Dự thảo Thông tư về chế độ làm việc của giảng viên cao đẳng sư phạm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm lần 2
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạoTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ làm việc của giảng viên giảng dạy tại  các trường cao đẳng sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên; định mức thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học; chế độ làm việc vượt định mức và quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-----------

Số:        /2020/TT-BGDĐT

DỰ THẢO 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2020

 

 

THÔNG TƯ

Quy định chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm

-----------------

Căn cứ Luật Giáo dục nghnghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chế độ làm việc của giảng viên giảng dạy tại  các trường cao đẳng sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên; định mức thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học; chế độ làm việc vượt định mức và quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn.

2. Thông tư này áp dụng đối với giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên

Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên thực hiện theo quy định tại Thông tư số ………./TT-BGDĐT ngày …. tháng …… năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm.

 

Chương II

ĐỊNH MỨC THỜI GIAN LÀM VIỆC, GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

Điều 3. Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm

1. Quy định về thời gian làm việc

Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và tham gia các hoạt động chuyên môn khác và được xác định theo năm học.

2. Thời gian nghỉ hằng năm

a) Thời gian nghỉ hằng năm của giảng viên là 06 tuần, của giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý là 04 tuần. Thời gian nghỉ đã bao gồm nghỉ hè và nghỉ phép hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);

b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của của Bộ Luật lao động;

c) Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học bố trí cho giảng viên nghỉ vào thời gian thích hợp.

Điều 4. Giờ chuẩn giảng dạy, thời gian giảng dạy, định mức giờ chuẩn

1. Giờ chuẩn giảng dạy (sau đây gọi chung là giờ chuẩn) là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết trình độ cao đẳng trực tiếp trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó một tiết giảng lý thuyết là 45 phút hoặc 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn.

3. Định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 đến 500 giờ chuẩn; trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị; mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường; đặc thù của môn học, ngành học để quyết định định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.

Điều 5. Định mức giờ chuẩn đối với giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể

1. Giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể trong các trường cao đẳng sư phạm (trừ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh) có nghĩa vụ giảng dạy tối thiểu theo định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của định mức giờ chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này):

Stt

Giảng viên giữ chức vụ quản lý

Định mức

1

Chủ tịch hội đồng trường; Hiệu trưởng:

20%

2

Phó hiệu trưởng:

25%

3

Trưởng phòng và tương tương, Thư ký Hội đồng trường:

30%

4

Phó trưởng phòng và tương đương:

35%

5

Trưởng khoa, phó trưởng khoa và tương đương:

 

a)

Đối với khoa có 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô 800 người học trở lên:

 

- Trưởng khoa:

70%

- Phó trưởng khoa:

75%

b)

Đối với khoa có dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô dưới 800 người học :

 

- Trưởng khoa:

75%

- Phó trưởng khoa:

80%

6

Trưởng bộ môn

85%

7

Chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, phó trưởng bộ môn:

90%

8

Bí thư đảng ủy trường có bố trí cán bộ chuyên trách:

75%

9

Bí thư đảng ủy trường không bố trí cán bộ chuyên trách:

55%

10

Phó bí thư đảng ủy trường có bố trí cán bộ chuyên trách:

85%

11

Phó bí thư đảng ủy trường không bố trí cán bộ chuyên trách:

65%

12

Bí thư chi bộ, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Chủ tịch hội cựu chiến binh:

90%

13

Giảng viên làm công tác quốc phòng, quân sự không chuyên trách quy định tại Nghị định số 168/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về công tác Quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương:

80%

14

Giảng viên đang là quân nhân dự bị, tự vệ được triệu tập huấn luyện, diễn tập hàng năm, thời gian tham gia huấn luyện, diễn tập được tính quy đổi giờ chuẩn tương đương theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

15

Giảng viên làm công tác đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội liên hiệp thanh niên thực hiện theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

16

Giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể trong các trường cao đẳng sư phạm có nghĩa vụ giảng dạy theo định mức quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 6. Quy định về nghiên cứu khoa học

1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/4 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

2. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của trường cao đẳng sư phạm và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.

3. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

4. Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VƯỢT ĐỊNH MỨC VÀ QUY ĐỔI                     

CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KHÁC RA GIỜ CHUẨN

 

Điều 7. Chế độ làm việc vượt định mức lao động

1. Trong một năm học, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn và thực hiện các nhiệm vụ khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị để quyết định chế độ chi trả phù hợp.

2. Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.

Điều 8. Quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn

1. Giảng dạy

a) Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho tối đa 40 sinh viên được tính bằng 1,0 giờ chuẩn; một tiết giảng lý thuyết kết hợp làm mẫu ở thao trường, bãi tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh, một tiết giảng môn học giáo dục thể chất được tính bằng 1,0 giờ chuẩn. Đối với lớp học có trên 40 sinh viên, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác nhau, một tiết giảng lý thuyết trên lớp có thể nhân hệ số khi tính giờ chuẩn nhưng không quá 1,5;

b) Một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,2 đến 2,0 giờ chuẩn.

2. Các nhiệm vụ chuyên môn khác

a) Việc quy đổi thời gian thực hiện các nhiệm vụ sau ra giờ chuẩn do Hiệu trưởng quy định: Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm, thảo luận, thực tập; đồ án, khóa luận tốt nghiệp; nhiệm vụ coi thi, chấm thi kết thúc học phần; chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; huấn luyện đội tuyển dự thi Olympic quốc gia, quốc tế; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thể thao, tập huấn, thi đấu giải thể thao các cấp và bồi dưỡng giảng viên.

b) Đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không thực hiện quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn; tuy nhiên, được tính vào tổng định mức giờ chuẩn để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không vượt định mức lao động.

Điều 9. Điều khoản áp dụng

1. Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

2. Giảng viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì áp dụng định mức giờ chuẩn thấp nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

3. Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy định tại Thông tư này đối với trường cao đẳng sư phạm thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 11. Trách nhiệm của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm

Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ quy định tại Thông tư này, đặc thù của từng bộ môn, chuyên ngành đào tạo và điều kiện cụ thể của đơn vị để ban hành văn bản quy định chi tiết chế độ làm việc của giảng viên tại đơn vị trước khi tổ chức thực hiện sao cho mỗi giảng viên đều phải thực hiện đồng thời nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; đồng thời gửi văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi tổ chức thực hiện (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục).

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày     tháng     năm 2020.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.

4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Hội đồng Giáo sư nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các trường cao đẳng sư phạm;
- Công báo;
- Cổng thông TTĐT Chính phủ;
- Cổng thông TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi