Quyết định 12/2021/QĐ-UBND Quy chế quản lý chế độ cử tuyển tỉnh Điện Biên

thuộc tính Quyết định 12/2021/QĐ-UBND

Quyết định 12/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành Quy chế quản lý chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:12/2021/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Thành Đô
Ngày ban hành:16/06/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH ĐIỆN BIÊN

_______

Số: 12/2021/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

Điện Biên, ngày 16 tháng 6 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế quản lý chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

_____________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

           

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14  ngày  18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

                                          

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2021 và thay thế Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý công tác cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- TT. Tỉnh ủy;

- TT. HĐND tỉnh;

- Đoàn ĐBQH tỉnh;

- CT, PCT Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên;

- Các Ban đảng, đoàn thể tỉnh;

- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy;

- Như Điều 3;

- TT Công báo tỉnh;

- Lưu: VT, KGVX

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH



 

 

 

Lê Thành Đô

 


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH ĐIỆN BIÊN

_______

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

 

QUY CHẾ

Quản lý chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

___________

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ; đào tạo và kinh phí thực hiện chế độ cử tuyển; xét tuyển, bố trí việc làm, bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm:

a) Người dân tộc thiểu số rất ít người.

b) Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

2. Các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú; Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện và các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện chế độ cử tuyển.

Điều 3. Nguyên tắc cử tuyển

Việc thực hiện chế độ cử tuyển phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

1. Đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định.

2. Khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.

3. Bảo đảm người đi học theo chế độ cử tuyển được xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển

1. Về quyền lợi

a) Được thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển;

b) Được cấp học bổng, miễn học phí và hưởng các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo;

c) Được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

2. Về nghĩa vụ

a) Cam kết trước khi được cử tuyển và chấp hành sự cam kết với cơ quan cử đi học trở về làm việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp;

b) Chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của các cơ sở giáo dục; hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;

c) Bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 9 Quy chế này.

 

Chương II

ĐÀO TẠO VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CỬ TUYN

 

Điều 5. Đào tạo c tuyển

1. Đào tạo dự bị đại học, cao đẳng đối với người học cử tuyển

a) Đối tượng phải qua đào tạo dự bị

Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học, cao đẳng là học sinh phổ thông phải học một năm dự bị tại trường dự bị đại học hoặc tại khoa dự bị đại học của các trường được phép đào tạo dự bị đại học.

b) Đối tượng không qua đào tạo dự bị

Người trúng tuyển vào đại học, cao đẳng tại năm xét đi học cử tuyển không phải học dự bị mà được chuyển ngay vào đào tạo đại học, cao đẳng.

c) Tổ chức đào tạo dự bị

Việc tổ chức đào tạo dự bị và xét tuyển vào học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi kết thúc một năm học dự bị, nếu người học không đủ điều kiện vào học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thì được học lưu ban không quá một năm; trong năm học lưu ban, người học được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ như năm học thứ nhất. Trường hợp sau một năm học lưu ban người học vẫn không đạt đủ điều kiện vào học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thì cơ sở đào tạo dự bị bàn giao lại hồ sơ về cơ quan cử người đi học; cơ quan cử người đi học xem xét chuyển các trường hợp này xuống đào tạo cử tuyển trình độ trung cấp hoặc bàn giao hồ sơ về địa phương và gửi thông báo về gia đình của người học.

2. Đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học cử tuyển

a) Người học theo chế độ cử tuyển được đào tạo trong hệ thống giáo dục chính quy và bố trí học chung với sinh viên của cơ sở giáo dục theo ngành đào tạo;

b) Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo trình độ đại học được thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 02 năm học (04 học kỳ) so với thời gian thiết kế cho chương trình;

c) Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với ngành sư phạm), thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 01 năm học (02 học kỳ) so với thời gian thiết kế cho chương trình;

d) Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo trình độ trung cấp được thực hiện theo quy định thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 1/2 năm học (01 học kỳ) so với thời gian thiết kế cho chương trình;

đ) Người học hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian tối đa quy định tại các điểm b, c và d khoản này được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo chế độ cử tuyển; ngoài thời gian tối đa quy định, người học cử tuyển phải tự túc học tập, không được xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp;

e) Việc tổ chức đào tạo, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng được thực hiện theo trình độ đào tạo tương ứng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 6. Kinh phí đào tạo cử tuyển

Kinh phí đào tạo người học theo chế độ cử tuyển được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong đó, học bổng chính sách của người học theo chế độ cử tuyển được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Trường hợp người học cử tuyển học các ngành đào tạo giáo viên thì chính sách hỗ trợ tiền chi phí sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ “Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”.

 

Chương III

XÉT TUYỂN, BỐ TRÍ VIỆC LÀM VÀ BỒI HOÀN HỌC BỒNG, CHI PHÍ ĐÀO TẠO

 

Điều 7. Tiếp nhận, xét tuyển và bố trí việc làm đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp

1. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và bằng tốt nghiệp của người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục; gửi hồ sơ và bằng tốt nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp tới cơ quan, đơn vị đã đăng ký nhu cầu cử học sinh đi học theo chế độ cử tuyển hoặc gửi hồ sơ tới các đơn vị, tổ chức khác có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm để xét tuyển vào vị trí việc làm.

2. Các cơ quan, đơn vị

a) Tiếp nhận hồ sơ, bằng tốt nghiệp, bảng điểm của người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp từ Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Xây dựng kế hoạch tổ chức xét tuyển vào vị trí việc làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp theo quy định.

3. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.

Điều 8. Quy trình, thủ tục xét tuyển vào vị trí việc làm

1. Trên cơ sở tiếp nhận hồ sơ người học sau khi tốt nghiệp theo chế độ cử tuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc sở, ban, ngành tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp cử tuyển xây dựng phương án xét tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp cử tuyển vào vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu biên chế và theo phương án xét tuyển vào vị trí việc làm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đề xuất.

Trường hợp các sở, ban, ngành tỉnh có nhu cầu tuyển dụng người theo học chế độ cử tuyển thì thỏa thuận, thông nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi đề xuất chỉ tiêu cử tuyển) để tuyển dụng vào vị trí việc làm.

2. Phương án xét tuyển được gửi về Sở Nội vụ thẩm định, phê duyệt.

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiến hành xét tuyển vào vị trí việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp cử tuyển. Hình thức, nội dung sát hạch do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng và được phê duyệt trong phương án xét tuyển.

4. Kết quả xét tuyển gửi về Sở Nội vụ để xem xét phê duyệt.

5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định tuyển dụng, bố trí công tác đối với các trường hợp đạt yêu cầu theo kết quả được phê duyệt.

Điều 9. Trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo

Người học theo chế độ cử tuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo:

1. Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng.

2. Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.

3. Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo.

4. Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.

Điều 10. Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn

1. Chi phí bồi hoàn bao gồm: học bổng và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ cử tuyển.

2. Cách tính chi phí bồi hoàn

a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Quy chế này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = (HB+CF) x N

Trong đó: S là chi phí bồi hoàn; HB là học bổng người học được hưởng trong một tháng; CF là chi phí đào tạo người học trong một tháng; N là thời gian người học đã học theo chế độ cử tuyển được tính bằng số tháng làm tròn;

b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Quy chế này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

Trong đó: T là số tháng người cử tuyển phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động; t là số tháng người cử tuyển đã làm việc theo sự điều động; các ký hiệu: S, HB, CF và N xác định theo quy định tại điểm a khoản này.

Điều 11. Thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo

1. Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người học cử tuyển vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Quy định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động (cấp tỉnh) quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người học cử tuyển vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Quy chế này.

Điều 12. Trả và thu hồi chi phí bồi hoàn

1. Chậm nhất trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học cử tuyển có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.

2. Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.

4. Trường hợp người học không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.

 

Chương IV

T CHỨC QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Điều 13. Quản lý, theo dõi trong quá trình học tập

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Gửi hồ sơ của học sinh trúng tuyển, quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh cử học sinh đi học theo chế độ cử tuyển cho các cơ sở đào tạo; gửi giấy báo nhập học đến y ban nhân dân cấp huyện có học sinh được cử đi học theo chế độ cử tuyển.

b) Ký kết họp đồng đào tạo cử tuyển với các cơ sở giáo dục;

c) Phối hợp với các cơ sở giáo dục trong công tác quản lí, đào tạo người học. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, giữ mối liên hệ với các gia đình có người học theo chế độ cử tuyển trong việc theo dõi tiến độ, kết quả học tập, rèn luyện hằng năm của người học theo chế độ cử tuyển.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Thông báo kết quả của Hội đồng tuyển sinh cấp tỉnh, gửi giấy báo nhập học đến học sinh được cử đi học theo chế độ cử tuyển; ký cam kết trách nhiệm giữa địa phương với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và học sinh được cử tuyển đi học đúng quy định.

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với gia đình quản lý người học theo chế độ cử tuyển trong quá trình đào tạo.

Điều 14. Quản lý kinh phí đào tạo theo chế độ cử tuyển

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng dự toán kinh phí đào tạo cử tuyển hằng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong kế hoạch đào tạo hằng năm theo quy định. Hằng năm, chi trả học bổng cho người học, học phí, kinh phí đào tạo cho các cơ sở giáo dục theo hợp đồng đào tạo.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với các cơ quan liên quan cân đối bố trí nguồn kinh phí hằng năm để thực hiện chế độ cử tuyển. Thẩm định dự toán, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp phát kinh phí theo quy định. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan về tài chính trong công tác cử tuyển.

Điều 15. Chế độ chính sách của sinh viên cử tuyển

1. Được tỉnh chi trả học phí theo quy định.

2. Được cấp học bổng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 16. Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, quy chế học tập

1. Đối với trường hợp sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập, rèn luyện; sinh viên vi phạm nội quy, quy chế đào tạo

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ sở giáo dục, các cơ quan, đơn vị, địa phương thông tin đến gia đình, người học để giáo dục, động viên, nhắc nhở người học.

2. Đối với các trường hợp Hội đồng cử tuyển của tỉnh họp xét, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho thôi học hoặc buộc thôi học theo chế độ cử tuyển

a) Người học theo chế độ cử tuyển tự ý thôi học, bỏ học, vi phạm quy chế, nội quy của nhà trường đề ra đến mức phải xem xét kỷ luật. Căn cứ văn bản thông báo của cơ sở đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trình Hội đồng cử tuyển của tỉnh họp xét hình thức xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho thôi học.

b) Người học theo chế độ cử tuyển có đơn tự nguyện xin nghỉ học do năng lực không đáp ứng được chương trình đào tạo (không thuộc trường hợp vi phạm nội quy, quy chế).

 

Chương V
TỔ CH
C THỰC HIỆN

 

Điều 17. Trách nhiệm của các quan

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất chỉ tiêu, xét tuyển, cử và quản lý người đi học theo chế độ cử tuyển đúng đối tượng, tiêu chuẩn và danh sách đã phê duyệt.

Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc cử tuyển, đào tạo.

Báo cáo kết quả thực hiện chế độ cử tuyển của tỉnh sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh cử tuyển của năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc.

Hợp đồng đào tạo với các cơ sở giáo dục để thực hiện chế độ cử tuyển theo quy định về đặt hàng đào tạo và kế hoạch ngân sách thực hiện. Yêu cầu người học theo chế độ cử tuyển ký cam kết thực hiện nghĩa vụ của người học và các quy định về quá trình học tập tại các cơ sở giáo dục.

2. Sở Nội vụ

Tham mưu UBND tỉnh về phương án, kết quả tuyển dụng, bố trí, sử dụng sinh viên cử tuyển sau tốt nghiệp theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc xét tuyển vào công chức, viên chức.

3. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương xác định phạm vi, mức độ của các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và việc phân vùng khu vực theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Quy chế này.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành, đơn vị đề xuất chỉ tiêu đào tạo cử tuyển.

Tiếp nhận và bố trí sử dụng sinh viên cử tuyển tốt nghiệp theo vị trí việc làm đã đề xuất và cam kết với UBND tỉnh; thực hiện công tác cử tuyển theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

Chế độ của người học chế độ cử tuyển đã được áp dụng trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lí công tác cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về cơ quan thường trực (Sở Giáo dục và Đào tạo) tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất