Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 88/KH-BQP của Bộ Quốc phòng thực hiện Chỉ thị 2009/CT-TTg ngày 01/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 88/KH-BQP
Cơ quan ban hành: | Bộ Quốc phòng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 88/KH-BQP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Khắc Nghiên |
Ngày ban hành: | 07/01/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Kế hoạch 88/KH-BQP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/KH-BQP | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2010 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chỉ thị số 2009/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh
Thực hiện Chỉ thị số 2009/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh (2001 - 2010), Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. Mục đích
Đánh giá thực chất những việc đã làm được, chưa làm được, chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém, nguyên nhân, vướng mắc tồn tại trong 10 năm qua, rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác GDQP-AN của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương, các Ban của Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các đoàn thể; tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành Trung ương); các quân khu; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); đề ra chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức có hiệu quả công tác GDQP-AN trong tình hình mới. Sau tổng kết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác GDQP-AN, đồng thời đề xuất với Đảng, Nhà nước xây dựng Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về GDQP-AN.
B. Yêu cầu
1. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, phát huy vai trò tham mưu của HĐGDQP-AN, cơ quan quân sự, công an; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể làm tốt công tác chuẩn bị để tổng kết đạt hiệu quả thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức hoặc coi nhẹ, làm sơ sài.
2. Đánh giá đúng các ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân mạnh, yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác GDQP-AN ở đơn vị mình; đề ra những giải pháp cụ thể, sát thực, phù hợp với từng địa phương, đơn vị, cơ quan để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP-AN.
C. Những văn bản phục vụ tổng kết
1. Chỉ thị số 2009/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN;
2. Quyết định số 07/QĐ-HĐGDQP-ANTW ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Hội đồng GDQP-AN Trung ương ban hành kế hoạch công tác Hội đồng GDQP-AN Trung ương giai đoạn 2008 - 2011;
3. Kế hoạch số 6169/KH-BQP ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Bộ Quốc phòng về tổ chức thực hiện Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP-AN giai đoạn 2007 - 2012;
4. Kết quả quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về tăng cường công tác GDQP toàn dân trước tình hình mới (sau đây gọi là Chỉ thị số 62-CT/TW) và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP, AN trong tình hình mới (sau đây gọi là Chỉ thị số 12-CT/TW); Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về GDQP (sau đây gọi là Nghị định số 15/2001/NĐ-CP) và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 về GDQP-AN (sau đây gọi là Nghị định số 116/2007/NĐ-CP); Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; Thông tư liên tịch số 182/2007/TTLT/BQP-BCA-BGD&ĐT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về GDQP-AN; Quyết định số 184/2007/QĐ-BQP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị quân đội đối với công tác GDQP-AN; Quyết định số 170/2008/QĐ-BCA(X11) ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về quy định nhiệm vụ công an các đơn vị, địa phương và các trường công an nhân dân đối với công tác GDQP-AN.
5. Kế hoạch công tác của HĐGDQP-AN quân khu, cấp tỉnh, huyện và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự cấp xã kiêm nhiệm công tác GDQP-AN từ 2001 đến 2010, trọng tâm từ 2005 - 2010.
II. NỘI DUNG TỔNG KẾT
A. Đặc điểm liên quan đến công tác GDQP-AN
1. Đặc điểm về địa lý, hành chính, dân cư, địa bàn quân khu, tỉnh, huyện, xã (đối với Bộ, ngành Trung ương: tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành thuộc lĩnh vực được phân công trên phạm vi toàn quốc) có liên quan đến nhiệm vụ GDQP-AN.
2. Đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (dân số, dân tộc, tôn giáo, lịch sử, truyền thống cách mạng, cơ sở giáo dục và đào tạo, tiềm năng kinh tế - xã hội, chuyển dịch kinh tế, tăng trưởng kinh tế) có tác động đến thực hiện các chủ trương, chính sách GDQP-AN, đến các tổ chức cá nhân phải thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN.
3. Vị trí vai trò của quân khu, địa phương, Bộ, ngành Trung ương đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên phạm vi từng địa phương và cả nước.
4. Những yêu cầu GDQP-AN trong tình hình mới.
B. Kết quả thực hiện Chỉ thị 62-CT/TW; Chỉ thị số 12-CT/TW và Nghị định số 15/2001/NĐ-CP, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP-AN
1. Kết quả quán triệt các văn bản của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, quân khu, địa phương về công tác GDQP-AN
- Công tác tổ chức quán triệt ở các cấp, các ngành, cơ quan và đơn vị (bao nhiêu hội nghị, cấp tổ chức hội nghị, số người, người chủ trì hội nghị).
- Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và công tác GDQP-AN.
2. Kết quả ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDQP-AN và kế hoạch triển khai công tác GDQP-AN trong những năm qua của Bộ, ngành Trung ương, quân khu, địa phương
Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch và tổ chức thực hiện của cấp ủy và chính quyền các cấp về GDQP-AN: Số lượng và tính đúng đắn, hiệu quả của các văn bản (nêu một số văn bản tiêu biểu, số còn lại đưa vào phụ lục).
3. Kết quả hoạt động của Hội đồng GDQP-AN các cấp
a) Việc củng cố, kiện toàn Hội đồng.
b) Chất lượng các phiên họp Hội đồng, năng lực tham mưu, đề xuất giúp Chính phủ, quân khu, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về nhiệm vụ GDQP-AN từ cơ sở đến toàn quốc.
c) Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng, Ban Thư ký và cơ quan Thường trực Hội đồng.
d) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác GDQP-AN: kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý các vi phạm.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN của các Bộ, ngành Trung ương, quân khu, địa phương
a) Kết quả thực hiện công tác GDQP-AN toàn dân
- Kết quả GDQP-AN qua các phương tiện truyền thông đại chúng (số lượng, thời lượng, chất lượng, hiệu quả sau thông tin, tuyên truyền GDQP-AN).
- Kết quả GDQP-AN qua sinh hoạt lễ hội, giáo dục truyền thống.
- Kết quả GDQP-AN qua kết hợp hệ thống báo cáo viên, sinh hoạt các đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư và các hình thức khác được vận dụng ở từng Bộ, ngành Trung ương, quân khu, địa phương.
b) Kết quả bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh (BDKTQP-AN) cho cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở và các đối tượng khác (số liệu đã bồi dưỡng, chưa bồi dưỡng, tỷ lệ, có phụ lục kèm theo).
- Tham dự BDKTQP-AN của cán bộ đối tượng 1 do Trung ương triệu tập tại Học viện Quốc phòng.
- Kết quả BDKTQP-AN cho cán bộ đối tượng 2 tại Học viện Chính trị, các trường quân sự quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và tại các trường quân sự cấp tỉnh theo phân cấp và UBND cấp tỉnh đăng cai.
- Kết quả BDKTQP-AN cho cán bộ đối tượng 3 tại cấp tỉnh và tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện do phân cấp và UBND cấp huyện đăng cai.
- Kết quả BDKTQP-AN đối tượng 4: trưởng thôn, bản, buôn, sóc, phum, khóm, ấp, tổ dân phố, bí thư chi bộ, già làng, trưởng bản.
- Kết quả BDKTQP-AN cho đối tượng 5.
- Kết quả BDKTQP-AN cho chức sắc, nhà tu hành và chức việc các tôn giáo.
- Kết quả BDKTQP-AN cho chủ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, người lao động trong các doanh nghiệp, chủ hộ tàu thuyền hoạt động trên biển, chủ hộ biên giới, văn sĩ, trí thức, phóng viên báo đài và các đối tượng khác.
- Đánh giá ý thức chấp hành chỉ tiêu chiêu sinh từng đối tượng, trách nhiệm các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ BDKTQP-AN.
c) Kết quả GDQP-AN trong học sinh, sinh viên
- Kết quả GDQP-AN cho học sinh trung học phổ thông (THPT).
- Kết quả GDQP-AN cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (TCCN&TCN).
- Kết quả GDQP-AN cho sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học (CĐN, CĐ&ĐH).
- Kết quả GDQP-AN các đối tượng học tại chức không chính quy (nếu có).
d) Kết quả GDQP-AN trong các trường chính trị, hành chính, đoàn thể
- Kết quả GDQP-AN trong Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; các phân viện trực thuộc;
- Kết quả GDQP-AN trong các trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
- Kết quả GDQP-AN đối với học viên bồi dưỡng tại chức các trường thuộc ngành (nếu có).
đ) Kết quả GDQP-AN đối với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, lực lượng an ninh ở cơ sở.
5. Đánh giá kết quả đầu tư, bố trí ngân sách cho xây dựng nhà trường, các trung tâm GDQP-AN, bảo đảm cơ sở vật chất cho công tác GDQP-AN
- Kết quả đầu tư xây dựng các trung tâm GDQP-AN: Phòng học, giảng đường, thao trường, bãi tập, cơ sở, vật chất, thiết bị dạy học; việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào giảng dạy môn GDQP-AN.
- Kết quả bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất phục vụ BDKTQP-AN cho các đối tượng.
- Kết quả bảo đảm ngân sách, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên GDQP-AN.
- Kết quả bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho thực hiện GDQP-AN ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các phân viện, các trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
6. Đánh giá chất lượng về chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu phục vụ cho công tác GDQP-AN:
a) Xây dựng chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu cho GDQP-AN trong học sinh THPT, TCCN&TCN, CĐN, CĐ và ĐH:
- Đánh giá chương trình và giáo trình, sách giáo khoa THPT, TCCN, TCN, cao đẳng nghề, cao đẳng và đại học.
- Đánh giá chương trình, giáo trình đào tạo ngắn hạn giáo viên GDQP-AN THPT, đào tạo giáo viên chính quy ghép môn GDQP-AN THPT.
b) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu cho môn GDQP-AN trong các trường chính trị, hành chính, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở:
- Chương trình và giáo trình dùng trong Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường khu vực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị cấp tỉnh.
c) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu chuyên đề BDKTQP-AN từ Trung ương đến cơ sở, đối tượng 1, 2, 3, 4, 5, các đối tượng khác.
7. Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên GDQP-AN
- Kết quả đào tạo ngắn giáo viên GDQP-AN cấp THPT.
- Kết quả đào tạo giáo viên GDQP-AN chính quy ghép môn cấp THPT, TCCN, TCN.
- Kết quả tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên GDQP-AN hàng năm, 5 năm, 10 năm.
- Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên và các tổ bộ môn, khoa giáo viên GDQP-AN tại các trường cao đẳng, đại học và các trung tâm GDQP.
C. Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm.
1. Ưu điểm:
a) Nhận thức, trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, quản lý nhà nước về GDQP-AN;
b) Vai trò của cơ quan chức năng: quân sự; công an; giáo dục và đào tạo; tuyên giáo; tổ chức; nội vụ và các cơ quan khác trong tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách và sự kết hợp trong tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ GDQP-AN;
c) Kết quả nổi bật, tiêu biểu.
2. Đánh giá mặt yếu kém, tồn tại
- Nêu khuyết điểm, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện, trong đó đi vào nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành.
3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân của các mặt mạnh: lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Nguyên nhân mặt tồn tại, yếu kém (nêu rõ nguyên nhân chủ quan).
4. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW, Chỉ thị số 12-CT/TW; Nghị định số 15/2001/NĐ-CP; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP trong 10 năm qua, rút ra bài học kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện.
D. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP-AN trong những năm tới
1. Dự báo tình hình liên quan đến thực hiện công tác GDQP-AN của Bộ, ngành Trung ương, quân khu, địa phương
- Tình hình kinh tế, xã hội; quan hệ đối ngoại; hội nhập mở cửa;
- Thiên tai, bão, lũ, sạt lở, thời tiết khắc nghiệt;
- Đời sống nhân dân, an ninh xã hội;
- Âm mưu, thủ đoạn, chiến lược “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam;
- Vị trí, vai trò chiến lược của quân khu, địa phương trong khu vực phòng thủ và đối với toàn quốc;
- Tính chất nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, mối quan hệ (của Bộ, ngành Trung ương).
2. Mục tiêu trong thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP-AN
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và XI; Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về An ninh quốc gia; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Kết luận của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta; tổ chức thực hiện có nền nếp, hiệu quả, vững chắc Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP, AN trong tình hình mới và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về GDQP-AN, Nghị định 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành và địa phương. Nội dung GDQP-AN cần tập trung xây dựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, làm cho toàn Đảng, toàn dân luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, hiểu rõ bản chất thâm độc và xảo quyệt của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.
3. Nhiệm vụ
a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐGDQP-AN các cấp, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về GDQP-AN (Từ theo dõi, tổng hợp, tham mưu, đề xuất, chỉ đạo đến kiểm tra kết quả thực hiện).
b) Tích cực, chủ động, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng BDKTQP-AN cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở; phấn đấu trong nhiệm kỳ công tác của cấp ủy, hoàn thành BDKTQP-AN cho cán bộ, đảng viên. Triển khai BDKTQP-AN cho chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc ở các địa phương đạt kết quả tốt.
c) Xây dựng trung tâm GDQP-AN trong các nhà trường quân đội theo Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN cho học sinh, sinh viên và nhiệm vụ BDKTQP-AN cho các đối tượng.
d) Tập trung đào tạo giảng viên, giáo viên GDQP-AN cho các trường THPT, TCCN, TCN, DN theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời đẩy mạnh đào tạo giảng viên đại học để đến năm 2015 có đủ giáo viên GDQP-AN cho các trường THPT, TCCN, TCN, DN, CĐN, CĐ, ĐH;
đ) Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả GDQP-AN cho học sinh, sinh viên, phấn đấu tất cả các trường THPT thực hiện môn học theo phân phối chương trình (học rải).
e) Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình, giáo trình giáo dục QP-AN cho học viên các trường chính trị, hành chính, đoàn thể theo quyết định của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
g) Tăng cường GDQP-AN toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung có trọng điểm vào các ngày truyền thống, ngày lễ lớn trong từng năm của từng đơn vị, quân khu, địa phương và toàn quốc.
h) Từng bước đưa nội dung GDQP-AN vào các học viện, nhà trường tôn giáo, thống nhất các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước và các tổ chức tôn giáo thành 1 môn học trong các nhà trường, học viện tôn giáo.
i) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiểm tra theo quy chế, kế hoạch của Hội đồng GDQP-ANTƯ.
Ngoài các nhiệm vụ cơ bản trên, các quân khu, địa phương, Bộ, ngành Trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị mình để xác định nhiệm vụ cho phù hợp.
4. Những giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP-AN
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng đối với công tác GDQP-AN theo đúng tinh thần Chỉ thị số 12/CT-TW của Bộ Chính trị; coi đây là một trong những nhiệm vụ lãnh đạo quan trọng của cấp ủy các cấp, trách nhiệm của chính quyền và người đứng đầu các Bộ, ngành Trung ương; đưa nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng - an ninh vào chương trình BDKTQP-AN cho các đối tượng, trọng tâm là đối tượng 1, 2, 3.
b) Phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thường xuyên củng cố, kiện toàn Hội đồng GDQP-AN các cấp, phát huy vai trò trách nhiệm các thành viên Hội đồng và vai trò tham mưu của Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP-AN các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của Hội đồng các cấp đối với công tác GDQP-AN;
c) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDQP-AN nói chung và đổi mới hình thức GDQP-AN toàn dân, lồng ghép giáo dục truyền thống, lịch sử của Đảng, dân tộc, địa phương trong các hoạt động của tổ chức đoàn thể, nhà trường, tạo tính hấp dẫn, sức lan tỏa mạnh mẽ.
d) Tăng cường kiểm tra của Hội đồng GDQP-AN các cấp, mỗi năm mỗi cấp kiểm tra từ 25 đến 35% đơn vị, kịp thời phát hiện và nhân rộng những nhân tố điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện công tác GDQP-AN; chấn chỉnh kịp thời những sai lệch, yếu kém trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
đ) Các quân khu, địa phương, Bộ, ngành Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng làm tốt công tác tham mưu, kịp thời rút kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
e) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDQP-AN có tính pháp lý cao, đồng bộ và kịp thời, thống nhất.
g) Quan tâm đầu tư đúng mức ngân sách, kinh phí cho công tác GDQP-AN ở từng cấp.
h) Công tác GDQP-AN là trách nhiệm của đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, do đó cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện, nhằm đưa công tác GDQP-AN đi vào nền nếp, chiều sâu, độ vững chắc.
i) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, phản ảnh tình hình đúng quy định.
k) Các giải pháp khác, quân khu, Bộ, ngành Trung ương địa phương tự xác định.
5. Những kiến nghị, đề xuất
- Với Trung ương (nêu kiến nghị về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất; hướng dẫn thực hiện kịp thời, có tính khả thi).
- Với các quân khu, lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương và địa phương (nêu rõ các kiến nghị).
III. THÀNH PHẦN VÀ THỜI GIAN
Thực hiện theo Chỉ thị số 2009/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN.
IV. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương và quân khu: Sử dụng ngân sách Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương.
2. Các Bộ, ngành Trung ương: Sử dụng ngân sách của Bộ, ngành;
3. Cấp tỉnh: Sử dụng ngân sách địa phương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Việc tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN được tiến hành từ cấp tỉnh, quân khu, các Bộ, ngành Trung ương và toàn quốc. Cấp huyện, cấp xã không tổ chức hội nghị tổng kết, nhưng UBND có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN gửi về UBND cấp trên (thời gian do UBND cấp tỉnh quy định).
1. Cấp tỉnh: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tổng kết; mỗi quân khu chọn một tỉnh tổ chức làm trước để rút kinh nghiệm, sau đó chỉ đạo các tỉnh còn lại tổng kết.
2. Các Bộ, ngành Trung ương: Do lãnh đạo Bộ, ngành chủ trì: Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành, nơi không có Ban Chỉ huy quân sự thì cán bộ chuyên trách (kiêm nhiệm) về quân sự, các cơ quan liên quan thuộc các Bộ, ngành giúp lãnh đạo Bộ, ngành phối hợp các cơ quan chuyên môn triển khai tổ chức tổng kết.
3. Cấp quân khu: Do Chủ tịch HĐGDQP-AN quân khu chủ trì; Cơ quan Thường trực HĐGDQP-AN quân khu phối hợp các cơ quan liên quan giúp HĐGDQP-AN tổ chức tổng kết.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương và các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ, HĐGDQP-ANTƯ tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc gắn với phiên họp cuối năm 2010 của Hội đồng.
5. Cơ quan Thường trực HĐGDQP-ANTƯ xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, phân công chuẩn bị tham luận tại hội nghị, phân công công tác Ủy viên HĐGDQP-ANTƯ, Ban Thư ký của Hội đồng chỉ đạo và dự tổng kết ở các Bộ, ban, ngành Trung ương, các quân khu, các tỉnh. (Ban Thường trực HĐGDQP-AN Trung ương có kế hoạch cụ thể).
VI. KHEN THƯỞNG
1. Hình thức khen thưởng: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Nhất, Nhì, Ba, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh, Giấy khen cấp có thẩm quyền theo quy định Luật Thi đua khen thưởng.
2. Đối tượng khen: Tất cả cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác GDQP-AN trong 10 năm qua. Các cá nhân, tập thể được khen thưởng trong đợt tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 15/2001/NĐ-CP của Chính phủ về GDQP; trong trường hợp phát huy tốt thành tích các năm tiếp theo được đề nghị thành tích khen thưởng ở mức cao hơn.
3. Khen thưởng tập trung vào nhiệm vụ GDQP-AN được thực hiện trong 10 năm, trong quá trình xem xét, thẩm định yêu cầu khách quan, chính xác thành tích của các đơn vị cá nhân thuộc quyền, cả cá nhân, cơ quan nghiên cứu quản lý của cá nhân, đơn vị triển khai tổ chức thực hiện, đúng người, đúng việc, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua.
4. Tổng cục Chính trị/Bộ Quốc phòng căn cứ Luật Thi đua khen thưởng hướng dẫn cụ thể hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng, tỷ lệ và thủ tục khen thưởng để các Bộ, ngành Trung ương, các quân khu, các địa phương thực hiện.
Để việc Tổng kết đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, đề nghị người đứng đầu các Bộ, ngành Trung ương; Tư lệnh các quân khu; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã quán triệt cho các cấp, các ngành trong phạm vi phụ trách, đề cao ý thức trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. Quá trình chuẩn bị và tiến hành tổng kết nếu có gì chưa rõ đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng và HĐGDQP-ANTƯ qua Cơ quan Thường trực (Cục Dân quân tự vệ, BTTM, Bộ Quốc phòng) để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |