Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 214/2022/NQ-HĐND Hưng Yên quy định mức chi tập huấn bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 214/2022/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 214/2022/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Trần Quốc Toản |
Ngày ban hành: | 07/07/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Nghị quyết 214/2022/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/2022/NQ-HĐND | Hưng Yên, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
NGHỊ QUYẾT
Quy định mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
_______________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông;
Xét Tờ trình số 70/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết quy định mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Báo cáo thẩm tra số 405/BC-VHXH ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Ban Văn hóa-Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại điểm a, mục 2, phần III, Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” (sau đây gọi tắt là tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục).
2. Nghị quyết này không điều chỉnh đối với việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về sách giáo khoa do các nhà xuất bản thực hiện.
3. Những nội dung không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông và các văn bản khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị quyết này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục; giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; các cơ quan, đơn vị và cá nhân khác có liên quan trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 3. Nguồn kinh phí tập huấn, bồi dưỡng
1. Nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề đã giao dự toán đầu năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục công lập.
3. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục; đóng góp của học viên.
4. Nguồn tài chính hợp pháp của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Điều 4. Nội dung và mức chi tập huấn, bồi dưỡng
1. Chi tạo lập mới hoặc thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến
Thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về mua sắm, đấu thầu, chứng từ, hóa đơn, các quy định về chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện.
2. Chi điều tra, khảo sát xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng
Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 180/2022/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung, mức chi các cuộc điều tra thống kê do ngân sách địa phương đảm bảo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3. Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới (viết tắt là chi biên soạn mới); chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình tài liệu tập huấn, bồi dưỡng (viết tắt là chi chỉnh sửa, bổ sung)
a) Chi biên soạn mới; chi chỉnh sửa, bổ sung
Tiền công trực tiếp đối với từng chức danh Ban/Tổ biên soạn mới, chỉnh sửa, bổ sung được tính theo công thức và định mức sau:
Tc = Lcs x Hstcn x Snc
Trong đó:
Tc: dự toán tiền công của chức danh
Lcs: lương cơ sở do Nhà nước quy định
Hstcn: hệ số tiền công ngày tính theo lương cơ sở của từng chức danh tính theo Bảng dưới đây
Snc: số ngày công của từng chức danh
Bảng hệ số tiền công ngày cho các chức danh
STT | Tên chức danh | Hệ số tiền công theo ngày |
1 | Trưởng ban/Tổ trưởng | 0,5 |
2 | Thành viên thực hiện chính, thư ký | 0,31 |
3 | Thành viên | 0,17 |
4 | Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ | 0,11 |
Thuê chuyên gia trong nước phối hợp biên soạn mới, chỉnh sửa, bổ sung: mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 24.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/1 tháng), tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước không quá 30% tổng dự toán kinh phí chi của Ban/Tổ biên soạn mới, chỉnh sửa, bổ sung.
b) Thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới, chỉnh sửa, bổ sung.
Chủ tịch Hội đồng/Tổ trưởng tổ thẩm định: 400.000 đồng/người/ngày
Thành viên tổ thẩm định: 320.000 đồng/người/ngày
Thư ký tổ thẩm định: 200.000 đồng/người/ngày
Đại biểu được mời tham dự: 120.000 đồng/người/ngày
4. Chi số hóa tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến
a) Các khoản tiền công: xây dựng kịch bản dạy học (chuỗi các hoạt động dạy học) của bài học; xây dựng nội dung chi tiết của bài học (từng hoạt động) theo kịch bản dạy học (Sản phẩm bao gồm nội dung các hoạt động dạng text và các chỉ dẫn/cài đặt để sử dụng các tư liệu trong từng hoạt động, chưa bao gồm các tài liệu đa phương tiện (multimedia) như hình ảnh, âm thanh, phương tiện điện tử ghi, sao chép (video), đồ họa (infographics)...); chuyên gia/giáo viên ghi hình (nghiên cứu kịch bản và nội dung tiết học; phối hợp với kĩ thuật viên video để chuẩn bị; phối hợp ghi hình); xây dựng bản yêu cầu/hướng dẫn biên tập video (hậu kỳ, thời lượng video tối đa 90 phút); thống kê và xử lý cơ bản dữ liệu kết quả của khóa tập huấn, bồi dưỡng (danh sách điểm, phân nhóm đối tượng, phổ điểm, tỷ lệ-tối thiểu cho 250 học viên): áp dụng theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước.
b) Chi phí quay video bài giảng (thời lượng tối đa của video không quá 90 phút; giá bao gồm công kỹ thuật viên và thiết bị (01 - 02 người)); chi biên tập video (cắt/ghép video theo yêu cầu của chuyên gia; chuyển đổi định dạng, độ phân giải, làm việc theo chỉ đạo của chuyên gia): 100.000 đồng/phút.
c) Chi nhập liệu nội dung dạng văn bản (bao gồm chèn ảnh có sẵn); chi số hóa câu hỏi vào hệ thống học tập trực tuyến gắn với hoạt động học (dữ liệu có cấu trúc; yêu cầu bản ghi (file) câu hỏi, trong đó nêu rõ đáp án); chi số hóa nội dung văn bản vào hệ thống quản lý học tập; chi phí gia công bài giảng điện tử tương tác.
Nhập dữ liệu có cấu trúc (là các dữ liệu đã được tổ chức theo một cấu trúc thống nhất, bản thân các cấu trúc này không hoặc ít có sự biến động theo thời gian): 300 đồng/1 trường dữ liệu (đơn giá trên bao gồm cả việc kiểm tra hiệu đính thông tin; 01 trang văn bản tương ứng 46 dòng x 70 ký tự/dòng, tương đương bình quân).
Nhập dữ liệu phi cấu trúc (dữ liệu ở dạng tự do và không có cấu trúc được định nghĩa sẵn, ví dụ như: các tập tin video, tập tin ảnh, tập tin âm thanh...): 9.000 đồng/1 trang tài liệu gốc A4 (đơn giá trên bao gồm cả việc kiểm tra hiệu đính thông tin).
Đối với việc tạo lập thông tin điện tử từ các nguồn dữ liệu điện tử có sẵn: mức chi được tính bằng 15% mức chi tạo lập thông tin lần đầu.
Chuyển đổi thông tin: trường hợp sử dụng thiết bị ngoại vi để quét dữ liệu có sẵn trên giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản in sang dữ liệu dạng văn bản điện tử (không hiệu đính), sau đó sử dụng phần mềm chuyên dụng để chuyển đổi thông tin từ dạng văn bản điện tử (không hiệu đính) sang thông tin dạng văn bản điện tử (có hiệu đính); 2.700 đồng/1 trang tài liệu gốc A4.
Chi phí gia công bài giảng điện tử tương tác: 2.700 đồng/1 trang tài liệu gốc A4.
5. Tiền công cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên
Căn cứ yêu cầu chất lượng khóa tập huấn, bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng quyết định mức chi tiền công cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (gồm cả hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến); tiền công cho nhân viên giám sát, vận hành hệ thống học tập trực tuyến (trường hợp thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến thì tiền công cho người giám sát, vận hành hệ thống học tập trực tuyến tính trong tổng mức kinh phí thuê) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao, số lượng các thành viên tham gia hướng dẫn, giảng dạy trong 1 buổi học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tổng mức chi tiền công được tính cho tất cả các thành viên trực tiếp tham gia hướng dẫn, giảng dạy trong 1 buổi tập huấn, bồi dưỡng (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học). Cụ thể:
a) Trường hợp tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng thuê giảng viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học (hoặc tương đương): tổng mức chi tiền công 2.000.000 đồng/buổi.
b) Trường hợp tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng có giảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán làm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương: tổng mức chi tiền công 500.000 đồng/buổi.
Số giờ giảng vượt định mức của các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; giờ giảng của các giảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán làm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương cho những giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn lại được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng chế độ tiền công giảng viên theo quy định.
6. Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi
Thực hiện theo Nghị quyết số 189/2022/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung và mức chi cho công tác chuẩn bị, tổ chức, tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi áp dụng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
7. Chi thuê phiên dịch, biên dịch
Thực hiện mức chi dịch thuật theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
8. Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị có liên quan; chi đi công tác để kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng, đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng; chi phụ cấp tiền ăn, chi phí thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên; chi nước uống phục vụ lớp học; hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền nghỉ cho học viên trong những ngày đi thực tế, chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung; chi hỗ trợ chi phí đi lại cho học viên từ cơ quan đến nơi tập huấn, bồi dưỡng (một lượt đi và về); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung tại cơ sở tập huấn, bồi dưỡng: thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 98/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
9. Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc: 200.000 đồng/học viên.
10. Các khoản chi phí theo thực tế phục vụ trực tiếp lớp học
Thuê địa điểm/lớp học để ghi hình/quay video; chi thiết kế tiêu đề (banner) đặt trên trang mạng (website); xây dựng đồ họa (infographic);
Chi tài liệu học tập bắt buộc (mua, in ấn giáo trình, tài liệu) theo nội dung chương trình khóa tập huấn, bồi dưỡng cho học viên tham dự (không bao gồm tài liệu tham khảo);
Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ tập huấn, bồi dưỡng (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, thuê đường truyền, thuê tài khoản trực tuyến, các chi phí trực tiếp khác về công nghệ thông tin đối với hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến;
Chi in và cấp chứng chỉ;
Chi tổ chức hội đồng xét kết quả; chi lễ khai giảng, bế giảng;
Chi trả tiền phương tiện đưa, đón học viên đi khảo sát, thực tế;
Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên;
Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác phí và chi làm thêm giờ (nếu có) cho cán bộ quản lý lớp học, vệ sinh, trông giữ xe và các khoản chi trực tiếp khác);
Thanh toán theo thực tế phát sinh khi có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
3. Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVII, Kỳ họp thứ Tám nhất trí thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 7 năm 2022./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |