Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 435/QĐ-UBND Đà Nẵng 2024 Bộ Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa phù hợp giáo dục phổ thông
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 435/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 435/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Trung Chinh |
Ngày ban hành: | 05/03/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Quyết định 435/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 435/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 05 tháng 3 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
phù hợp với cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
____________
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 426/TTr-SGDĐT ngày 16 tháng 02 năm 2024 và kết quả biểu quyết ý kiến của các Thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố tổ chức việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tiêu chí quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA PHÙ HỢP VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 435/QĐ-UBND
ngày 05 tháng 3 năm 2024 của UBND thành phố Đà Nẵng)
________________
I. TIÊU CHÍ 1: PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của thành phố Đà Nẵng.
2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phương pháp học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại thành phố Đà Nẵng.
3. Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế thành phố Đà Nẵng.
4. Chất lượng sách tốt (giấy in, độ bền, độ nét, độ tương phản của chữ in, phối màu của hình ảnh, khổ sách, cỡ chữ, kiểu chữ...), không có lỗi in ấn, sách có thể sử dụng lâu dài,... và có giá thành hợp lý.
II. TIÊU CHÍ 2: PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1. Phù hợp với việc học của học sinh
a) Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú với học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, phù hợp với nội dung bài học, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao.
b) Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện, trình bày sinh động, chỉ dẫn rõ ràng, có sức lôi cuốn, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.
c) Nội dung các bài học/chủ đề trong mỗi môn học cần đảm bảo tính liên môn với các môn học khác và có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.
d) Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học phải hướng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho học sinh.
đ) Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.
2. Phù hợp với cơ sở vật chất và việc lập kế hoạch dạy học tại cơ sở giáo dục phổ thông
a) Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, linh hoạt, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.
b) Cấu trúc sách giáo khoa thuận lợi, hợp lý để tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.
c) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo triển khai tốt, phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên
a) Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa phải hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực; đảm bảo triển khai khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục phổ thông.
b) Sách giáo khoa có nhiều nội dung, chủ đề kiến thức liên môn, phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.
c) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh.
d) Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây