Dự thảo Thông tư về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên lần 2
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạoTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, bao gồm: tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên; quyền và trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. 

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@DT_Thong tu quy che boi duong giao vien DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số:        /2019/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------

DỰ THẢO 2

Hà Nội, ngày      tháng    năm 2019

 

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

--------

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số  31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 20... Những quy định trước đây trái với Thông tư này bị bãi bỏ. Thông tư này thay thế Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý  giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan tới công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;

- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;

- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Bộ trưởng;

- Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Cục Kiểm tra VBQLPL (Bộ Tư pháp);

- Ủy ban Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T
Ư;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Như Điều 2 (để thực hiện);
- Công báo;

- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 


Nguyễn Hữu Độ

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

QUY CHẾ

Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục mầm non,

giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên

(Ban hành kèm theo Thông tư số….../TT-BGDĐT ngày ….tháng ….năm 2019

 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, bao gồm: tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên; quyền và trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý) trường mầm non, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Mục đích của BDTX

1. Cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; năng lực tự đánh giá công tác BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục, của phòng giáo dục và đào tạo và của sở giáo dục và đào tạo, hướng đến nâng cao hiệu quả học tập của trẻ em và học sinh.

Điều 4. Nguyên tắc bồi dưỡng

1. Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ năm học, theo cấp học; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của cơ sở giáo dục, địa phương; căn cứ vào chun hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cơ sở giáo dục; căn cứ vào nhu cầu thực tế xuất phát từ quá trình công tác của giáo viên và cán bộ quản lý; theo yêu cầu vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục.

2. Bảo đảm đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức BDTX.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả;  đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; đảm bảo theo quy định hiện hành.

 

Chương II

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

 

Điều 5. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng

1. Chương trình BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.

2. Nội dung bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục gồm 03 nội dung:

a) Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học các cấp học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong cả nước (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 01)

b) Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 02)

c) Nội dung chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 03)

3. Thời lượng bồi dưỡng

a) Nội dung chương trình bồi dưỡng 01: khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

b) Nội dung chương trình bồi dưỡng 02: khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

c) Nội dung chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học (40 tiết/năm học);

d) Các cấp quản lý giáo dục thay đổi thời lượng nội dung chương trình bồi dưỡng ở từng nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng không thay đổi tổng số thời gian bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc (120 tiết/năm học) của mỗi giáo viên trong năm học khi được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

Điều 6. Phương pháp bồi dưỡng và loại hình tổ chức BDTX

1. Phương pháp bồi dưỡng

Sử dụng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; tăng cường thực hành, thảo luận, trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giữa giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

2. Loại hình tổ chức BDTX

a) Tập trung

Tập trung và hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX; đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng.

Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham gia học tập bồi dưỡng tập trung do sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo (theo thẩm quyền quản lý) quy định nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX, tài liệu BDTX và các quy định tại Quy chế này.

b) Bán tập trung

Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa được quy định tại điểm a, điềm c Khoản này nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX, tài liệu BDTX và các quy định tại Quy chế này.

c) Từ xa

Tăng cường bồi dưỡng qua mạng (thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) và đảm bảo các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX, tài liệu BDTX và các quy định tại Quy chế này.

Điều 7. Tài liệu BDTX

1. Biên soạn tài liệu BDTX

a) Tài liệu BTX được biên soạn phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục, địa phương;

b) Tài liệu biên soạn phải thống nhất với Chương trình BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và các quy định tại Quy chế này.

Tài liệu BDTX tập trung: Được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo theo quy định của Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này;

Tài liệu BDTX bán tập trung: Kết hợp tài liệu BDTX tập trung và tài liệu BDTX từ xa theo quy định tại điểm a, điểm c khoản này;

Tài liệu BDTX từ xa: Được biên soạn dưới dạng học liệu đảm bảo cung cấp và truyền tải đầy đủ nội dung Chương trình BDTX để người học có thể tự học phù hợp với quy định tại chương trình BDTX và Quy chế này bao gồm: băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet, bài seminar và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế hoặc các học liệu khác phù hợp. Tài liệu BDTX qua mạng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.

c) Tài liệu phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng thực hành.

2. Các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức biên soạn tài liệu BDTX.

3. Giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham khảo tài liệu thông qua các nguồn cung ứng hợp pháp khác (nếu có) song phải đáp ứng được yêu cầu cần đạt của mô đun bồi dưỡng và được cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX đánh giá và cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX.

Điều 8. Kế hoạch BDTX

1. Kế hoạch BDTX được xây dựng theo năm học, bao gồm: các kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, của cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.

2. Kế hoạch BDTX phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, loại hình tổ chức BDTX. Kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo phải có các nội dung về loại hình tổ chức, đánh giá kết quả BDTX, thể hiện được sự hỗ trợ BDTX, phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, phối hợp với các dự án (nếu có); cung ứng tài liệu; tổ chức thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

3. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền quản lý quy định cụ thể các trường hợp giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được miễn, giảm, hoãn thực hiện kế hoạch BDTX  (nếu có).

4. Xây dựng kế hoạch BDTX năm học

a) Kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Căn cứ hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ hướng dẫn của cơ sở giáo dục; căn cứ vào nội dung Chương trình BDTX: Giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo tổ chuyên môn, trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt; cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch BDTX, báo cáo hội đồng trường và trình hiệu trưởng hoặc đại diện lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

b) Kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục

Căn cứ hướng dẫn của quan quản lý cấp trên, căn cứ kế hoạch BDTX của giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường, gửi cơ quan quản lý giáo dục cấp trên phê duyệt.

c) Kế hoạch BDTX của phòng giáo dục và đào tạo

Căn cứ vào kế hoạch BDTX của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý, xây dựng kế hoạch BDTX của phòng, báo cáo sở giáo dục và đào tạo theo quy định.

d) Kế hoạch BDTX của sở giáo dục và đào tạo

Căn cứ vào kế hoạch BDTX của các cơ sở giáo dục trực thuộc và kế hoạch BDTX của các phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX của sở, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 6 hàng năm.

Điều 9. Báo cáo viên BDTX

1. Báo cáo viên BDTX là nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX; chuyên gia; cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiêu chuẩn của báo cáo viên BDTX

a) Có phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp tốt;

b) Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;

c) Có kinh nghiệm trong công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp; có khả năng hướng dẫn, tư vấn giáo viên, cán bộ quản lý tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục;

d) Báo cáo viên tham gia tập huấn BDTX bán tập trung và từ xa phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 8 Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục và quy định hiện hành.

3. Trách nhiệm, quyền của báo cáo viên BDTX

a) Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan chủ quản; có trách nhiệm, quyền theo quy định của pháp luật, của cơ quan chủ quản;

b) Thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng có trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ theo quy định hiện hành về chế độ thỉnh giảng hoặc hợp đồng lao động.

Điều 10. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX

1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX bao gồm: trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo phương thức được cấp quản lý giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng khi đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ BDTX, về đội ngũ báo cáo viên (đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này).

 

Chương III

ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

 

Điều 11. Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

1. Căn cứ để đánh giá kết quả BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã được phê duyệt

2. Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm: Hoàn thành kế hoạch BDTX và không hoàn thành kế hoạch BDTX

a) Hoàn thành kế hoạch BDTX

Giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình BDTX; chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở giáo dục thực hiệu nhiệm vụ BDTX; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu (theo quy định của cơ sở giáo dục thực hiệu nhiệm vụ BDTX) và được cơ quan thẩm quyền công nhận đã hoàn thành 03 nội dung chương trình bồi dưỡng (được quy định tại Điều 5 Quy chế này).

b) Không hoàn kế hoạch BDTX

Giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm a Khoản này thì đánh giá xếp loại không hoàn thành kế hoạch BDTX.

c) Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; xét các danh hiệu thi đua, thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

3. Phương thức đánh giá

a) Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thông qua bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch, trắc nghiệm hoặc bài luận; hoặc các hình thức khác phù hợp với mục tiêu, nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.

Đối với các bài tập nghiên cứu, kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm), viết thu hoạch, bài luận hoặc các hình thức khác phù hợp chấm theo thang điểm 10: phải đạt từ 05 điểm trở lên; trường hợp chấm theo thang điểm khác thang điểm 10 thì quy đổi về thang điểm 10;

Đối với các bài các bài tập nghiên cứu, kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm), viết thu hoạch, bài luận hoặc các hình thức khác phù hợp chấm theo nhận xét: phải đạt mức đạt trở lên.          

b) Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX phối hợp với cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Tăng cường đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn giảng dạy, quản lý: Giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh và quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại tổ chuyên môn (đối với giáo viên), tại Hội đồng trường (đối với cán bộ quản lý) thông qua các báo cáo chuyên đề.

c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn phương thức đánh giá được quy định tại điểm a, điểm b khoản này để chỉ đạo, tổ chức đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung chương trình bồi dưỡng 01, nội dung chương trình bồi dưỡng 02 và từng mô đun thuộc nội dung chương trình bồi dưỡng 03 đảm bảo sự phù hợp về đối tượng, nội dung, phương pháp, loại hình BDTX và các quy định tại Quy chế này.

Điều 12. Chứng chỉ công nhận kết quả BDTX

Điều kiện cấp chứng chỉ; in, cấp, quản lý chứng chỉ; sử dụng chứng chỉ và xử lý vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

 

Chương IV

QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHI THAM GIA BDTX

 

Điều 13. Quyền lợi của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

1. Được cung ứng tài liệu học tập BDTX theo kế hoạch được phê duyệt.

2. Được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX theo quy định.

3. Được khen thưởng nếu có thành tích trong việc thực hiện kế hoạch BDTX; được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

Điều 14. Trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

1. Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm túc thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của cơ sở giáo dục và các quy định của Quy chế này.

2. Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo cơ sở giáo dục kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 15. Cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục địa phương và cơ sở giáo dục trong việc thực hiện BDTX giáo viên, cán bộ quản lý

1. Nội dung phối hợp

a) Phối hợp khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với nhu cầu thực tiễn;

b) Phối hợp giám sát quá trình tham gia BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục;

c) Phối hợp chia sẻ thông tin khi giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục không thực hiện nghiêm túc quy chế nội quy của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX hoặc không hoàn thành kế hoạch BDTX;

d) Phối hợp tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thông qua bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch, trắc nghiệm hoặc bài luận; hoặc các hình thức khác phù hợp với các loại hình tổ chức BDTX tại Điều 6 Quy chế này.

2. Phương thức phối hợp

a) Đơn vị chủ trì: Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị phối hợp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

b) Đơn vị phối hợp: Tham gia các nhiệm vụ được phân công, chịu sự điều phối của đơn vị chủ trì; chủ động chia sẻ thông tin trong quá trình BDTX và báo cáo kết quả phối hợp đột xuất và định kỳ.

Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với vụ chuyên môn thuộc Bộ:

1. Ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan tới công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý trên phạm vi toàn quốc theo thẩm quyền.

3. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 15 Quy chế này.

2. Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.

3. Giao 01 phòng chức năng thuộc sở làm đầu mối tổ chức triển khai công tác BDTX đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh, thành phố theo thẩm quyền. Chủ trì, quyết định lựa chọn cơ sở giáo dục đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BDTX cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo theo phân cấp.

4. Chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố theo phân cấp.

5. Báo cáo công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ hằng năm theo quy định.

Điều 18. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 15 Quy chế này.

2. Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.

3. Chủ trì, quyết định lựa chọn cơ sở giáo dục đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BDTX cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo theo phân cấp.

4. Chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

5. Báo cáo công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý về sở giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ hằng năm theo quy định.

Điều 19.  Trách nhiệm của cơ sở giáo dục

1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 15 Quy chế này

2. Hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch BDTX; Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên, cán bộ quản lý và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX.

3. Chỉ đạo, kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý theo thẩm quyền.

4. Tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục dựa trên kết quả BDTX được các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX công nhận và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên định kỳ hằng năm theo quy định.

Điều 20. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX

1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 15 Quy chế này.

2. Các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy chế này có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp theo các quy định hiện hành.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 


Nguyễn Hữu Độ

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi