CÔNG VĂN
CỦA BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 6962/THCN&DN NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC
2002 - 2003 ĐỐI VỚI TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP.
Căn cứ vào Chỉ thị số 34/2002/CT-BGD&ĐT ngày 1 tháng 8 năm 2002 của
Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trung
tâm của toàn ngành trong năm học 2002 - 2003, Bộ hướng dẫn và yêu cầu các
Sở
Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học mới ở bậc
THCN như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
Quán triệt những quan điểm cơ bản
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và
kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ 6 nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn
diện trong phát triển giáo dục. Tiếp tục sắp xếp, củng cố và phát triển hệ
thống các trường trung học Chuyên nghiệp trên cả nước, phát triển qui mô đào
tạo, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và công tác quản lý, nâng
cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực THCN trong công cuộc phát triển
kinh tế xã hội, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy
mạnh xã hội hoá giáo dục; thực hiện liên thông trong đào tạo THCN với các bậc
học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo gắn với sử dụng và việc làm.
II NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Công tác chính trị tư tưởng
Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các
cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các trường THCN cần tổ chức cho tất cả cán
bộ, công chức, giáo viên học tập, nghiên cứu, quán triệt kết luận Hội nghị lần
thứ 6 khoá 9 của BCH TW Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác
trong công tác của mỗi người; trên cơ sở đó các đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt
động cụ thể, phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.
2. Tiếp tục sắp xếp mạng lưới, củng cố và phát triển hệ
thống các trường THCN gắn với yêu
cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước, từng vùng kinh
tế trọng điểm, các Bộ ngành TW và
từng địa phương. Từng bước mở rộng qui mô đào tạo một cách hợp lý, tương xứng
với khả năng và yêu cầu của mỗi địa phương, mỗi ngành; sử dụng có hiệu quả cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện có để phát triển THCN. Tích cực tìm các biện pháp để
phân luồng học sinh sau THPT và đặc biệt là sau THCS góp phần đảm bảo sự cân
đối giữa các cấp học, bậc học.
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Năm học 2002 - 2003 cần giữ vững
và tiếp lục nâng cao chất lượng đào tạo THCN, làm cho mục tiêu đào tạo ngày
càng sát hơn với yêu cầu sử dụng, nâng cao hiệu quả đào tạo. Vì vậy trong năm
học này cần tập trung giải quyết các vấn đề sau :
- Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội
dung chương trình giáo dục theo các qui định của Luật giáo dục và Chương trình
khung giáo dục THCN ban hành theo Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày
6/6/2001 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở Chương trình khung,
các trường THCN cần chủ động xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khẩn trương biên soạn giáo trình mới và
các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập; Phấn đấu để có đủ tài liệu, giáo trình
cho giáo viên, học sinh sử dụng và sau năm học 2002 - 2003 không còn trường nào
sử dụng chương trình giáo dục cũ.
-
Tổ chức quán triệt qui chế
kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp THCN hệ chính quy ban hành theo quyết định số
29/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong từng trường để đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng,
tính nghiêm túc, khách quan, công bằng.
- Từng trường cần tiếp tục
nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích giáo viên tìm tòi và áp
dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả các giờ học.
- Các trường đủ điều kiện đã
được lựa chọn cần tiếp tục chuẩn bị mọi mặt để tổ chức tốt đào tạo thí điểm
liên thông THCN-CĐ-ĐH.
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên.
- Năm học 2002 - 2003, các trường
phải có kế hoạch bổ sung đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên tương ứng với việc phát
triển qui mô, ngành nghề đào tạo, phấn đấu để tỉ lệ giáo viên THCN/ số học sinh
là 1/15, tạo điều kiện cho giáo viên vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy vừa
có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng
cho giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tổ chức các buổi hội thảo
chuyên đề cho giáo viên về các phương pháp giảng dạy tiên tiến, về kỹ thuật,
công nghệ mới.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua
dạy tốt trong nhà trường. Tổ chức Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở và có
chế độ khen thưởng thích đáng đối với giáo viên giỏi. Chuẩn bị tốt cho Hội Thi
giáo viên dạy giỏi toàn quốc lần thứ VI sẽ tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh
vào quí III năm 2003.
5. Tích cực tìm các nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật
chất thiết bị trường học theo hướng chuẩn hoá và hiện đại, chú trọng các thiết
bị phục vụ giảng dạy, học tập. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư
để nâng cấp trường học.
6. Công tác quản lý
Năm học 2002 - 2003, các Sở Giáo
dục và Đào tạo, các bộ phận quản lý
THCN thuộc các Bộ, Ngành cần nghiên cứu cải tiến phương thức quản lý Nhà nước
về đào tạo THCN để nâng cao tính hiệu quả, giúp các cơ sở đào tạo thực hiện tốt
nhiệm vụ trọng tâm là:
a. Các Sở giáo dục và đào tạo cần
tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của
ngành về đào tạo THCN trên phạm vi lãnh thổ
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện Điều lệ trường THCN, chương trình khung giáo dục Trung học Chuyên
nghiệp, Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp THCN hệ chính quy ở địa phương, phản ánh kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo những vướng mắc và
các biện pháp xử lý cần thiết.
- Tăng cường theo dõi, kiểm tra
việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo qui định, phản ánh với Bộ Giáo dục & Đào tạo và xử lý kịp
thời các vi phạm phát sinh.
b. Các bộ phận quản lý THCN của các Bộ, Ngành cần tiếp tục xây
dựng Chương trình khung THCN ngành phù hợp với Chương trình khung giáo dục
THCN; Nghiên cứu, bổ sung danh mục đào tạo THCN thuộc Bộ, Ngành cho phù hợp với
yêu cầu sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội hiện nay, đóng góp ý kiến cho
Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhanh
chóng ban hành danh mục ngành đào tạo THCN
mới.
c. Các trường Trung học Chuyên
nghiệp
- Trên cơ sở Chương trình khung
giáo dục THCN và Chương trình
khung ngành, cần chủ động xây dựng ngay các chương trình đào tạo cụ thể của
mình phù hợp với yêu cầu đa dạng về nguồn nhân lực của phát triển kinh tế - xã
hội và phát triển vùng - miền.
- Tiếp tục rà soát lại danh mục
các ngành đào tạo của trường, đóng góp ý kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhanh chóng ban hành danh mục ngành
đào tạo
THCN mới.
- Triển khai thực hiện việc kiểm
tra, đánh giá theo Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp
THCN hệ chính quy được ban hành theo Quyết định số 29/2002/QĐ/-BGD&ĐT, ngày
14/5/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với tất cả các khoá đào tạo THCN hệ
chính quy của trường, phản ánh với Bộ Giáo dục và Đào tạo những vướng mắc và
các biện pháp xử lý cần thiết.
- Thực hiện công tác tuyển sinh
THCN một cách nghiêm túc, công bằng, đúng quy chế, thực hiện chế độ tuyển
thẳng, cử tuyển đúng chính sách của Nhà nước, dân chủ, công khai.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhận được văn bản này, các Sở
Giáo dục và Đào tạo, các bộ phận quản lý đào tạo THCN thuộc các Bộ, Ngành căn
cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của ngành chỉ đạo các trường THCN cụ
thể hoá các hoạt động giáo dục nhằm từng bước thực hiện việc củng cố, phát
triển giáo dục THCN trên cả ba mặt: qui mô, chất lượng và hiệu quả. Phấn đấu để
năm học 2002 - 2003 ngành Trung học chuyên nghiệp có bước chuyển biến tích cực
về mọi mặt, tạo đà thuận lợi cho phát triển những năm tiếp theo, góp Phần thúc
đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ.
Hướng dẫn này
được phổ biến đến tất cả các trường, cán bộ công nhân viên, giáo viên toàn
ngành để quán triệt và thực hiện.