Quyết định 54/2001/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định về thu, chi tại các cơ sở giáo dục - đào tạo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 54/2001/QĐ-UB

Quyết định 54/2001/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định về thu, chi tại các cơ sở giáo dục - đào tạo
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Gia LaiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:54/2001/QĐ-UBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Vỹ Hà
Ngày ban hành:29/06/2001Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Quyết định 54/2001/QĐ-UB

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH GIA LAI

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Số: 54/2001/QĐ-UB

Pleiku, ngày 29 tháng 6 năm 2001

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Về việc ban hành quy định về thu, chi tại các cơ sở giáo dục - đào tạo

___________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

 

+ Căn cứ điều 41 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994;

+ Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

+ Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khoá VII, kỳ họp thứ 8 về việc thu, chi học phí và tiền đóng góp xây dựng trường lớp;

+ Căn cứ ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Thông báo số 44-TB/TU ngày 21-5-2001;

+ Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này quy định về thu - chi tại các cơ sở giáo dục - đào tạo tỉnh Gia Lai.

Điều 2: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục - đào tạo thực hiện quyết định này.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2001. Mọi quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

 

 

Nguyễn Vỹ Hà

 

 

QUY ĐỊNH VỀ THU, CHI TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 54/2001/QĐ-UB ngày 29-6-2001
của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

____________

 

 Điều 1: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THU HỌC PHÍ.

I - Đối với các cơ sở công lập: Chỉ thu học phí ở vùng thành phố, thị xã, thị trấn với mức:

1. Ngành học mầm non:

+ Nhà trẻ: 20.000 đồng/cháu/tháng.

+ Mẫu giáo: 15.000 đồng/cháu/tháng.

2. Ngành học phổ thông:

+ Lớp 6 và lớp 7: 8.000 đồng/hs/tháng.

+ Lớp 8 và lớp 9: 12.000 đồng/hs/tháng.

+ Các lớp cấp trung học phổ thông (cấp III): 18.000 đồng/hs/tháng.

3. Ngành học bổ túc:

+ Lớp 6 và lớp 7: 10.000 đồng/hs/tháng.

+ Lớp 8 và lớp 9: 15.000 đồng/hs/tháng.

+ Các lớp cấp trung học phổ thông (cấp III): 30.000 đồng/hs/tháng.

4. Các lớp chỉ học nghề hướng nghiệp (theo chỉ tiêu kế hoạch):

+ Cấp II: 5.000 đồng/hs/tháng.

+ Cấp III: 8.000 đồng/hs/tháng.

5. Các lớp chỉ học nghề hướng nghiệp (ngoài chỉ tiêu):

+ Phương án mở lớp (điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, nguồn tuyển sinh, nội dung và thời gian giảng dạy...) do Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt.

+ Dự án thu, chi (kể cả lệ phí tuyển sinh và tốt nghiệp) phải đảm bảo thu đủ bù chi do UBND tỉnh duyệt (đối với các đơn vị cấp tỉnh) hoặc do UBND cấp huyện, thành phố duyệt (đối với các đơn vị cấp huyện, thành phố) sau khi có ý kiến tham mưu của đơn vị tài chính cùng cấp.

II - Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông bán công:

+ Các lớp cấp Trung học cơ sở (cấp II): 40.000 đồng/học sinh/tháng.

+ Các lớp cấp trung học phổ thông (cấp III): 65.000 đồng/học sinh/tháng.

 III - Đối với các cơ sở đào tạo công lập hệ chính quy: (trừ ngành sư phạm)

+ Dạy nghề:

60.000 đồng/học sinh/tháng.

+ Trung học chuyên nghiệp:

50.000 đồng/học sinh/tháng.

IV - Đối với các cơ sở mầm non tư thục:

+ Mức thu tối đa là:

- Nhà trẻ: 0.000 đồng/cháu/tháng.

- Mẫu giáo: 25.000 đồng/cháu/tháng.

+ Mức thu cụ thể do thoả thuận giữa cơ sở giáo dục với Hội cha mẹ học sinh.

* Đối với khu vực III thì mức thu học phí bằng 80% các mức quy định nêu trên.

* Học phí được thu định kỳ hàng tháng theo số tháng thực học.

V - Các đối tượng được miễn, giảm học phí:

Thực hiện theo điều 2 của Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân"; đồng thời miễn thu học phí đối với tất cả học sinh, sinh viên là dân tộc ít người, kể cả trường hợp có cha hoặc mẹ là người dân tộc ít người. Đối với các cơ sở ngoài công lập cũng áp dụng việc miễn giảm như trên.

Điều 2: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THU TIỀN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG TRƯỜNG LỚP

I - Mức thu tiền đóng góp xây dựng trường lớp:

1. Đối với vùng thành phố, thị xã, thị trấn:

+ Học sinh mầm non, tiểu học: 70.000 đồng/học sinh/năm.

+ Học sinh cấp II và cấp III: 100.000 đồng/học sinh/năm.

+ Học sinh, sinh viên các trường đào tạo chính quy (trừ ngành sư phạm): 100.000 đồng/học sinh/năm.

2. Đối với các vùng còn lại:

+ Học sinh mầm non, tiểu học: 50.000 đồng/học sinh/năm.

+ Học sinh cấp II và cấp III: 70.000 đồng/học sinh/năm.

+ Học sinh, sinh viên các trường đào tạo chính quy (trừ ngành sư phạm): 70.000 đồng/học sinh/năm.

* Đối với khu vực III thì mức thu tiền đóng góp xây dựng trường lớp bằng 80% các mức quy định nêu trên.

* Tiền đóng góp xây dựng trường lớp được thu làm 2 lần (mỗi lần 1/2 số tiền) vào thời gian đầu mỗi học kỳ của năm học.

II - Các đối tượng được miễn, giảm tiền đóng góp xây dựng trường, lớp:

1. Không thu tiền đóng góp xây dựng trường, lớp đối vối học sinh, sinh viên thuộc một trong các diện:

+ Con của liệt sĩ.

+ Con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên.

+ Con của quân nhân bị bệnh nghề nghiệp mất sức lao động từ 61% trở lên.

+ Là dân tộc ít người, kể cả trường hợp có cha hoặc mẹ là dân tộc ít người.

+ Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.

+ Có gia đình hoặc người nuôi dưỡng thuộc diện hộ đói theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Bản thân bị tàn tật được cơ sở y tế Nhà nước xác nhận.

+ Đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dạy nhân đạo, bảo trợ xã hội.

2. Giảm 1/2 tiền đóng góp xây dựng trường, lớp đối với học sinh, sinh viên thuộc một trong các diện:

+ Con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 60%.

+ Con của quân nhân bị bệnh nghề nghiệp mất sức lao động từ 41% đến 60%.

+ Có gia đình hoặc người nuôi dưỡng thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: THỦ TỤC XIN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ VÀ TIỀN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP

Các học sinh thuộc diện được miễn hoặc giảm tiền đóng góp xây dựng trường lớp làm thủ tục xin miễn giảm chung với thủ tục xin miễn, giảm học phí và thực hiện theo điều 4 - Phần II (những quy định cụ thể) của Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT. Bộ GD và ĐT-TC ngày 31-8-1998 của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp học sinh tiểu học xin miễn, giảm tiền đóng góp xây dựng trường lớp áp dụng tương tự các thủ tục nêu trên. Đối với học sinh là dân tộc ít người không phải làm đơn xin miễn, giảm hai loại đóng góp trên mà căn cứ vào giấy khai sinh hoặc lý lịch đã có xác nhận của chính quyền địa phương. Các thủ tục này chỉ thực hiện một lần đối với một học sinh, sinh viên trong suốt thời gian học tại cơ sở giáo dục - đào tạo.

Điều 4: QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỌC PHÍ, TIỀN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP.

1. Cơ sở giáo dục - đào tạo có trách nhiệm tổ chức thu học phí tiền đóng góp xây dựng trường lớp nộp vào Kho bạc Nhà nước, phản ánh qua ngân sách Nhà nước thông qua việc lập dự toán được cấp quản lý giáo dục - đào tạo có thẩm quyền duyệt.

2. Cơ sở giáo dục - đào tạo công lập được sử dụng toàn bộ tiền học phí vào các việc sau:

+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy và học tập (không dưới 80% tổng thu học phí).

+ Bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo kể cả hỗ trợ cho việc thi tốt nghiệp, tuyển sinh.

3. Tiền đóng góp xây dựng trường lớp được sử dụng để tu sửa cơ sở vật chất trường lớp, bổ sung thêm vào nguồn kinh phí xây dựng cơ bản hàng năm, mua sắm đồ dùng dạy học và các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy - học, công tác sinh hoạt đoàn thể; khoản tiền này được đưa vào ngân sách từng cấp theo Luật Ngân sách và được chi theo dự toán được duyệt.

4. Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập thực hiện theo chỉ đạo của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo - Lao động, Thương binh và Xã hội tại Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/BCT-BGD&ĐT-BLĐTB&XH ngày 23-5-2000 "Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo".

Điều 5: CÁC KHOẢN ĐƯỢC THU KHÁC DO ĐƠN VỊ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, CUỐI NĂM CÓ THANH QUYẾT TOÁN VỚI ĐƠN VỊ TÀI CHÍNH.

1. Tiền ở Ký túc xá:

+ Các đối tượng được miễn, giảm tiền đóng góp xây dựng trường, lớp cũng được miễn, giảm tiền ở ký túc xá tương ứng; đồng thời được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá trước đối tượng khác.

+ Mức thu tối đa: 25.000 đồng/học sinh/tháng.

+ Tiền thu về ký túc xá được sử dụng để chi trả các khoản có liên quan trực tiếp đến ký túc xá: tiền điện, nước, vệ sinh, quản lý, phục vụ, tu bổ nhỏ.

2. Tiền giữ xe:

+ Chỉ thu khi có yêu cầu của Hội Cha mẹ học sinh (hoặc đại diện tập thể học sinh, sinh viên) và nhà trường có tổ chức dịch vụ giữ xe.

+ Mức thu tối đa:

- Xe đạp: 3.000 đồng/xe/tháng.

- Xe máy: 5.000 đồng/xe/tháng.

+ Tiền thu về giữ xe được sử dụng để chi trả tiền công thuê người giữ xe, tu bổ khu vực giữ xe, bồi thường mất mát.

3. Tiền nước uống, vệ sinh lớp, ăn trưa:

+ Việc thu các loại tiền trên do cơ sở giáo dục - đào tạo thoả thuận với Hội Cha mẹ học sinh hoặc đại diện tập thể học sinh, sinh viên (kể cả mức thu cụ thể).

+ Tiền nước uống và vệ sinh trường lớp được dùng để chi trả trực tiếp cho các chi phí phục vụ nước uống, vệ sinh trường lớp và người phục vụ. Mức thu tối đa là 1.000 đồng/học sinh/tháng.

+ Tiền ăn trưa (đối với các lớp bán trú) được dùng để chi mua thức ăn, dụng cụ phục vụ bếp ăn và người phục vụ trực tiếp (không chi cho công tác quản lý). Mức thu tối đa là 90.000 đồng/học sinh/tháng.

Điều 6: CÁC LỚP BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO MÀ KINH PHÍ DO HỌC VIÊN ĐÓNG GÓP

1. Trên cơ sở kế hoạch mở lớp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ sở tổ chức đào tạo đề xuất mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh kèm theo phương án thu - chi theo nguyên tắc thu đủ bù chi gửi Sở Tài chính - Vật giá.

2. Ủy quyền cho giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phê duyệt mức thu học phí và dự toán, quyết toán thu - chi của đơn vị cùng với dự toán và quyết toán ngân sách hằng năm của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BCT-BGD&ĐT ngày 20-6-2001 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; với điều kiện: mức thu học phí phê duyệt bình quân không quá 350.000 đồng/hv/tháng học và không quá 1.400.000 đồng/hv/năm.

3. Đối với những lớp cần thiết phải mở nhưng phải thu học phí cao hơn mức quy định nói ở điểm 2 mới đảm bảo thu đủ bù chi, UBND tỉnh sẽ xem xét đề xuất của Sở Tài chính - Vật giá và sở, ngành chủ quản của đơn vị để quyết định.

Điều 7: CÁC KHOẢN THU KHÁC:

1. Việc thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh vào các trường, cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 34/2001/TT-BTC ngày 25-5-2001 "Hướng dẫn chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh vào các trường, cơ sở giáo dục công lập". Đối với các cơ sở bán công, tư thục cũng thực hiện theo định mức được quy định ở Thông tư trên.

2. Các cơ sở giáo dục - đào tạo không thu lệ phí tốt nghiệp. Chi phí cho công tác thi tốt nghiệp (kể cả chi phí mua phôi bằng và viết bằng) lấy từ nguồn thu học phí hoặc do ngân sách Nhà nước cấp (nếu không có học phí) và phải được đưa vào dự toán kinh phí hàng năm của đơn vị. Đối với các lớp dạy nghề, hướng nghiệp nếu trong chi phí tốt nghiệp có phần mua dụng cụ thực hành thì nhà trường có thể cho học sinh tự mua hoặc mua hộ theo thoả thuận.

3. Đối với các khoản thu không bắt buộc như: tiền bảo hiểm, tiền quỹ lớp, tiền do Hội Cha mẹ học sinh vận động đóng góp... nhà trường phải thông báo rõ cho cha mẹ học sinh và học sinh được biết, phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh quản lý tốt việc thu - chi.

Điều 8: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Ngoài các khoản thu được quy định ở trên, các cơ sở giáo dục - đào tạo không được thu thêm bất kỳ khoản nào khác có tính chất bắt buộc; trừ các khoản đóng góp đột xuất do Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu.

2. Quy định này được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ sở giáo dục - đào tạo có trách nhiệm phổ biến đến cha mẹ học sinh và học sinh, sinh viên vào đầu các năm học, khoá học. 

3. Trong quá trình thực hiện các quy định nói trên, nếu có vướng mắc hoặc có sự trượt giá lớn làm mất cân đối trong thu - chi, các cơ sở giáo dục - đào tạo kịp thời báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính - Vật giá để tham mưu với Ủy ban hân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi