ban hành: | 29/03/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 139/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN VỀ CHUYẾN KHẢO SÁT
CÔNG TÁC DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH HÒA BÌNH
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ khảo sát công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hòa Bình. Phó Thủ tướng và đoàn công tác đã thăm một số hộ nông dân và làm việc với Ủy ban nhân dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc; thăm Trung tâm dạy nghề của huyện, Trường Cao đẳng nghề của tỉnh; chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình báo cáo; ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận như sau:
1. Sau 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956), tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả tích cực, đã đào tạo nghề cho hơn 8.000 người, trong đó tỷ lệ nữ đạt 67%, tỷ lệ người dân tộc đạt 71%, tỷ lệ hộ nghèo học nghề đạt 15,6% (tính cả hộ cận nghèo là trên 90%). Trong số hộ nghèo học nghề, có 54% thoát nghèo, với 78% thoát nghèo nhờ học nghề phi nông nghiệp, 31% thoát nghèo nhờ học nghề nông nghiệp. Tỉnh cần xây dựng báo cáo điển hình các mô hình hộ nông dân sản xuất giỏi sau học nghề; báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án 1956 và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đưa thông tin, tuyên truyền về các mô hình này trên cổng thông tin điện tử của Bộ. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kết quả của việc thực hiện Đề án, giới thiệu các hộ thoát nghèo sau học nghề, thúc đẩy phong trào thi đua trong nhân dân và giữa các địa phương.
2. Trên cơ sở các chỉ số kết quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Hòa Bình nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hướng dẫn các địa phương tiến hành sơ kết cụ thể, nắm số liệu chính xác theo các tiêu chí chung, tập hợp thông tin về kết quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó lưu ý bổ sung chỉ số tăng thu nhập của đối tượng học nghề không thuộc diện hộ nghèo, khẩn trương hoàn chỉnh báo cáo chung để tổ chức Hội nghị toàn quốc.
Đồng thời, Bộ có kế hoạch khảo sát các chương trình đào tạo, dạy nghề của doanh nghiệp không thuộc Đề án 1956, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2013.
3. Để tăng cường hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, cần chú trọng các biện pháp sau đây:
a) Làm rõ chương trình vay vốn: Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp các nguồn vốn, đề xuất định mức vốn bình quân và cơ chế hỗ trợ cho một số nhóm ngành tiêu biểu sau khi được đào tạo nghề; báo cáo tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 vào tháng 4 năm 2013.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong chương trình giáo dục học sinh phố thông trung học.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo theo ngành nghề, có phân biệt học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.
c) Ủy ban nhân dân các địa phương chủ động phối hợp với các địa phương khác và doanh nghiệp liên quan tổ chức việc bao tiêu sản phẩm của hộ nông dân theo hình thức lập hợp tác xã tiêu thụ; kết nối để bán sản phẩm cho các doanh nghiệp ngoài địa phương; ký kết hợp đồng đặt hàng, thu mua với doanh nghiệp.
d) Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề theo hướng chuyên nghiệp. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng các cơ sở đào tạo nghề của các cơ quan, tổ chức này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2013; thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có văn bản hướng dẫn cấp huyện hình thành 1 trung tâm chung để thực hiện đồng thời các chức năng: giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp, qua đó góp phần sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, tránh lãng phí nguồn lực.
4. Về các kiến nghị của Tỉnh về việc nâng mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học nghề; các huyện được mở lớp dạy nghề tại các cụm xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung kiến nghị của các địa phương, chủ động làm việc với các Bộ có liên quan để kiến nghị cơ chế, chính sách xử lý chung và có thể công bố tại Hội nghị toàn quốc.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây