Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 112/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận về Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2009 - 2020
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 112/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 112/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Phạm Văn Phượng |
Ngày ban hành: | 02/04/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Thông báo 112/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ -------------- Số:112/TB-VPCP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2009 |
THÔNG BÁO
Kết luận về Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2009 - 2020
Ngày 18 tháng 02 năm 2009 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2009 - 2020 (gọi tắt là Đề án). Tham dự Hội nghị có đại điện lãnh đạo cán Bộ và các cơ quan: Lao động - Thương Binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tư pháp, Giáo đục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Đề án, ý kiến của các đại biểu và ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận như sau:
1.Việc xây dựng Đề án nhằm xác định quan điểm, mục tiêu, nội dung cụ thể, đề ra những giải pháp hữu hiệu, có tính đột phá để tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề, đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề ở các cấp trình độ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hết sức cần thiết, làm cơ sở để trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về vấn đề này.
2. Tên của Đề án là: "Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020" để cho phù hợp với thời gian của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 và thời gian thực hiện Đề án chia ra giai đoạn như sau: một số nhiệm vụ trước mắt đến năm 2010, giai đoạn 2011- 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
3.Định hướng đổi mới và phát triển dạy nghề
a) Về việc đẩy mạnh phát triển dạy nghề:
- Phát triển dạy nghề là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là bộ phận quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư cho dạy nghề cũng như giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển, đóng vai trò cốt lõi bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phát triển dạy nghề về số lượng phải gắn với chất lượng, có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
- Phát triển dạy nghề gắn với bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học nghề cho mọi người, tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động, đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp theo cơ cấu phát triển các ngành nghề và xuất khẩu lao động, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung trong đó có các đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ và nhiệm vụ hàng năm đào tạo nghề cho một triệu lao động nông thôn;
- Phát triển dạy nghề phải bảo đảm tính đồng bộ về phát triển quy mô đào tạo, mạng lưới trường dạy nghề, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình và bảo đảm điều kiện để thực hiện liên thông giữa đào tạo và dạy nghề.
b) Về đổi mới quản lý, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề:
- Chuyển mạnh từ việc dạy nghề dựa trên năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang việc dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội; gắn dạy nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng lĩnh vực, của vừng, địa phương, của các doanh nghiệp với nhu cầu việc làm của người lao động;
- Đổi mới dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ. Đa dạng hoá phương thức, hình thức dạy nghề, tạo điều kiện huy động các lực lượng xã hội tham gia dạy nghề đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học nghề.
c) Thực hiện các giải pháp đột phá: .
Triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung thực hiện 02 giải pháp đột phá sau:
- Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề:
+Đổi mới quản lý hệ thống theo hướng làm rõ trách nhiệm của cơ quản lý nhà nước cấp Bộ về dạy nghề, sự phối hợp của các cơ quan ngang Bộ và tăng cường phân cấp quản lý cho các cấp, các ngành và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề để có thể huy động các thành phần và lực lượng xã hội tham gia dạy nghề kể cả các doanh nghiệp và tư nhân;
+Đổi mới cơ chế, chính sách nhất là cơ chế tài chính theo hướng kết hợp đầu tư của Nhà nước với đầu tư của xã hội thông qua việc đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề. Nhà nước tập trung đầu tư cho các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn quốc gia, đạt trình độ khu vực và thế giới chú ý ưu tiên đầu tư từ ngân sách cho cơ sở dạy nghề thuộc vùng khó khăn. Lựa chọn những nghề mũi nhọn, trọng điểm để ưu tiên đầu tư phát triển;
+Phải rà soát các cơ chế, chính sách để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của tình hình phát triển, trên cơ sở đó đề xuất cụ thể những cơ chế, chính sách đặc thù theo nhóm đối tượng thụ hưởng dịch vụ dạy nghề như: chính sách đối với người học; chính sách đối với người dạy; chính sách đối với cơ sở đào tạo; chính sách đối với cơ sở sử dụng lao động qua đào tạo nghề nhưng phải bảo đảm tương quan với các lĩnh vực khác. Ban hành Quy định về đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính của các cơ sở dạy nghề và chế độ họe phí hợp lý, trong đó có chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh học nghề trong thời gian học chương trình phổ thông trung học, trong chương trình trung cấp nghề và các đối tượng chính sách;
+Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy định về chuẩn (trường, lớp, chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, trình độ của học sinh tốt nghiệp. . .) trong lĩnh vực dạy nghề. Tổ chức cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng đào tạo nghề.
- Phát triển đội ngũ giáo viên: trên cơ sở nhu cầu về số lượng, yêu cầu chất lượng giáo viên dạy nghề, có cơ chế, chính sách để huy động được giáo viên từ hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống các trường nghề, làng nghề, doanh nghiệp; đồng thời có các giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên gắn với công tác thông tin, tuyên truyền, chính sách thu hút và tôn vinh giáo viên dạy nghề.
4. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án, trong đó làmrõ các nội dung chính sau:
Đánh giá rõ kết quả đạt được, hạn chế của lĩnh vực dạy nghề giai đoạn 1998 - 2008; làmrõ các nguyên nhân của thực trạng đó; dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề ở từng cấp trình độ, từng lĩnh vực đào tạo, từng ngành kinh tế từ đó thống nhất quan điểm, xác định mục tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2009 - 2020. Đề án phải làmrõ nội dung cụ thể 7 dự án thành phần: thông tin, dữ liệu về dạy nghề và thị trường lao động; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy; kiểm định chất lượng, dạy nghề; đánh giá kỹ năng nghề; hỗ trợ dạy nghề gắn với việc làm cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật. Các nội dung của Đề án phải cập nhật được thông tin về đào tạo nghề và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới và đề ra các giải pháp thích hợp, nhất là tập trung thực hiện các giải pháp đột phá nhằm thực hiện Đề án, xác định các điềukiện bảo đảm tính khả thi của Đề án.
5. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong việc hoàn thành Đề án
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục. và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2009 - 2020, bảo đảm Đề án có nội dung đầy đủ và là một cấu phần xứng đáng của Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và đến năm 2020.
Để bảo đảm tính đồng bộ, không chồng chéo khi thực hiện, một số nội dung có trong Đề án này nhưng đã được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chích phủ trước đây thì trong Đề án chỉ nêu định hướng, nguyên tắc chung, còn nội dung cụ thể được triển khai theo các Đề án sau:
+Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015, đã được triển khai theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
+Đề án phát triển giáo viên dạy nghề giai đoạn 2009 - 2015 đang được xây dựng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7787/VPCP-KGVX ngày 05 tháng 11năm 2008 của Văn phòng Chính phủ;
+Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đang được xây dựng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 56/TB-VPCP ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ;
+Đề án dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, đang được xây dựng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 58/TB-VPCP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ. .
- Bổ sung một số mục tiêu, nội dung của Đề án giai đoạn 2009 - 2010vào nội dung Dự án "Tăng cường năng lực dạy nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010 (Dự án thứ 7).
- Bổ sung vào Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010 Dự án thứ 8 với tên gọi là Chương trình đào tạo 1 triệu lao động nông thôn hàng năm.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan, các địa phương tập hợp đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010và đến năm 2020 những dự án về đổi mới và phát triển dạy nghề nói trên.
6. Tiến độ thực hiện: trước ngày 30 tháng 6 năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, hoàn thiện dự thảo Đề án các văn bản pháp luật liên quan, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết và các quyết định về đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2009 - 2020.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo Bộ, ngành, các cơ quan liên quan, các địa phương biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW. - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - UB Giám sát tài chính QG; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu: Văn thư, KGVX (5b). | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
(Đã ký)
Phạm Văn Phượng |