Dự thảo Thông tư về điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạoTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, các cơ sở giáo dục được phép đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ...

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Thông tư DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

----------------

 

Số:         /2020/TT-BGDĐT

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2020

 
 
 



THÔNG TƯ

Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

                                                                    -----------------

Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích từ ngữ

1. Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, các cơ sở giáo dục được phép đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

3. Ngành đào tạo được xác định là ngành phù hợp với ngành đăng ký mở ngành khi chương trình đào tạo của hai ngành này khác nhau dưới 10% tổng số tín chỉ của khối kiến thức ngành.

4. Hai ngành đào tạo được xác định là ngành gần nhau khi chương trình đào tạo của hai ngành này khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Điều 2. Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đi học

Các cơ sở đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ đại học khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Ngành đào tạo:

a) Ngành đăng ký đào tạo phải phù hp vi nhu cu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu ngun nhân lc cho sự phát trin kinh tế - xã hi ca đa phương, vùng, miền, cc, khu vực và quốc tế; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo.

b) Tên ngành đăng ký đào to có trong Danh mc giáo dc, đào to cp IV theo quy định (gi là Danh mc đào to).

Trưng hp ngành đăng ký đào to chưa có trong Danh mc đào to (gọi là ngành mới), cơ sđào to phi làm rõ:

- Lun ckhoa hc, nhu cu ca xã hi vngành mới;

- Thc tin và kinh nghim đào to ca mt sc trên thế gii kèm theo một số chương trình đào to tham kho của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoc cho phép thc hin và cp văn bng (trcác ngành chcó đào tạo Vit Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).

c) Danh mục ngành đào tạo ngành gần với ngành đăng ký đào tạo do hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định, ghi rõ trong đề án mở ngành. 2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu (gọi là giảng viên cơ hữu) bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo trình độ đại học ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 01 tiến sĩ cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội; cụ thể:

a) Có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 01 tiến sĩ và 04 thạc sĩ, hoặc 02 tiến sĩ và 02 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác đang đào tạo; trừ các ngành thuộc quy định tại các điểm b, điểm c, điểm d Khoản này.

b) Đối với những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc) phải có ít nhất 06 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có 01 tiến sĩ và 03 thạc sĩ, hoặc 02 tiến sĩ và 01 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo.

c) Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe:

- Giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khoẻ theo quy định.

- Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất 01 giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy; trong đó, số tiến sĩ tối thiểu phải có như sau:

Ngành Y đa khoa: có tối thiểu 02 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 06 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 01 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

Ngành Y học cổ truyền: có tối thiểu 02 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 03 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học cổ truyền và 01 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

Ngành Răng - Hàm - Mặt: có tối thiểu 02 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 02 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 03 tiến sĩ thuộc lĩnh vực Răng - Hàm - Mặt.

Ngành Y học dự phòng: có tối thiểu 02 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 01 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 04 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

Ngành Dược học: có tối thiểu 02 tiến sĩ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học cơ sở ngành Dược và 03 tiến sĩ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học chuyên ngành Dược.

d) Đối với ngành đăng ký đào tạo thuộc nhóm ngành Nghệ thuật phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu cùng ngành hoặc ngành gần, trong đó phải có 01 tiến sĩ và 03 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. Nếu ngành đăng ký mở mới mà trong nước chưa có cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì có thể thay thế giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ bằng nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành đăng ký đào tạo, thay thế giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ bằng nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành đăng ký đào tạo.

đ) Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.

Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.

e) Đi vi các ngành mới mà chưa có thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong nước, nếu chưa đủ số lượng ging viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cùng ngành theo quy định thì có ththay thế bng thạc sĩ, tiến sĩ ngành gn. Các giảng viên này phải có kinh nghiệm ging dy trình đđi hc ít nhất 05 năm và có ít nhất 02 công trình khoa học thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo đã công bố trong 05 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo.

3. Cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học; cụ thể:

a) Có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo, đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo của ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có); có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.

Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, điều kiện về cơ sở thực hành ngoài cơ sở đào tạo được thực hiện theo các quy định của Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe; điều kiện về cơ sở thực hành tại cơ sở đào tạo được quy định như sau:

- Ngành Y đa khoa: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng phải có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ - sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.

- Ngành Y học cổ truyền: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Thực vật dược, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, châm cứu, xoa bóp - dưỡng sinh, dược liệu, phương tễ.

- Ngành Răng - Hàm - Mặt: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: Chữa răng và nội nha, phục hình, chỉnh nha, nha chu, phẫu thuật trong miệng và phẫu thuật hàm mặt, Labo răng giả.

- Ngành Y học dự phòng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ - sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.

- Ngành Dược học: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Vật lý, Hóa đại cương vô cơ, Sinh học, Hóa phân tích, Giải phẫu - sinh lý, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Thực vật dược, Hóa hữu cơ, Dược lý, Dược liệu, Hóa dược, Dược học cổ truyền, Bào chế, Dược lâm sang, Công nghiệp dược, Kiểm nghiệm thuốc, Chiết suất vi sinh. Có ít nhất một nhà thuốc thực hành.

- Ngành Điều dưỡng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng tiết chế, Sức khoẻ môi trường, Y học cổ truyền, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: chăm sóc sức khỏe bệnh Nội khoa; chăm sóc sức khỏe Ngoại khoa; chăm sóc sức khỏe phụ nữ - bà mẹ và gia đình; chăm sóc sức khỏe trẻ em; chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng.

b) Có thư viện, thư viện điện tử đảm bảo đủ tài liệu hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.

c) Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo phải được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, sinh viên trúng tuyển, tốt nghiệp và được cấp bằng hàng năm theo các khóa học, ngành học (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật); tỷ lệ việc làm của sinh viên sau 01 năm tốt nghiệp các ngành đang đào tạo tại cơ sở đào tạo; công khai mức thu học phí và chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo; công khai chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của tất cả các ngành đang tổ chức đào tạo.

4. Chương trình đào tạo

            a) Bảo đảm các yêu cầu về chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học và phù hợp Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

            b) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ thực hiện nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép mở ngành đào tạo.

5. Khi triển khai đào tạo trình độ đại học tại phân hiệu đối với các ngành đã được cho phép đào tạo ở trụ sở chính thì phân hiệu phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu theo điểm a, b khoản 3 Điều này. Trường hợp phân hiệu thuộc tỉnh không liền kề tỉnh có trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại (giảng viên không thể đi và về trong ngày để thực hiện giảng dạy) thì điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu bằng 40% so với quy định tại khoản 2 Điều này, số giảng viên cơ hữu còn lại là giảng viên cơ hữu tại trụ sở chính của cơ sở đào tạo.

Điều 3. Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ

Các cơ sở đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây:    1. Ngành đăng ký đào tạo

  1. Ngành đăng ký đào tạo phù hp vi nhu cu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực cho phát trin kinh tế - xã hi ca địa phương, vùng, cả nước, khu vực và quốc tế; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo thạc sĩ; được xác định trong phương hướng hoặc kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo;

        b) Tng hp ngành đào to mới, cơ sđào to phi làm rõ:

 - Lun ckhoa hc, dự báo nhu cu ca xã hi vngành đào to này trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu.

- Thc tin và kinh nghim đào to ca mt sc trên thế gii kèm theo ít nht 02 chương trình đào to trình độ thạc sĩ tham kho của cơ sở đào tạo nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoc cho phép thc hin, cp văn bng (trcác ngành đặc thù chđào tạo Vit Nam hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng);

c) Ngành đào tạo trình độ đại học là ngành đúng hoặc ngành gần (nếu không có ngành đúng) là điều kiện đầu vào của ngành đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ đã được đào tạo hình thức chính quy tại cơ sở đào tạo thạc sĩ và có sinh viên đã tốt nghiệp;

d) Danh mục ngành đào tạo trình độ đại học là ngành đúng hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo do hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định, ghi rõ trong đề án mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Có đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ đối với ngành đăng ký đào tạo, đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

a) Có ít nhất 05 giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ ngành đúng hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo và không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành khác; trong đó có ít nhất 01 giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội;

b) Điều kiện đội ngũ giảng viên theo quy định tại điểm a khoản này được điều chỉnh tăng đối với một số ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 7 chữ số nếu được ghép từ nhiều chuyên ngành của danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 8 chữ số theo hướng: mỗi chuyên ngành được ghép phải có ít nhất 01 giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện nội dung đào tạo thuộc chuyên ngành trong ngành ghép, không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu thuộc chuyên ngành khác và không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành trình độ thạc sĩ của các ngành khác. Trong trường hợp này, hội đồng chấm luận văn thạc sĩ được thành lập theo chuyên ngành của ngành ghép;

c) Đi vi ngành mới được đào tạo trình độ tiến sĩ ở Việt Nam, ngành chưa có trong Danh mc đào tạo, nếu không có giảng viên cơ hữu cùng ngành theo quy định tại điểm a, khoản này thì phải có ít nhất 01 giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học, tiến sĩ ngành gần hoặc ngành phù hợp có kinh nghiệm giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo thạc sĩ và xã hội;

 d) Giảng viên giảng dạy lý thuyết phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ; các giảng viên khác phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo thạc sĩ phải đủ để tham gia giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng chương trình còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thạc sĩ thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng phải được đào tạo phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy;

đ) Trong thời gian 05 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành: mỗi giảng viên thuộc các điểm a, b khoản này và mỗi giảng viên giảng dạy lý thuyết phần kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành phải có ít nhất 03 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế hoặc đã được cấp 01 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích thuộc lĩnh vực ngành đăng kí đào tạo; cơ sở đào tạo thạc sĩ đã chủ trì thực hiện ít nhất 02 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở hoặc 01 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ và tương đương trở lên liên quan đến lĩnh vực ngành đăng kí đào tạo;

e) Đối với ngành thuộc nhóm ngành sức khoẻ: mỗi môn học cơ sở ngành hoặc chuyên ngành phải có 01 giảng viên theo quy định tại điểm d khoản này đảm nhiệm; nếu có học phần liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh thì các giảng viên và người hướng dẫn thực hành phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ theo quy định;

g) Đối với cơ sở đào tạo thạc sĩ ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên thuộc các điểm a, b khoản này ở trong độ tuổi lao động.

3. Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành đăng kí đào tạo ở trình độ thạc sĩ, cụ thể:

a) Có đủ phòng học, thư viện có phòng tra cứu thông tin cung cấp các nguồn thông tin tư liệu (sách, giáo trình, tạp chí trong và ngoài nước) được cập nhật trong 05 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành đáp ứng yêu cầu dạy, học các học phần trong chương trình đào tạo và thực hiện đề tài luận văn; hoặc có thư viện điện tử có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu liên quan đến ngành đăng ký đào tạo hoặc được kết nối với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực, cùng ngành đào tạo ở trong và ngoài nước để sử dụng chung cơ sở dữ liệu cho ngành đăng ký đào tạo;

b) Có đủ phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo và đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có);

c) Có phòng máy tính nối mạng internet để học viên truy cập thông tin;

d) Có trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo thạc sĩ được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng; học viên trúng tuyển, tốt nghiệp và tỉ lệ tốt nghiệp so với đầu vào theo các khóa học, ngành học (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật); công khai mức thu học phí và chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo thạc sĩ.

4. Chương trình đào to

a) Cần xác định rõ chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hay theo định hướng ứng dụng; bảo đảm các yêu cầu về chuẩn chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và phù hợp Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

b) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ thực hiện nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép mở ngành đào tạo.

5. Khi triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ tại phân hiệu đối với các ngành đã được cho phép đào tạo ở trụ sở chính thì phân hiệu phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu theo điểm a, b, c khoản 3 Điều này. Trường hợp phân hiệu thuộc tỉnh không liền kề tỉnh có trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại (giảng viên không thể đi và về trong ngày để thực hiện giảng dạy) thì điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu bằng 40% so với quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, số giảng viên cơ hữu còn lại là giảng viên cơ hữu tại trụ sở chính của cơ sở đào tạo.

Điều 4. Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ

Cơ sở đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Ngành đăng ký đào tạo

a) Đảm bảo điều kiện quy định tại Khoản 1 (trừ điểm c) Điều 3 của Thông tư này;

b) Ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ là ngành đúng hoặc ngành gần (nếu không có ngành đúng) là điều kiện đầu vào của ngành đăng ký đào tạo trình độ tiến sĩ đã được đào tạo tại cơ sở đào tạo và cósinh viên, học viên đã tốt nghiệp;

c) Danh mục ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ là ngành đúng hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo do hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định, ghi rõ trong đề án mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Có đi ngũ ging viên, cán bộ khoa học đvsng, đm bo vcht lưng đtchc đào to trình đtiến sĩ ngành đăng ký đào tạo, đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

a) Có ít nhất 01 giáo sư và 03 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ hoặc 02 phó giáo sư và 03 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ là giảng viên cơ hữu ngành đúng hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo và không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành khác; trong đó có ít nhất 01 giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội. Các giảng viên cơ hữu này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành;

b) Đi vi ngành mới được đào tạo trình độ tiến sĩ ở Việt Nam, nếu không có đủ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng ngành theo quy định tại điểm a khoản này thì phải có ít nhất 01 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ ngành gn hoặc ngành phù hợp, có kinh nghiệm giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực ngành đăng kí đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội;

c) Các giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo tiến sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành; có công bố kết quả nghiên cứu khoa học, được đào tạo phù hợp với nội dung các học phần, chuyên đề được phân công thực hiện;

d) Trong thời gian 05 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành: mỗi giảng viên thuộc các điểm a, b, c khoản này phải công bố ít nhất 03 công trình khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo; cơ sở đào tạo đã chủ trì thực hiện ít nhất 05 đề tài, nhiệm vụ khoa học từ cấp cơ sở trở lên thuộc lĩnh vực ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong đó phải có ít nhất 01 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp bộ và tương đương trở lên;

đ) Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên thuộc các điểm a, b khoản này ở trong độ tuổi lao động.

3. Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ của ngành đăng kí đào tạo, cụ thể:

a) Có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu với trang thiết bị cần thiết để nghiên cứu sinh có thể triển khai thực hiện đề tài luận án; có chỗ làm việc cho người hướng dẫn và nghiên cứu sinh;

b) Có thư viện truyền thống với nguồn thông tin tư liệu đủ để nghiên cứu sinh tra cứu khi thực hiện đề tài luận án như sách, giáo trình, tạp chí khoa học trong và ngoài nước được cập nhật trong 05 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành; có thư viện điện tử với bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu liên quan đến ngành đăng ký đào tạo hoặc được kết nối với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực, cùng ngành đào tạo ở trong và ngoài nước để sử dụng chung cơ sở dữ liệu cho ngành đăng ký đào tạo;

c) Có trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo, công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, các đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, các chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến ngành đăng ký đào tạo; danh sách nghiên cứu sinh trúng tuyển, tốt nghiệp và được cấp bằng hàng năm theo các khóa học, ngành học (nếu có, trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật); công khai danh mục đề tài nghiên cứu khoa học đang thực hiện (trong đó có thông tin về đào tạo nghiên cứu sinh trong khuôn khổ đề tài), những danh mục đề tài đề xuất tuyển nghiên cứu sinh; công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo và hỗ trợ tài chính đối với nghiên cứu sinh (nếu có).

4. Chương trình đào to

a) Bảo đảm các yêu cầu về chuẩn chương trình đào trình độ tiến sĩ và phù hợp Khung trình độ quốc gia Việt Nam; được thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ thực hiện nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép mở ngành đào tạo.

 b) Có chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến ngành đăng ký đào tạo trong trao đổi giảng viên, sinh viên, học viên; có kế hoạch mời chuyên gia nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh thuộc ngành đăng ký đào tạo.

5. Khi triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ tại phân hiệu đối với các ngành đã được cho phép đào tạo ở trụ sở chính thì phân hiệu phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu theo điểm a, b khoản 3 Điều này. Trường hợp phân hiệu thuộc tỉnh không liền kề tỉnh có trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại (giảng viên không thể đi và về trong ngày để thực hiện giảng dạy) thì điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu bằng 40% so với quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, số giảng viên cơ hữu còn lại là giảng viên cơ hữu tại trụ sở chính của cơ sở đào tạo.

6. Các viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật khoa học và công nghệ được xem xét mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều này, trừ điều kiện quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.

Điều 5. Thẩm quyền quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

1. Hiệu trưởng/giám đốc cơ sở đào tạo đã đáp ứng đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quyết định mở ngành đào to trình đđi học, trình độ thc sĩ, trình độ tiến sĩ khi đảm bảo các điều kiện mở ngành tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư này.

2. Giám đc đi hc quyết định mở ngành đào to trình đđi học, trình độ thc sĩ, trình độ tiến sĩ khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư này đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc và các đơn vị thành viên chưa đủ các điu kin được tự chủ mở ngành theo quy định ti điểm e Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư này đối với cơ sở đào tạo chưa đủ điều kiện được tự chủ mở ngành đào tạo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và đối với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khoẻ, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh; quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4 của Thông tư này đối với các viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

Việc cho phép đào tạo các ngành ở trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ trong những trường hợp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hoặc trong những lĩnh vực đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

Điều 6. Trình tự, thủ tục đề nghị mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

1. Khi có nhu cầu mở ngành đào tạo và tự đánh giá  có đủ các điều kiện mở ngành trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư này, cơ sở đào tạo thực hiện các bước sau đây:

a) Hội đồng trường/Đảng uỷ có quyết nghị về chủ trương mở ngành;

b) Tổ chức kiểm tra và xác nhận các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình, hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế (sau đây gọi là điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế) để mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;

c) Thẩm định chương trình đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

d) Gửi hồ sơ mở ngành đào tạo đến cấp có thẩm quyền quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ quy định tại Điều 5 để xem xét và ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Hồ sơ mở ngành đào tạo bao gồm: 

a) Công văn đề nghị mở ngành đào tạo ở trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo (tóm tắt quá trình xây dựng đề án, khẳng định đã đảm bảo đủ điều kiện mở ngành theo quy định);

b) Đề án mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, bao gồm các nội dung chính: sự cần thiết mở ngành đào tạo; các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo(theo mẫu Phụ lục I); lý lịch khoa học của giảng viên (theo mẫu Phụ lục II); chương trình đào tạo (theo mẫu Phụ lục III); kế hoạch đào tạo và kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo (bao gồm cả đối tượng và điều kiện tuyển sinh, dự kiến tuyển sinh trong 05 năm đầu); biên bản của hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua đề án mở ngành; phiếu tự đánh giá điều kiện mở ngành của cơ sở đào tạo (theo mẫu Phụ lục IV);

c) Các tài liệu về xây dựng và thm đnh chương trình đào tạo, bao gồm: quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình đào tạo; quyết định thành lập hi đng thm đnh chương trình đào tạo và các điu kin đm bo cht lưng thực tế (sau đây gọi là hội đồng thẩm định); kết luận của hội đồng thẩm định; văn bn gii trình ca cơ sđào tạo vvic điu chnh, bsung chương trình đào to và các điu kin đảm bảo chất lượng thực tế theo kết luận ca hi đng thm đnh (nếu có).

3. Hsơ mở ngành đào tạo được lp thành 02 bộ gốc, gửi tới cấp có thẩm quyền quyết định cho phép mở ngành và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) và phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Điều 7. Thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo thực tế trình độđi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

1. Sau khi xác nhn các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế, cơ sở đào tạo thành lp hi đng thm đnh. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định phải nêu rõ chức danh, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, đơn vị công tác của từng thành viên hội đồng.

2. Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có tối thiểu 07 người, trong đó bao gồm ít nhất 03 đại diện từ các cơ quan liên quan bên ngoài cơ sở đào tạo, có liên quan trực tiếp đến các nội dung giảng dạy, nghiên cứu thuộc lĩnh vực đào tạo của chương trình, trong đó có ít nhất 01 giáo sư hoặc phó giáo sư, các thành viên khác có trình độ từ thạc sĩ trở lên đối với ngành đăng ký mở trình độ đại học, từ tiến sĩ trở lên đối với ngành đăng ký mở trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ (trừ thành viên đại diện cho đơn vị sử dụng người học sau tốt nghiệp).

 3. Hội đồng thẩm định căn cứ vào dự thảo chương trình đào tạo và các quy định hiện hành để thẩm định và kết luận về chương trình đào tạo; đồng thời, căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo đã được xác nhận để đánh giá và kết luận cơ sở đào tạo có đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo theo quy định hiện hành hay không. Đối với những ngành có yêu cầu về máy móc, thiết bị thí nghiệm, thực hành, hội đồng thẩm định kiểm tra điều kiện thực tế trước khi kết luận.

4. Biên bản thẩm định phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của chủ tịch và thư ký hội đồng thẩm định và đóng dấu của cơ sở đào tạo (gửi 02 bản kèm theo hồ sơ).

Điều 8. Xem xét và ra quyết định mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

 1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ:

a) Nếu hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo đầy đủ và đảm bảo các điều kiện theo quy định, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;

b) Nếu hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo chưa đầy đủ, chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung chưa đảm bảo quy định.

2. Việc xem xét hồ sơ mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ được thực hiện trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo đúng quy định của cơ sở đào tạo.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế tại cơ sở đào tạo.

Điều 9. Đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

 1. Cơ sở đào tạo không được tiếp tục tuyển sinh ngành đào tạo khi không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc không đạt yêu cầu về kiểm định chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Giáo dục đại học (đã sửa đổi, bổ sung), hoặc vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ tuyển sinh.

2. Cơ sở đào tạo tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định thì bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật Giáo dục đại học (đã sửa đổi, bổ sung), hoặc vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, hội đồng thẩm định và đơn vị có cán bộ, giảng viên được mời tham gia hội đồng thẩm định

1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm: 

a) Đảm bảo tính trung thực, chính xác của hồ sơ và tính xác thực đã xác nhận về các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế mở ngành đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;

b) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, minh chứng khi hội đồng thẩm định hoặc các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện bảo đảm chất lượng cho hoạt động đào tạo của ngành đăng ký đào tạo trình độ đi học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo;

d) Thành lập hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế theo quy định;

đ) Bố trí kinh phí và chi trả theo quy định hiện hành cho việc thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế;

e) Các cơ sở đào tạo được tự chủ mở ngành theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 5 gửi quyết định mở ngành đào tạo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học;

g) Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm nội bộ theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo. Trong trường hợp cơ sở đào tạo vi phạm quy định về mở ngành đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo và các cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm kỷ luật và các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định, tùy theo mức độ vi phạm.

2. Chủ tịch và các thành viên hội đồng thẩm định thực hiện thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế nghiêm túc, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các kết quả thẩm định; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền; nếu vi phạm các quy định về thẩm định thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật và các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định, tùy theo mức độ vi phạm.

3. Đơn vị có cán bộ, giảng viên được mời tham gia hội đồng thẩm định phải tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên tham gia hội đồng thẩm định.

Điều 11. Quy định chuyển tiếp

1. Đi vi nhng ngành đào to trình đđi học, trình độ thc sĩ, trình độ tiến sĩ đưc phép đào to trưc thi điểm Thông tư này có hiu lc, cơ sở đào tạo phi rà soát, bsung đm bo đáp ng các điu kin theo quy đnh tại Điều 2 (đi vi ngành đào to trình đ đi học), ti khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điu 3i vi ngành đào to trình đthc sĩ), khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 4i vi ngành đào to trình đtiến sĩ) của Thông tư này.

2.  Trường hp sau 5 năm liên tiếp đối với đào tạo trình độ đi học, trình độ  thạc sĩ và sau 8 năm liên tiếp đối với đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở đào to không tuyn sinh ngành đào to, nếu mun tiếp tc tuyn sinh và tchc đào to trli thì phi đăng ký mở ngành đào tạo lại theo các quy đnh ca Thông tư này.

3. Đối với trưng hp tên ngành đào to mới chưa có trong Danh mc đào to, sau 02 khoá tt nghip, cơ sđào to phi tchc đánh giá chương trình đào to, chất lượng và hiu quđào to, việc làm của người học sau khi đào tạo; ý kiến của người sử dụng lao động về chương trình đào tạo và nhu cu sdng ngun nhân lc đlàm cơ sđề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bsung tên ngành mi vào Danh mc đào to.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày... tháng... năm 2020.

Thông tư này thay thế Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 6 tháng 9 năm 2017 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạođình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đi học; Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đại học, học viện, trường đại học; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;    

- Văn phòng Quốc hội;

- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội; 

- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Kiểm toán Nhà nước; 

- Công báo;

- Như Điều 15 (để thực hiện);

- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung
Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi