Dự thảo Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Điều lệ Trường mầm non quy định về: vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tài sản của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; giáo viên và nhân viên; trẻ em; phối hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------

DỰ THẢO

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

 

 

THÔNG TƯ

Ban hành Điều lệ Trường mầm non

-------------------

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 27 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Điều lệ Trường mầm non.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ Trường mầm non.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày … tháng … năm 2020. Thông tư này thay thế Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non; Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Nơi nhận:

- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

- Hội đồng quốc gia giáo dục;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Kiểm toán nhà nước;

- Cổng TTĐT Chính phủ;

- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDMN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Hữu Độ



 

ĐIỀU LỆ

Trường mầm non

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số...../2020/TT-BGDĐT ngày     tháng    năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

--------------------------

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ Trường mầm non quy định về: vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tài sản của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; giáo viên và nhân viên; trẻ em; phối hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.

2. Điều lệ này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non,nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập

Điều 2. Vị trí pháp lý của trư­ờng mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ

1. Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

2. Đối với nơi không đủ điều kiện về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất để thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ có thể thành lập nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập

1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

4. Huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

8. Thực hiện tự kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục..

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm: Hội đồng trường, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng; các Hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

2. Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách hoặc phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách.

Điều 5. Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập

Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là nhà trường), nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục khác) đư­ợc tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.

1. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác loại hình công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

2. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác loại hình dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

3. Nhà trường, loại hình tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Điều 6. Tên trường, biển tên trường

1. Tên trư­ờng gồm: Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trư­ờng đ­ược ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.

2. Biển tên trường

a) Góc trên bên trái:

- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;

- Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.

b) Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường;

c) Dưới cùng: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

Điều 7. Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, cơ sở giáo dục khác

1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường.

2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực

3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường,

 Điều 8. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác

Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác loại hình công lập, dân lập, tư thục thực hiện theo các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục khác.

 

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG

 

Điều 9. Điều kiện, thủ tục thành lập; điều kiện hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể nhà trường và cơ sở giáo dục khác

Điều kiện, thủ tục thành lập nhà trường và cơ sở giáo dục khác loại hình  công lập, cho phép thành lập nhà trường và cơ sở giáo dục khác loại hình tư thục, dân lập; điều kiện, thủ tục để nhà trường hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách nhà trường và cơ sở giáo dục khác; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác; giải thể nhà trường và cơ sở giáo dục khácthực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 10. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường của trường công lập

a) Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Thành phần của Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; Hiệu trưởng; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ trẻ em. Hội đồng trường có Chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường có từ 09 (tám) đến 13 (mười ba) người. Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 (năm) năm.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường

Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hàng năm của nhà trường; quyết nghị Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

d) Hoạt động của Hội đồng trường

Hội đồng trường họp thường kì ba tháng một lần.

Việc tổ chức họp Hội đồng bất thường do Chủ tịch Hội đồng trường quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, được tổ chức họp Hội đồng bất thường khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị.

Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

e) Thủ tục thành lập Hội đồng trường

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập Hội đồng trường.

Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường.

f) Chủ tịch hội đồng trường

Chủ tịch Hội đồng trường là người đứng đầu của Hội đồng trường, doHội đồng trường bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường: Chủ tịch hội đồng trường phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường:

Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng trường, có quyền triệu tập các cuộc họp của Hội đồng trường;

Chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng trường:

Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường;

Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý và pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà trường và kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng.

2. Hội đồng trường của trường dân lập

a) Hội đồng trường của trường dân lập thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường do cộng đồng dân cư thành lập trường đề cử, chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Thành phần của hội đồng trường gồm: đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyền địa phương cấp xã, người góp vốn xây dựng và duy trì hoạt động của nhà trường. Hội đồng trường có Chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường có từ 03 (ba) đến 11 (mười một) người. Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 (năm) năm.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật.

Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường khi cần thiết.

Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của trường phù hợp với quy định của pháp luật và chế độ quản lý tài chính.

Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà trường; phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hàng năm và giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ra quyết định công nhận.

Phê duyệt phương án chung về tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của nhà trường.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát Hiệu trưởng và Kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định.

d) Hoạt động của Hội đồng trường

Hội đồng trường họp thường kỳ ba tháng một lần.

Cuộc họp Hội đồng trường được tiến hành khi có từ 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng trường dự họp.

Việc tổ chức họp Hội đồng bất thường do Chủ tịch Hội đồng trường quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đồng ý. Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp, phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng trường và thư ký cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên của Hội đồng trường nhất trí. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trường.

Văn bản và nghị quyết của Hội đồng trường phải do Chủ tịch Hội đồng trường ký. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 2 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

e) Thủ tục thành lập Hội đồng trường

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường, cộng đồng dân cư xin thành lập nhà trường tổng hợp danh sách nhân sự, làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận Hội đồng trường.

Trường hợp số thành viên của Hội đồng trường giảm quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ khi số thành viên của Hội đồng trường giảm quá quy định nêu trên, Chủ tịch Hội đồng trường phải triệu tập họp Hội đồng trường để bầu bổ sung thành viên của Hội đồng trường.

Thành viên Hội đồng trường bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau: đang chấp hành bản án của tòa án; vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Thành viên Hội đồng trường bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau: có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sức khỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.

f) Chủ tịch Hội đồng trường

Chủ tịch Hội đồng trường là người đứng đầu của Hội đồng trường, do Hội đồngtrường bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường: Chủ tịch hội đồng trường phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Chủ tịch Hội đồng trường có thể được kiêm nhiệm giữ chức Hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Điều lệ này.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường:

Chủ tịch Hội đồng trường chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về các quyết định của Hội đồng trường; chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường và kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng;

Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chi phí khác cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên theo hợp đồng lao động;

Được quyền ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên;

Được quyền điều hành bộ máy tổ chức và sử dụng con dấu của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng trường;

Được phép thoả thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ;

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng trường vắng mặt thì phải ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng trường (nếu có) hoặc một trong số các thành viên của Hội đồng trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng trường. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo công khai và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng trường bị bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thì cấp có thẩm quyền công nhận sẽ triệu tập cuộc họp Hội đồng trường bầu một trong số các thành viên làm Quyền chủ tịch Hội đồng trường. Việc bầu và công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng trường được thực hiện theo nguyên tắc như bầu Chủ tịch Hội đồng trường. Thời gian làm Quyền chủ tịch Hội đồng trường không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày có quyết định công nhận và không áp dụng thực hiện hai lần liên tiếp đối với một cá nhân.

3. Hội đồng trường của trường tư thục

a) Hội đồng trường của trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư về phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Thành phần của hội đồng gồm: đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường. Hội đồng trường có Chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường có từ 03 (ba) đến 11 (mười một) thành viên. Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 (năm) năm.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật.

Quyết nghị thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường khi cần thiết.

Phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hàng năm và giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Phê duyệt phương án chung về tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của nhà trường. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ra quyết định công nhận.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát Hiệu trưởng và Kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định.

d) Hoạt động của Hội đồng trường

Hội đồng trường họp thường kỳ ba tháng một lần.

Cuộc họp Hội đồng trường được tiến hành khi có từ 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này cuộc họp được tiến hành nếu có quá nửa số thành viên Hội đồng trường dự họp. Các thành viên của Hội đồng trường bình đẳng về quyền biểu quyết.

Việc tổ chức họp Hội đồng bất thường do Chủ tịch Hội đồng trường quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đồng ý. Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng trường và thư ký cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được trên ½ (một phần hai) số thành viên của Hội đồng trường nhất trí. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trường.

Văn bản và nghị quyết của Hội đồng trường phải do Chủ tịch Hội đồng trường ký. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 3 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

e) Thủ tục thành lập Hội đồng trường

Hội đồng trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận. Việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng trường phải được Hội nghị nhà đầu tư thông qua.Trường hợp số thành viên của Hội đồng trường giảm quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ khi số thành viên của Hội đồng trường giảm quá quy định nêu trên, Chủ tịch Hội đồng trường phải triệu tập họp Nhà đầu tư để bầu bổ sung thành viên của Hội đồng trường.

Thành viên Hội đồng trường bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau: đang chấp hành bản án của tòa án; vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; có trên ½ (một phần hai) tổng số thành viên nhà đầu tư kiến nghị bằng văn bản đề nghị bãi nhiệm.

Thành viên Hội đồng trường bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau: có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sức khỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.

f) Chủ tịch Hội đồng trường

Chủ tịch Hội đồng trường là người đứng đầu Hội đồng trường, do Hội đồng trường bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường: Chủ tịch Hội đồng trường phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Chủ tịch Hội đồng trường hoặc Nhà đầu tư có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Điều lệ này. Nếu Hiệu trưởng không phải là Nhà đầu tư thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà đầu tư về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Điều lệ này.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường:

Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng trường; có quyền triệu tập các cuộc họp, chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn;

Chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng trường,

Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường;

Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường và kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng;

Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chi phí khác cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên theo hợp đồng lao động;

Được quyền ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên;

Được quyền điều hành bộ máy tổ chức và sử dụng con dấu của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng trường;

Được phép thoả thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ;

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng trường vắng mặt thì phải ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng trường (nếu có), hoặc một trong số các thành viên của Hội đồng trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng trường. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo công khai và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng trường bị bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thì cấp có thẩm quyền công nhận sẽ triệu tập cuộc họp Hội đồng trường bầu một trong số các thành viên làm Quyền chủ tịch Hội đồng trường. Việc bầu và công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng trường được thực hiện theo nguyên tắc như bầu Chủ tịch Hội đồng trường. Thời gian làm Quyền chủ tịch Hội đồng trường không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày có quyết định công nhận và không áp dụng thực hiện hai lần liên tiếp đối với một cá nhân.

  Điều 11. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường. 

b) Người được bổ nhiệm Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.

c) Hiệu trưởng nhà trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng nhà trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm. Sau 5 (năm) năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một nhà trường công lập không quá hai nhiệm kì liên tiếp.

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lí giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm Phó hiệu trưởng.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường; quyết định khen thưởng.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

e) Hiệu trưởng cốt cán được lựa chọn theo tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

2. Phó Hiệu trưởng

a) Phó Hiệu trưởng là ngư­ời giúp Hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

b) Người được bổ nhiệm PHiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.

c) Phó hiệu trưởng nhà trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng nhà trường dân lập, tư­ thục do; Phó Hiệu trưởng nhà trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kì của Phó Hiệu trưởng trường mầm non là 5 (năm) năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của PHiệu trưởng:

Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định.

Điều hành hoạt động của nhà trư­ờng khi đ­ược hiệu trưởng ủy quyền.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

e) Phó Hiệu trưởng cốt cán được lựa chọn theo tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Điều 12. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn

1. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật

a) Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, đại diện cấp ủy Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư­ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng. Số lượng thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng là số lẻ.

Hội đồng thi đua khen th­ưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thư­ởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em trong nhà trường.

Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng triệu tập họp hội đồng định kì vào đầu năm học, cuối học kì I, cuối năm học và họp đột xuất khi có yêu cầu công việc.

b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với cho người vi phạm theo từng vụ việc. Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện giáo viên và trưởng ban đại diện cha mẹ trẻ em của nhà trường.

2. Hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư­ vấn giúp Hiệu trưởng về về hoạt động giáo dục và công tác quản lí. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quy định.

Điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong nhà trường

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong tr­ường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhà tr­ường theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều 14. Tổ chuyên môn

1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên và nhân viên nấu ăn được tổ chức tương ứng theo khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo hoặc theo nhiệm vụ chuyên môn. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên, tổ chuyên môn có tổ trư­ởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.        

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:

a) Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình giáo dục mầm non;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

Điều 15. Tổ văn phòng

1. Tổ văn phòng gồm các nhân viên: kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ và nhân viên khác.

2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng gồm:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường về nuôi dưỡng, chăm sóc;

b) Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường;

c) Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.

3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất một tháng một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

Điều 16. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

1. Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.        

a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

- Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.

2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.

3. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 2 trẻ khuyết tật học hòa nhập.

4. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành.

5. Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường có thể có thêm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đi học (gọi là điểm trường).

6. Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Trẻ em được tổ chức theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Số trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập có không quá 70 (bảy mươi) trẻ.

 

Ch­ương III

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC

 

Điều 17. Thực hiện chư­ơng trình giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục

1. Trường mầm non, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chư­ơng trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Căn cứ Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường mầm non, cơ sở giáo dục khác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của trường mầm non, cơ sở giáo dục khác khả năng, nhu cầu của trẻ.

3. Đối với trẻ khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

Điều 18. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu và xuất bản phẩm tham khảo

1. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu và xuất bản phẩm tham khảo được sử dụng trong trường mầm non,cơ sở giáo dục khác theo quy định và phù hợp mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, văn hóa, điều kiện của địa phương khả năng, nhu cầu của trẻ.

2. Nhà trường lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, học liệu và xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trên cơ sở đề xuất của tổ chuyên môn, ý kiến của Hội đồng tư vấn.

3. Tài liệu hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

Điều 19. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

1. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe được thực hiện theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe bao gồm hoạt động tổ chức ăn, tổ chức ngủ, tổ chức vệ sinh, tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ em.

3. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ khuyết tật học hòa nhập được thực hiện theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

Điều 20. Hoạt động giáo dục 

1. Hoạt động giáo dục thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Hoạt động giáo dục cho trẻ nhà trẻ bao gồm các hoạt động: giao lưu cảm xúc; hoạt động với đồ vật; chơi; chơi - tập có chủ định; ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. 

3. Hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bao gồm các hoạt động: chơi; học; lao động; ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

4. Tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non, yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non và được tổ chức phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ và của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

5. Hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập trong trường mầm non, cơ sở giáo dục khác theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

Điều 21. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục

 1. Kiểm tra sức khỏe trẻ em: tối thiểu một lần trong một năm học.

2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trên các biểu đồ tăng trưởng: trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên 3 (ba) tháng một lần. 

3. Đánh giá sự phát triển của trẻ em theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non.

Điều 22. Hồ sơ phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

1. Đối với nhà trường

a) Hồ sơ quản lý trẻ em;

b) Hồ sơ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên;

c) Kế hoạch năm học;

d) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính;

e) Sổ lưu trữ các văn bản, công văn;

2. Đối với giáo viên

a) Sổ kế hoạch hoạt động giáo dục (giáo án) của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

b) Sổ theo dõi trẻ;

c) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ của giáo viên;

d) Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

 3. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng: Sổ kế hoạch hoạt động và nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.

4. Hồ sơ của nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được lưu trữ bằng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy và có giá trị tương đương, trừ loại có quy định chuyên ngành riêng.

 

Ch­ương IV

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN

 

Điều 23. Địa điểm, quy mô, diện tích

Địa điểm, quy mô, diện tích của trường đáp ứng theo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 24. Cơ sở vật chất của trường mầm non

Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của nhà trường ít nhất phải bảo đảm mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đạt các mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất cao hơn.

Có trách nhiệm quản lý và sử dụng cơ sở vật chất hiện có một cách hiệu quả, tránh lãng phí.

Định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định.  Không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dng khi chưa cải tạo sửa chữa.

Điều 25. Thiết bị giáo dục

 1. Trường học được trang bị đủ thiết bị giáo dục; tổ chức quản lí và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định.

2. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 26. Quản lí tài chính, tài sản

1. Quản lý tài sản của nhà trường tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên nhà trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.

2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà tr­ường thực hiện theo quy định hiện hành.

 

CHƯƠNG V

GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

 

Điều 27. Giáo viên và nhân viên

Giáo viên là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Nhân viên là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 28. Nhiệm vụ của giáo viên

1. Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây:

a. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

b. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

c. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; Thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định;

d. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em;

e. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

g. Thực hiện quy định của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, quyết định của Hiệu trưởng.

2. Giáo viên cốt cán là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín trong nhà trường, được hiệu trưởng hoặc cơ quan quản lí giáo dục đề cử. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, giáo viên cốt cán còn làm nòng cốt trong sinh hoạt chuyên môn; hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong giảng dạy, giáo dụcphát triển nghề nghiệp.

Điều 29. Nhiệm vụ của nhân viên

1. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.

2. Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

3. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ em.

4. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định.

5. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện các quy định của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, quyết định của Hiệu trưởng.

Điều 30. Quyền của giáo viên và nhân viên

1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:

a. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

b. Được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, h­ưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

c. Đ­ược tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Đ­ược đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

d. Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

e. Được khen thư­ởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

g. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên cốt cán, ngoài những quyền nêu tại khoản 1 của Điều này, còn được tạo điều kiện để tham gia các đợt tập huấn, hội thảo dành cho giáo viên cốt cán; tham gia các hoạt động của mạng lưới giáo viên cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc.

Điều 31. Trình độ chuẩn được đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và nhân viên

1. Giáo viên mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên được nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định. Hằng năm, giáo viên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

2. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ được quy định tại các văn bản quy định tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân viên nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng nghiệp vụ để thực hiện được nhiệm vụ được giao.

Điều 32. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử, trang phục của giáo viên và nhân viên

1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử, của giáo viên và nhân viên thân thiện, yêu thương, tôn trọng đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Trang phục của giáo viên và nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 33. Các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm

1. Các hành vi giáo viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em;

b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;

d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

g) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Các hành vi nhân viên không được làm:        

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em;

b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em;

d) Làm việc riêng khi đang thực hiện nhiệm vụ.

Điều 34. Khen th­ưởng và xử lý vi phạm

1. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có thành tích được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

2. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có hành vi vi phạm các quy định tại Điều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

 

Ch­ương VI

TRẺ EM

Điều 35.  Tuổi của và sức khoẻ của trẻ em mầm non

            1. Trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi được nhận vào cơ sở giáo dục mầm non.

            2. Trẻ khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.

Điều 36. Quyền của trẻ em

1. Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non thuận tiện với điều kiện đi lại của trẻ và phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ sở giáo dục mầm non.

2. Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ.

3. Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập tại cơ sở giáo dục mầm non theo quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.

4. Đ­ược đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại cơ sở giáo dục mầm non.

5. Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.

6. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

7. Đ­ược hư­­ởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Nhiệm vụ của trẻ em

1. Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.

2. Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.

3. Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại cơ sở giáo dục mầm non.

4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.

5. Thực hiện các quy định của cơ sở giáo dục mầm non.

 

Ch­ương VII

PHỐI HỢP GIÁO DỤC NHÀ TR­ƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 38. Phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục giữa gia đình nhà trường

1. Phối hợp giáo dục giữa gia đình nhà trường nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong nhận thức cũng như trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho từng trẻ em.

2. Phối hợp giáo dục giữa gia đình nhà trường đảm bảo nguyên tắc chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ.

3. Gia đình chủ động liên hệ, trao đổi, phối hợp với nhà trường về tình hình của trẻ em nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà, tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường.

4. Tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, kinh phí, vật chất phục vụ việc tăng cường cơ sở vật chất và các hoạt động của nhà trường, thực hiện quyền giám sát để sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

5. Tham gia và tạo điều kiện cho con em được tham gia các hoạt động của cộng đồng với nội dung và hình thức phù hợp góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 39. Phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục giữa nhà trường và xã hội

1. Tham mưu, đề xuất với chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường phát triển về quy mô, xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường.

2. Công khai kế hoạch giáo dục của nhà trường và các hoạt động phối hợp với cha mẹ trẻ. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, kiểm tra sức khoẻ cho trẻ em trong nhà trường.

3. Huy động các nguồn lực của cộng đồng, cha mẹ trẻ chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị và tổ chức các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật và đảm bảo tính tự nguyện của người tham gia; xây dựng môi tr­ường giáo dục an toàn, thân thiện; tạo điều kiện nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

4. Sử dụng có hiệu quả các nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh cho nhà trường, đảm bảo nguyên tắc công khai và quyền giám sát của người đã đóng góp. Quan tâm, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, vận động và tạo điều kiện để trẻ em đến trường.

5. Tổ chức cho trẻ bước đầu làm quen, tham gia tìm hiểu các hoạt động tại địa phương với hình thức và mức độ phù hợp như: di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề địa phương; giáo dục giá trị, đạo đức, lối sống, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

6. Tiếp thu ý kiến phản hồi tích cực của cha mẹ trẻ, cộng đồng về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường.

7. Chủ động đề xuất sự hỗ trợ từ cộng đồng trong việc giáo dục trẻ em.

8. Hỗ trợ, giám sát nhà trường thực hiện các hoạt động. Phản hồi với nhà trường về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 40. Ban đại diện cha mẹ trẻ em

1. Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ em của nhà trường. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có Ban đại diện cha mẹ trẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. 

2. Ban đại diện cha mẹ trẻ em được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY