Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định chỉ tiêu tuyển sinh ngành đào tạo giáo viên

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/TT-BGDĐT ngày 28/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lần 1
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; sửa đổi, bổ sung về nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Du lịch được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học...
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------

Số:       /2020/TT-BGDĐT

DỰ THẢO 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2020

 

 

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/ TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

-----------------------

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học ngày 19/11/2018

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,                                          

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh  trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sungtên và một số điều của Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/ TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018; đã sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/ TT-BGDĐT ngày 28 ngày 02 tháng 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Tên Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018; đã sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/ TT-BGDĐT ngày 28 ngày 02 tháng 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo của Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018; đã sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/ TT-BGDĐT ngày 28 ngày 02 tháng 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung như sau:

Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ”.

2. Bổ sung khoản 3 và 4 Điều 3 như sau:

3. Nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Du lịch được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Du lịch (mã ngành 7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (mã ngành 7810103); Quản trị khách sạn (mã ngành 7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (mã ngành 7810202) và các mã ngành đào tạo trong lĩnh vực du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.

4. Nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Khoa học máy tính (mã ngành 7480101); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (mã ngành 7480102); Kỹ thuật phần mềm (mã ngành 7480103; Kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480106); Hệ thống thông tin (mã ngành 7480104); Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành 7340405);  Công nghệ kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480108); Công nghệ thông tin (mã ngành 7480201); An toàn thông tin (mã ngành 7480202); và các mã ngành đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin.”

3. Điều 4 sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:

a) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;

b) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do cơ sở giáo dục trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

2. Giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải có trình độ từ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên trừ các ngành đào tạo ưu tiên, có ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định về chế độ giảng viên thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục và các quy định hiện hành liên quan khác, được cơ sở giáo dục trả lương, thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng.

3. Giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng quy đổi trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là giảng viên có chức danh hoặc trình độ khác nhau của cơ sở giáo dục được quy đổi theo hệ số như sau:

Chức danh/ Trình độ

Hệ số giảng viên cơ hữu

Hệ số giảng viên thỉnh giảng

Cơ sở giáo dục đại học

Trường cao đẳng đào tạo giáo viên mầm non

Các ngành trừ các ngành đào tạo ưu tiên

Các ngành đào tạo ưu tiên lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ ưu tiên

- Giảng viên có trình độ đại học

0,3

1,0

0,0

0,2

- Giảng viên có trình độ thạc sĩ

1,0

1,5

0,2

0,5

- Giảng viên có trình độ tiến sĩ

2,0

2,0

0,4

1,0

- Giảng viên có chức danh phó giáo sư

3,0

3,0

0,6

1,5

- Giảng viên có chức danh giáo sư

5,0

5,0

1,0

2,5

 

 

a) Đối với khối ngành nghệ thuật, giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ tiến sĩ; giảng viên là nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

b) Đối với khối ngành sức khỏe, giảng viên có bằng chuyên khoa cấp II các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ tiến sĩ; giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp I các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

4. Đối với cơ sở đào tạo triển khai áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên các ngành lĩnh vực Du lịch, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý (sau đây gọi tắt là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp về lĩnh vực Du lịch của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp được ký hợp đồng giảng viên thỉnh giảng để tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong lĩnh vực Du lịch. Các chuyên gia phải có bằng tốt nghiệp từ trình độ thạc sỹ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành tham gia đào tạo hoặc tốt nghiệp đại học cùng ngành hoặc ngành gần với ngành tham gia đào tạo đồng thời có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong lĩnh vực Du lịch.

5. Đối với cơ sở đào tạo triển khai áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên các ngành lĩnh vực Công nghệ thông tin, các chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp về lĩnh vực Công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp được ký hợp đồng giảng viên thỉnh giảng để tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Các chuyên gia phải có bằng tốt nghiệp từ trình độ thạc sỹ trở lên cùng ngành với ngành tham gia đào tạo hoặc tốt nghiệp đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo đồng thời có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

4. Khoản 3, Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi tối đa được xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo khối ngành như sau:

a) Khối ngành I:

- Đối với các ngành đào tạo giáo viên: không tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

- Đối với các ngành khác: tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi;

b) Khối ngành II: tính tối đa bằng 30% tổng giảng viên cơ hữu quy đổi;

c) Các khối ngành khác: tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi, trừ các ngành quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 5.

d) Đối với các ngành đào tạo ưu tiên lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ Thông tin: tính tối đa bằng 40% tổng giảng viên cơ hữu quy đổi.

5. Khoản 2, 3 và 4 Điều 7 sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy hàng năm được xác định không vượt quá tổng quy mô đào tạo chính quy xác định trên cơ sở năng lực của từng khối ngành, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại Điều 6 của Thông tư này trừ đi tổng quy mô sinh viên chính quy đang đào tạo tại cơ sở giáo dục và cộng thêm số sinh viên dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh”

3. Đối với các ngành đào tạo mới được mở ngành trong năm tuyển sinh được xác định chỉ tiêu nằm trong năng lực đào tạo của khối ngành tương ứng và không vượt quá 50 chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành đó.

4. Đối với ngành đào tạo có chương trình đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại Điều 52 Luật Giáo dục đại học, có Nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Hội đồng trường thì được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội đối với ngành đó, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không vượt quá 120% chỉ tiêu tuyển sinh của ngành đó trong năm trước liền kề; phải công bố công khai trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.

6. Khoản 4,5 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"4. Các cơ sở giáo dục triển khai đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ thông tin áp dụng theo cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học chỉ được thực hiện từ khóa tuyển sinh thứ hai k từ khi mở ngành đào tạo, đồng thời phải xây dựng và đăng tải công bố công khai thông tin triển khai áp dụng cơ chế ưu tiên đào tạo trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo và các minh chứng đảm bảo chất lượng trên trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.

5. Thủ trưởng cơ sở giáo dục, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh của cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm giải trình trước Bộ Giáo dục và Đào tạo và xã hội về việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo đúng quy định hiện hành.

7. Khoản 1, 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xác định chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục theo quy định của Pháp luật.

2. Cơ sở giáo dục vi phạm quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục có xảy ra sai phạm về xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Điều 2.

1. Thay đổi cụm từ “trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên” thành từ “trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non” tại các Điều 1, Điều 6, Điều 7 và Điều 8.

2. Thay đổi cụm từ “giáo dục thường xuyên thành từ “đào tạo vừa làm vừa học” tại các Điều 8 và Điều 9.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày       tháng     năm 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc sở giáo dục - khoa học và công nghệ; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng tuyển sinh ngành đào tạo giáo viên mầm non chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

- Ban Tuyên giáo TƯ;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Như Điều 3;

- Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;

- Cổng Thông tin điện tử của Bộ GDĐT;

 - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn Phúc

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY