Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Văn bản tiếng việt
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Luật

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần 8
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề Loại dự thảo:Luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạoTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Dự kiến thông qua tại:Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật

Phạm vi điều chỉnh

Luật Giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhiệm vụ và quyền của người học, nhà giáo; trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Điểm mới của Dự thảo

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và 5 điểm đáng chú ý

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Luật số:        /2019/QH14

DỰ THẢO 8

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

LUẬT

GIÁO DỤC (SỬA ĐỔI)

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Giáo dục (sửa đổi).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phm vi điu chnh

Luật Giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhiệm vụ và quyền của người học, nhà giáo; trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức, phẩm chất, năng lực của công dân; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Điu 3. Tính cht, ngun lý giáo dc

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 4. Phát trin giáo dc

Phát trin giáo dc là quc ch hàng đầu nhm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lc, bi dưng nhân tài.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, cơ cấu nguồn nhân lực; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Phát triển giáo dục theo hướng mở, xây dựng xã hội học tập, khuyến khích học tập suốt đời.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục tạo cơ hội cho mọi người đều được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, tiến tới xây dựng xã hội học tập.

2. Giáo dục chính quy là giáo dục theo các khoá học trong nhà trường để thực hiện một chương trình giáo dục, đào tạo nhất định, được thiết lập theo mục đích của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định đáp ứng nhu cầu học tập của người học, được thiết lập theo mục đích tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập.

4. Xã hội học tập là một xã hội trong đó mỗi cá nhân đều được học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời; học tập trở thành nhu cầu tự thân, biết tận dụng triệt để các cơ hội học tập do xã hội mang lại.

5. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

6. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

8. Niên chế là hình thức tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo năm học.

9. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo.

10. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.

11. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục, đào tạo.

12. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

13. Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn theo quy định; nhà nước bảo đảm các điều kiện để mọi công dân có trách nhiệm học tập nhằm đạt được một trình độ học vấn theo quy định của pháp luật.

14. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân

1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với các trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Điều 7. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, được cập nhật thường xuyên, bảo đảm tính hiện đại, có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm lứa tuổi và khả năng của người học.

2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Điều 8. Chương trình giáo dục

1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học; các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; tạo điều kiện để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế.

3. u cu về chuẩn kiến thc, knăng và phẩm chất, năng lực quy định trong cơng trình giáo dc phi được cthhóa thành sách go khoa ở giáo dc phthông, giáo trình và tài liu giảng dy ở giáo dục nghnghiệp, go dc đi hc, giáo dc thưng xuyên. ch giáo khoa, giáo trình và tài liu ging dạy phi đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp; theo tín chỉ, niên chế hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định việc thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Điều 9. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục

1. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 10. Liên thông trong giáo dục

1. Liên thông trong giáo dục giúp người học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm công bằng, dân chủ và công khai, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người.

2. Việc liên thông phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng; chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng trình độ trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ ở các chương trình giáo dục trước đó.

Điều 11. Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; người khuyết tật được học bằng chữ nổi Braille, ngôn ngữ ký hiệu phù hợp theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoi ngquy định trong chương trình giáo dc là nn ngđược sdụng phbiến trong giao dịch quốc tế. Việc tchc dạy ngoại ngtrong nhà trưng và cơ sgiáo dc kc cần bảo đảm đngưi hc được hc liên tc và có hiu quả.

Điu 12. Văn bng, chứng ch

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của các trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.

n bng ca hthống giáo dc quc dân gồm bng tốt nghiệp trung hc sở, bng tốt nghiệp trung hc phthông, bng tốt nghip trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đng, bằng cử nhân, bng thc sĩ, bng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

2. Chng chca hthống giáo dc quc dân đưc cp cho ni học để xác nhn kết quhc tp sau khi được đào to, bi dưng nâng cao trình đhọc vn, nghnghip hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

Văn bằng, chứng chỉ do các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

Điều 13. Quyn và nghĩa vụ hc tp ca công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng của mình. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em và người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc các gia đình nghèo, cận nghèo.

Điu 14. Phcp giáo dục

1. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Giáo dục tiểu học là bắt buộc.

2. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc trong cả nước.

3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Điều 15. Giáo dục hòa nhập

1. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của các đối tượng người học; đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng, phù hợp với đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, những khác biệt về nhu cầu, đặc điểm của người học và không phân biệt đối xử.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em và người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật.

Điều 16. Xã hi hóa sự nghiệp go dục

Phát triển giáo dc, xây dng xã hi hc tp là snghip ca Nhà nước và của toàn dân.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục;

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo snghip giáo dục, phối hp vi nhà trưng thc hin mc tiêu giáo dc, xây dng i trưng giáo dc lành mnh và an toàn.

Điều 17. Đầu tư cho giáo dục

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư đặc thù có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất; khuyến khích phát triển giáo dục chất lượng cao ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Điều 18. Vai trò và trách nhim của cán bộ quản lý giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục givai trò quan trọng trong vic tchức, qun , điu nh các hot động giáo dc.

Cán bộ quản lý giáo dục phải kng ngừng hc tp, rèn luyện, nâng cao phẩm cht đo đức, trình độ chuyên môn, năng lc quản lý và có trách nhiệm thực hiện các chuẩn, quy chuẩn do nhà nước quy định.

Nhà nưc có kế hoch xây dng và nâng cao cht lưng đi ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát trin snghiệp go dục.

Điều 19. Nghn cu khoa học

1. Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục hoạt động khoa học và công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng nhà trường, cơ sở giáo dục thành trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.

2. Cơ sở giáo dục tự triển khai hoặc phối hợp với tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng quốc tế.

Điều 20. Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục

Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Điu 21. Cm li dng c hot đng giáo dục

1. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.

2. Cấm thương mại hóa trong hoạt động giáo dục.

 

Chương II
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Mục 1. CÁC CẤP HỌC VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

 

Tiểu mục 1. GIÁO DỤC MẦM NON

 

Điu 22. Vị trí, vai trò của giáo dục mm non

Go dục mm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hin việc nuôi dưng, cm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tui đến sáu tuổi.

Điu 23. Mục tiêu của giáo dục mm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em mầm non về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Điều 24. Yêu cu về ni dung, phương pháp giáo dc mm non

1. Nội dung giáo dục mầm non đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; liên thông giữa các độ tuổi và với giáo dục tiểu học.

2. Phương pháp giáo dục mầm non:

a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ, kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý.

b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Điu 25. Chương trình go dục mm non

1. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; quy định những yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em.

Chương trình giáo dục mầm non thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn về đồ chơi và học liệu; về việc lựa chọn đồ chơi và học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Điu 26. Cơ sgo dục mm non

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi.

2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi.

3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

Điều 27. Chính sách phát triển giáo dục mầm non

1. Nhà nước chăm lo giáo dục mầm non, có chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất mật độ dân số cao.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Tiểu mục 2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

 

Điu 28. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

1. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông.

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi và được tính theo năm.

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là mười một tuổi và được tính theo năm.

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là mười lăm tuổi và được tính theo năm.

d) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông được tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc học các trình độ giáo dục nghề nghiệp tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

e) Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học kiến thức giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Btrưng BGiáo dc và Đào to quy định những trưng hợp có thhọc vượt lớp đối với học sinh phát triển sớm vtrí tuệ và học ở tui cao n tuổi quy định đi với hc sinh ở những vùng có điu kin kinh tế - xã hội khó khăn, hc sinh ngưi dân tc thiu s, hc sinh khuyết tật, hc sinh m phát trin về thlc và trí tuệ, học sinh mcôi không nơi nương ta, hc sinh trong diện hđói nghèo theo quy định của Nhà nước, hc sinh ở nưc ngoài vc; những trưng hp hc sinh hc vưt lớp, hc lưu ban; vic hc tiếng Vit ca trẻ em người dân tộc thiu strước khi vào hc lớp một; việc giảng dạy kiến thức giáo dục phổ thông trong các trường trung cấp và cao đẳng.

Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên đại học hoặc theo học các chương trình đào tạo nghề nghiệp; phát triển khả năng tự học và học tập suốt đời hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học hoặc theo học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc tham gia lao động.

Điều 30. Yêu cu về ni dung, phương pháp giáo dc phổ thông

1. Ni dung giáo dc phthông phi bo đảm nh phthông, cơ bn, toàn din, hướng nghip và có hthng; gn với thc tin cuc sng, phù hợp vi tâm sinh lý la tui ca hc sinh, đáp ng mc tiêu giáo dc ở mi cấp hc.

Go dc tiu hc phi bo đảm cho hc sinh có hiểu biết đơn gin, cần thiết vtnhiên, xã hi và con ngưi; có kng cơ bản vnghe, nói, đc, viết và tính toán; có ti quen n luyện thân thể, gigìn vsinh; có hiu biết ban đu vhát, múa, âm nhạc, mthut.

Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Go dục trung hc phtng phi cng c, phát triển nhng ni dung đã hc trung hc cơ sở, hoàn thành ni dung giáo dc phthông; ngoài ni dung chyếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thc phthông, cơ bn, toàn diện và hưng nghip cho mi hc sinh còn có ni dung nâng cao ở mt smôn hc đphát trin năng lực, đáp ứng nguyn vọng của hc sinh.

2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.

Điu 31. Chương trình go dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi cả nước; phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông phải được tổ chức thực nghiệm trước khi ban hành.

2. Sách giáo khoa là công cụ giảng dạy, nhằm triển khai chương trình giáo dục phổ thông. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa gồm sách in, sách chữ nổi, sách điện tử và học liệu.

Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm công khai, minh bạch phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được Hội đồng cấp tỉnh thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; ban hành Chương trình giáo dục, phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, sách giáo khoa gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông; quy định việc thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Điu 32. Cơ sgo dục phthông

Cơ sgiáo dc phthông bao gồm:

1. Trưng tiểu học.

2. Trưng trung hc cơ s.

3. Trưng trung hc phthông.

4. Trưng phtng có nhiều cấp học.

Điều 33. Xác nhn hn thành chương trình tiểu hc, trung học phổ thông và cp n bằng tt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông

1. Hc sinh hc hết chương trình tiểu hc có đđiu kin theo quy định của Bộ trưng Bộ Giáo dc và Đào to thì được Hiu trưng trưng tiu hc xác nhn trong hc bviệc hoàn thành chương trình tiu học.

2. Hc sinh hc hết chương trình trung hc cơ sở có đđiu kiện theo quy định ca Btrưng Bộ Giáo dc và Đào to thì được Trưng phòng Giáo dc và Đào to huyn, qun, thxã, thành phthuc tỉnh (sau đây gi chung là cp huyện) cp bng tt nghip trung học cơ s.

3. Hc sinh hc hết chương tnh trung học phthông đ điu kiện theo quy định ca Bộ trưởng Bộ Giáo dc và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp, đt yêu cầu thì đưc Gm đốc SGiáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Hc sinh hc hết chương tnh trung học phthông nếu đ điu kiện dự thi tốt nghiệp theo quy định ca Bộ trưởng Bộ Giáo dc và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Học sinh ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

 

Tiểu mục 3. GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

Điều 34. Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Điều 35. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

Điều 36. Tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp.

 

Tiểu mục 4. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

Điều 37. Các trình độ đào tạo giáo dục đại học

Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Điều 38. Mục tiêu của giáo dục đại học

1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân.

Điều 39. Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học

Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học được thực hiện theo quy định của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học.

 

 

Mục 2. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

 

Điều 40. Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên

1. Thực hiện xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi theo quy định.

2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết của cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho những người có nhu cầu tiếp tục học tập để nâng cao trình độ học vấn.

Điều 41. Mục tiêu của giáo dục thường xuyên

Giáo dục thường xuyên tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Điều 42. Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên

1. Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây:

a) Chương trình xóa mù chữ;

b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;

d) Chương trình giáo dục, đào tạo thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:

a) Vừa làm vừa học;

b) Học từ xa;

c) Tự học, tự học có hướng dẫn;

d) Các hình thức học khác theo nhu cầu của người học.

3. Nội dung giáo dc ca c chương trình quy đnh ti các điểm a, b và c khon 1 Điu y phải bảo đảm nh thiết thc, gp ngưi hc nâng cao khng lao đng, sn xut, công c và chất lưng cuc sống.

Ni dung giáo dc ca chương trình giáo dc quy đnh ti đim d khon 1 Điều này phải bo đm các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dc cùng cấp học, trình độ đào tạo quy đnh ti Điều 31 ca Luật này, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

4. Phương pháp go dc thưng xuyên phải phát huy tính chđng ca ngưi học, coi trọng vic bi dưng năng lc thọc; s dng phương tin và công nghhin đi đnâng cao chất lượng, hiệu qudạy và học.

5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định cụ thể về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục thường xuyên.

Điều 43. Cơ sở giáo dục thường xuyên

1. Giáo dục thường xuyên được thực hiện tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

2. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm các loại hình sau:

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

c) Trung tâm học tập cộng đồng;

d) Các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.

Cơ sở giáo dục thường xuyên quy định tại điểm a, b và điểm d khoản 2 Điều này được tổ chức theo loại hình công lập, tư thục và loại hình có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ sở giáo dục thường xuyên quy định tại điểm c khoản 2 Điều này được tổ chức theo loại hình dân lập.

3. Cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này, không có thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật này. Các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật này.

4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 42 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.

Việc liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục đại học.

5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động giáo dục các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Điều 44. Đánh giá, công nhận kết quả học tập

1. Học viên tham gia chương trình xóa mù chữ, đủ các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ.

2. Học viên hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 42 có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

3. Học viên học hết chương trình trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 42 nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; được giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu có nhu cầu.

4. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.

5. Học viên học các khóa bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục quy định tại các điểm b và c  khoản 1 Điều 42 của Luật này thì được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học.

Điều 45. Chính sách phát triển giáo dục thường xuyên

1. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng các dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.

2. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thường xuyên học tập, học tập suốt đời để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp nguồn học liệu đến các cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người; các cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục người lớn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên.

 Chương III 

NHÀ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

Mục 1 . T CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điu 46. Nhà trưng trong h thng go dục quc dân

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn.

Chỉ thành lập trường dân lập đối với cơ sở giáo dục mầm non;

c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động.

Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà các nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.

2. Nguyên tắc chuyển đổi:

a) Chỉ chuyển đổi loại hình trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;

b) Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của các loại hình nhà trường ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo;

c) Việc chuyển đổi phải bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;

d) Việc chuyển đổi không làm thất thoát đất đai, tiền vốn và tài sản.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc chuyển đổi quy định tại khoản 2 Điều này. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoc cho phép thành lp; cho phép hot động giáo dục, đình chhot động giáo dc; sáp nhp, chia, tách, giải thể nhà trưng được quy định tại các Điu 49, Điều 50, Điều 51 và Điều 52 ca Luật y.

Điều 47. Nhà đầu tư

1. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư thành lập trường bằng nguồn vốn ngoài ngân sách của nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.

2. Nhà đầu tư có trách nhiệm, quyền hạn sau:

a) Thông qua kế hoạch phát triển trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất.

b) Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu chi hàng năm hoặc phương án xử lý lỗ của trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

c) Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên bầu của hội đồng trường;

d) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;

đ) Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua các nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường;

e) Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, và giám sát việc góp vốn vào trường theo đề án thành lập ;

f) Xem xét, xử lý vi phạm của hội đồng trường gây thiệt hại theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của trường;

g) Quyết định tổ chức lại, giải thể trường theo quy định của pháp luật;

h) Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trang thông tin điện tử của trường;

i) Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

k) Nhà đầu tư thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.

3.  Nhà đầu tư vào cơ sở giáo dục đại học có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 48. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân

1. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.

2. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp nếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Chính phủ quy định cụ thể về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 49. Điều kiện thành lập nhà tng và điều kiện để được cho phép hot đng giáo dc

1. Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đt đai, cơ svật cht, thiết bđáp ng yêu cầu hot động giáo dục; đa điểm y dng trưng bo đảm môi trưng giáo dục, an toàn cho ngưi hc, ngưi dạy và nời lao động;

b) Có chương tnh giáo dc và tài liu giảng dy học tp theo quy định phù hp vi mi cấp hc và trình đđào to; có đội ngũ nhà giáo và cán bqun lý đạt tiêu chuẩn, đvslưng, đồng bvcơ cu bo đm thc hin chương trình giáo dc và tchc các hoạt động giáo dục;

c) Có đngun lc i chính theo quy đnh đbảo đảm duy trì và phát trin hoạt động giáo dc;

d) Có quy chế tchc và hot động ca nhà trưng.

3. Trong thời hn quy định, nếu nhà trường có đc điu kiện quy định tại khon 2 Điu này thì được cơ quan có thm quyn cho phép hoạt động giáo dc; hết thi hn quy đnh, nếu không đđiu kin thì quyết định thành lập hoc quyết định cho phép thành lập bthu hồi.

4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Điều 50. Đình chhoạt đng giáo dc

1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong những trường hợp sau đây:

a) Có nh vi gian ln đđưc cho phép hoạt đng giáo dc;

b) Không bảo đảm mt trong các điều kin quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật y;

c) Ngưi cho phép hoạt động giáo dc không đúng thẩm quyền;

d) Không trin khai hot đng giáo dc trong thời hạn quy đnh ktngày đưc phép hot động giáo dục;

đ) Vi phm quy đnh ca pháp lut vgo dc bxphạt vi phm hành chính mc đphải đình ch;

e) Các trưng hợp khác theo quy định ca pháp lut.

2. Quyết định đình chhoạt động go dc đối vi nhà trưng phi xác định rõ lý do đình ch, thi hạn đình ch, biện pháp bảo đm quyn lợi ca nhà giáo, người hc và người lao đng trong trưng. Quyết định đình chhoạt động giáo dc đối vi nhà trường phi đưc công bcông khai trên các phương tin thông tin đại chúng.

3. Sau thi hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dn đến việc đình chđược khắc phc thì ngưi có thm quyn quyết đnh đình chra quyết định cho phép nhà trưng hot động giáo dc trlại.

Điều 51. Giải thể nhà trường

1. Nhà trưng bgii thtrong nhng trưng hp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng quy định vqun lý, tổ chc và hot đng ca ntrưng;

b) Hết thời hn đình chhot đng go dục mà không khắc phục đưc nguyên nhân dn đến việc đình chỉ;

c) Mc tiêu và ni dung hot động trong quyết đnh thành lp hoc cho phép thành lp trưng kng n phù hp với nhu cầu pt triển kinh tế - xã hội;

d) Theo đnghca tổ chc, cá nn tnh lập trưng.

2. Quyết định gii thnhà trưng phi c định rõ lý do giải thể, các biện pháp bo đảm quyn li ca nhà giáo, ngưi hc và người lao đng trong trưng. Quyết định giải thnhà trưng phải đưc công bcông khai trên các phương tiện tng tin đại chúng.

Điều 52. Thm quyn, thủ tục thành lập hoặc cho pp thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, gii thể nhà trưng

1. Thẩm quyn tnh lp trưng công lp và cho phép thành lập trường dân lập, tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài đưc quy định như sau:

a) Chtch y ban nhân dân cp huyện quyết định đi vi trưng mm non, trưng mu giáo, trưng tiu học, trưng trung hc cơ sở, trưng phthông dân tộc bán trú, trừ các trường quy định tại điểm d khoản này;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập thuộc tỉnh; trường trung học phổ thông, trường trung cấp tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, trừ trường trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với trường trung cấp công lập trực thuộc.

d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị.

đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng công lập trừ trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục đại học tư thục.

2. Ngưi có thẩm quyn thành lp hoặc cho phép thành lp nhà trưng thì có thẩm quyn thu hi quyết định thành lp hoặc cho phép thành lp, quyết đnh sáp nhập, chia, ch, giải thnhà trưng. Ngưi có thm quyn cho phép hoạt đng giáo dục thì có thm quyn quyết đnh đình chhot động go dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền cho pp hot động giáo dục; thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Điều 53. Điều lệ nhà trường

1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệ nhà trường.

2. Điu lnhà trưng phi có những nội dung chyếu sau đây:

a) Nhiệm vvà quyn hn ca nhà trưng;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

c) Nhiệm vvà quyn ca nhà giáo;

d) Nhiệm vvà quyn ca ngưi học;

đ) Tchc và qun lý nhà trưng;

e) Tài chính và tài sn của nhà trường;

g) Quan hgia nhà trưng, gia đình và xã hi.

 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành điều lệ nhà trường đối với các cấp học và trình độ đào tạo theo thẩm quyền.

Điều 54. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường của trường công lập là cơ quan quản trị nhà trường, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan.

a) Hội đồng trường đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Thành phần Hội đồng trường đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông gồm có: bí thư cấp ủy hiệu trưởng nhà trường, Chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ Văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông.

b) Hội đồng trường đối với giáo dục đại học được thực hiện quy định của Luật Giáo dục đại học.

c) Hội đồng trường, hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Hội đồng trường của trường mầm non dân lập là tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, do cộng đồng dân cư xin thành lập trường đề cử, chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

Thành phần tham gia Hội đồng trường gồm có: đại diện cộng đồng dân cư thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn, đại diện chính quyền ở cơ sở và những người góp vốn xây dựng và duy trì hoạt động của trường.

3. Hội đồng trường của trường tư thục và tư thục không vì lợi nhuận tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan.  Thành viên của Hội đồng trường bao gồm:

a) Đối với trường tư thục, bao gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ góp vốn;

b) Đối với trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, bao gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường.

Thành viên trong trường gồm có các thành viên đương nhiên: bí thư cấp ủy, chủ tịch công đoàn, đại diện ban chấp hành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

Thành viên ngoài trường là đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

Số lượng và cơ cấu thành viên Hội đồng trường tư thục được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

4. Hội đồng trường của trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ quan quản trị nhà trường, đại diện nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng trường của trường mầm non, phổ thông được quy định cụ thể trong điều lệ nhà trường.

Điều 55. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là ngưi chịu trách nhiệm qun lý, điều hành c hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyn bnhim hoặc công nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng các cơ sở giáo dục tuân thủ theo này, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền ban hành các quy định tại khoản 3 điều này. 

Điều 56. Hội đng tư vấn trong nhà trường

Hi đng tư vn trong nhà trưng do Hiu trưng thành lp đly ý kiến ca cán bộ qun lý, ngiáo, đi din các tổ chức trong ntng nhằm thc hiện mt snhiệm vthuc trách nhiệm và quyn hn ca Hiu trưng. Tchc và hoạt động củac hội đng tư vn được quy định trong điu lnhà trưng.

Điều 57. Tổ chc Đảng trong nhà trường

Tổ chc Đng Cng sn Vit Nam trong nhà trưng lãnh đo nhà trường và hoạt động trong khuôn khHiến pháp.

Điều 58. Đoàn thể, tchc xã hi trong nhà trưng

Đn thể, tổ chc xã hi trong nhà trưng hot động theo quy đnh của pháp lut và có trách nhim p phn thc hin mc tiêu giáo dc theo quy đnh của Luật này.

Mục 2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 59. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường

1. Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;

b) Tổ chức tuyển sinh, chăm sóc, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;

c) Tổ chức tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhà giáo, nhân viên và quản lý người học;

d) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;

đ) Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng;

e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường công lập thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình người học và xã hội trong quản lý nhà trường.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định cụ thể tại Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập.

Điều 60. Nhiệm vụ và quyền hn của trường dân lập, tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài  

1. Trường dân lập, tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này.

2. Trưng dân lập, tư thục tự chvà tchu trách nhim vquy hoạch, kế hoạch phát trin nhà trưng, tổ chức các hoạt động giáo dc, y dng và phát triển đi ngũ nhà go, huy đng, sdụng và qun lý các nguồn lc đthc hin mc tiêu giáo dục.

Mục 3. C LOẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT VÀ CƠ S GIÁO DỤC KHÁC

Điều 61. Trưng phthông dân tc ni trú, trường phổ thông n tc bán trú, trường dự bị đi hc

1. Nhà nước thành lập trưng phthông n tc nội trú, trường phthông dân tộc bán trú, trưng dbđi hc cho con em n tc thiu s, con em gia đình các dân tc đnh cư lâu i ti vùng có điu kin kinh tế - xã hi đc bit khó khăn nhm p phn to nguồn nhân lực cho các ng y.

2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.

Điều 62. Trường chuyên, trưng năng khiếu

1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho  những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Trưng năng khiếu nghthut, thdục, ththao đưc thành lập nhm phát triển i năng ca học sinh trong các lĩnh vực này.

2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.

3. Bộ trưng Bộ Giáo dc và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phi hp vi Btrưng, Thtrưng cơ quan ngang bcó liên quan quy định chương trình giáo dục nâng cao; quy chế tổ chức và hoạt động cho trường chuyên, trường năng khiếu.

Điều 63. Trường, lớp dành cho người khuyết tật

1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này được phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề và hòa nhập với cộng đồng.

2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập.

Điều 64. Trường giáo dưỡng

1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.

2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng.

Điều 65. Các cơ sgiáo dục khác

1. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập; lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;

b) Trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; các trung tâm khác thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên;

c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Chính phủ quy định thẩm quyền thành lập cơ sở giáo dục khác tại điểm a, b khoản 1 Điều này; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.

 

Chương IV

NHÀ GIÁO

Mục 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TIÊU CHUẨN CỦA NHÀ GIÁO

Điu 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 65 Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp và cơ sở giáo dục khác gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

2. Nhà giáo có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh, đóng vai trò quyết định bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo.

Điều 67. Tiêu chuẩn Nhà giáo

Nhà giáo có những tiêu chuẩn sau đây:

1. Phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; tâm huyết với nghề nghiệp, có phong cách và tự trọng nghề nghiệp, l­ương tâm nhà giáo.

2. Đt trình đchun đưc đào tạo vchuyên môn, nghip v; có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và vị trí việc làm.

3. Bảo đảm sức khỏe đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và vị trí việc làm.

Điu 68. Giáo sư, phó giáo sư

Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Mục 2. NHIỆM V VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO

Điều 69. Nhiệm vcủa nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điu 70. Quyền ca nhà giáo

Nhà giáo có nhng quyn sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

2. Được đào to nâng cao trình đ, bi dưng chuyên môn, nghiệp v.

3. Được hợp đng thnh ging và nghiên cứu khoa học ti c trưng, cơ sgiáo dc kc và cơ snghiên cu khoa hc vi điều kin bo đm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

4. Được bo vnn phm, danh d.

5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điu 71. Thnh giảng

1. Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 65 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.

2. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 68 của Luật này. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

3. Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.

Điu 72. Các hành vi nhà go không được làm

Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.

2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Mục 3. ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO

Điều 73. Trình độ chuẩn đưc đào tạo ca nhà giáo

1. Tnh đchun đưc đào to ca nhà giáo đưc quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đối với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

c) Có bằng thạc sĩ và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Bộ trưng Bộ Giáo dc và Đào to, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định việc sử dụng giáo viên trong trường hợp không quy định ở khoản 1 điều này.

Điều 74. Bồi dưỡng nhà giáo

Nhà nước có chính sách để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .

Điều 75. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

1. Cơ sgiáo dc thực hin nhiệm vđào to, bi dưng nhà giáo bao gm trưng sư phạm, cơ sgiáo dc có khoa sư phm, cơ sgiáo dc đưc phép đào to, bi dưng nhà giáo.

2. Trưng sư phạm do Nhà nưc thành lp đđào tạo, bồi dưng nhà giáo và cán bqun lý giáo dc. Trưng sư phạm đưc ưu tiên trong việc tuyn dng nhà giáo, btrí cán bqun , đu tư y dng cơ svật chất, ký túc xá và bảo đm kinh phí đào to. Trưng sư phạm có trưng thc hành hoặc cơ sthc hành.

3. Cơ sgiáo dc thực hin nhiệm vđào to, bi dưng cán bqun lý giáo dc bao gồm cơ sgiáo dc đi hc có khoa qun lý giáo dục, cơ s giáo dc được phép đào to, bi dưng cán bquản lý giáo dục.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Mục 4. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO

Điu 76. Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Điều 77. Tiền lương

Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được hưởng phụ cấp ưu tiên của đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Điều 78. Chính sách đi vi nhà giáo công tác trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hi đc biệt kkhăn

1. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.  

 

Chương V

NGƯỜI HỌC

Mục 1. NHIM V VÀ QUYỀN CA NGƯỜI HỌC

Điu 79. Người học

1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học;

c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;

d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

2. Những quy định trong các Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

Điều 80. Quyền của trẻ em và chính sách đối vi trẻ em tại cơ sgo dục mm non

1. Trẻ em tại cơ sgiáo dc mm non có những quyn sau đây:

a) Được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng, giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Được cm c sc khe ban đu;

c) Được giảm phí đi với các dch vụ vui chơi, giải tcông cng.

2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 81. Nhiệm vcủa ngưi hc

Người học có những nhiệm vụ sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Điu 82. Quyền ca người học

Người học có những quyền sau đây:

1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tui cao hơn tui quy đnh, học kéo dài thi gian, hc lưu ban; được tạo điều kiện để theo học các chương trình giáo dục, đào tạo theo quy định của nhà nước.

4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

5. Được cp văn bng, chứng ch, giấy xác nhận sau khi tt nghip cp học, trình đđào to và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy đnh.

6. Được tham gia hot động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trưng, cơ sở giáo dục khác theo quy định ca pháp lut.

7. Được s dng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tin phc vc hot đng hc tập, văn hóa, thdục, ththao của nhà trưng, cơ sgiáo dc khác.

8. Được trc tiếp hoặc thông qua đi din hợp pháp ca mình kiến nghvi nhà trưng, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phn xây dng nhà trưng, bảo vquyn, li ích chính đáng của người hc.

9. Được hưởng cnh ch ưu tiên ca Nhà nưc trong tuyn dng o c cơ quan nhà nước nếu tốt nghip loi gii và có đo đc tốt.

10. Được cử người đại diện hợp pháp tham gia hội đồng trường theo quy định.

Điều 83. Các hành vi người hc không được làm

Người học không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia, gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục.

4. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Điu 84. Học bng, trcp xã hi, tín dụng sư phạm

1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 61 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.

2. Nhà nước có chính sách trợ cp và min, gim học phí cho người hc là đối tưng được hưởng chính sách xã hội, người dân tc thiu số ở vùng có điu kin kinh tế - xã hi đặc bit khó khăn, ngưi mi không nơi ơng ta, ngưi khuyết tật có khó khăn vkinh tế, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chc, cá nhân cấp hc bổng hoặc trợ cp cho ngưi hc theo quy đnh ca pháp lut.

4. Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học; được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm, nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ được hưởng khoản tín dụng sư phạm mà học sinh, sinh viên sư phạm đã được hưởng.

Chính phủ quy định cụ thể chính sách tín dụng sư phạm đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

Điều 85. Chế độ cử tuyển

1. Nhà nưc thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đi với học sinh các dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh dân tộc thiểu số ng có điu kin kinh tế - xã hi đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; chính sách tạo nguồn cử tuyển và tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ tng n tc ni trú và tăng thi gian hc dbđại học.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương đề xuất, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển; cử người đi học theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu được duyệt; tuyển dụng và bố trí việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người đi học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.

3. Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học; được tuyển dụng và bố trí việc làm.

4. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.

Điều 86. Tín dng giáo dc

Nhà nưc có cnh sách n dng ưu đãi vi sut, điu kiện và thi hn vay tin đngười học có điều kin hc tp. Khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục.

Điu 87. Min, gim phí dch vcông cộng cho hc sinh, sinh viên

Hc sinh, sinh viên được hưởng chế đmin, giảm phí khi s dng các dịch vụ công cng vgiao thông, gii trí, khi tham quan vin bo tàng, dich lịch s, công trình văn hóa theo quy định ca Chính phủ.

 

Chương VI

NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

 

Điều 88. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác.

Điều 89. Trách nhim của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, đạt trình độ giáo dục phổ cập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm thân thể nhà giáo.

Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc theo quy định. 

2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, to môi trưng thun lợi cho vic phát trin toàn diện v đo đức, trí tuệ, thể cht, thẩm mca con em; người ln tuổi có trách nhim giáo dục, m gương cho con em, cùng nhà trưng nâng cao cht lưng, hiệu qugiáo dục.

Điu 90. Quyền ca cha m hoặc người gm hcủa hc sinh

Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ.

2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường.

3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.

Điu 91. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non

Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh và trẻ mầm non.

Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non liên trường và ở các cấp hành chính. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 92. Trách nhim của xã hội

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

c) Tạo điều kiện để mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập; để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 93. Quỹ khuyến hc, Quỹ bảo trợ giáo dục

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục hoạt động theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VII

ĐẦU TƯ VÀ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC

 

Điều 94. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục

Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước.

2. Nguồn vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Các nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường; nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước.

5. Nguồn vốn vay.

 6. Các nguồn tài trợ, viện trợ, cho, biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.

Điều 95. Nn sách nhà nưc đầu tư cho giáo dc

1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; đảm bảo ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.

Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 96. Ưu tiên đầu tư tài chính và đt đai xây dựng trường học

Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Điu 97. Khuyến khích đu tư cho giáo dục

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tài sản cho giáo dục.

2. Các khon đu tư, đóng góp, tài trợ ca doanh nghiệp cho giáo dc và các chi phí ca doanh nghip đmtrưng, lp đào to tại doanh nghip, phi hợp đào tạo vi cơ sgo dc, cngười đi đào tạo, tiếp thu công nghmới phc vụ cho nhu cu của doanh nghip là c khon chi phí hp , được trkhi nh thu nhp chu thuế theo Lut thuế thu nhập doanh nghip.

3. Các khoản đóng p, i trca cá nhân cho giáo dục đưc trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nộp thuế.

4. Tchc, cá nhân đu tư y dựng công trình phc vcho giáo dc; đóng góp, i trợ, ng htiền hoc hin vt đphát trin snghip giáo dc đưc xem xét đghi nhn bng hình thc tch hp.

5. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Điều 98. Học phí

1. Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức thu học phí được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định. Đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Học sinh thuộc diện giáo dục bắt buộc không phải nộp học phí. Nhà nước bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện giáo dục bắt buộc.

Trẻ em mầm non năm tuổi, học sinh trung học cơ sở ở cơ sở giáo dục công lập không phải nộp học phí; Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho trẻ em mầm non năm tuổi cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở những địa phương không bảo đảm đủ trường công lập. Mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện chính sách không thu học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập; trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi.

3. Chi phí của dịch vụ đào tạo bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục, đào tạo theo chương trình giáo dục đào tạo. Mức thu phí tuyển sinh là khoản tiền mà người dự tuyển phải nộp khi tham gia xét tuyển, thi tuyển sinh. Mức thu dịch vụ tuyển sinh được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí tuyển sinh.

4. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể và các khoản thu dịch vụ khác ngoài học phí (nếu có) đối với các cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ chế thu và sử dụng phí dịch vụ tuyển sinh các cấp học do địa phương quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, từng năm học theo quy định.

Điều 99. Ưu đãi về thuế đối với sách giáo khoa và tài liệu, thiết bị dạy học

Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Điều 100. Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục

1. Cơ sở giáo dục công lập thực hiện quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý sử dụng tài sản theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Quản lý sử dụng tài sản công. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản thu của cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được dùng để chi cho các hoạt động của nhà trường, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của nhà trường, phần còn lại được phân chia cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn góp, trừ cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận.

3. Các cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí đào tạo và mức thu phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.

Điều 101. Quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, tư thục

1. Tài sản trường dân lập, tư thục thuộc sở hữu của pháp nhân nhà trường.

Tài sản của trường dân lập, tư thục được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản thuộc sở hữu của trường tư thục được hình thành từ vốn góp của các thành viên, được xác định bằng biên bản góp vốn của các nhà đầu tư và ghi trong điều lệ nhà trường. 

Các nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu phần tài sản góp vốn cho nhà trường theo quy định.

3. Việc chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, tư thục được thực hiện theo quy định của Chính phủ, bảo đảm sự ổn định và phát triển của nhà trường.

Điều 102. Chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, tư thục

Trường dân lập, tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 82 của Luật này.

Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, tư thục.

 

Chương VIII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC V GIÁO DỤC VÀ CƠ QUAN QUN LÝ NHÀ NƯỚC V GIÁO DỤC

Điu 103. Ni dung qun lý nhà nước vgo dục

1. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục; cơ sở giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra cơ sở giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục.

2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:

a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá rèn luyện, khen thưởng và kỷ luật đối với người học;

c) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên;

d) Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; quy định về việc công nhận, xác thực văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam;

đ) Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;

e) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;

g)  Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục

h) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

i) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;

k) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;

l) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;

m) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

n) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 104. Cơ quan qun lý nhà nước vgiáo dục

1. Chính phthng nhất qun lý nhà nước vgiáo dc.

Chính phtrình Quốc hi trưc khi quyết đnh nhng chtrương ln có ảnh hưng đến quyn và nghĩa vhc tp ca công dân trong phạm vi cnước, nhng chtrương vcải cách ni dung chương trình ca mt cấp hc; hng năm o cáo Quốc hi về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân công của Chính phủ.

5. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

Mục 2. HỢPC QUỐC T V GIÁO DỤC

Điều 105. Nguyên tắc hợp tác quc tế về giáo dc

Nhà nước mrng, phát trin hp c quốc tế vgiáo dc theo nguyên tắc tôn trọng đc lập, chquyn quc gia, bình đng và các bên cùng có li.

Điều 106. Khuyến khích hợp tác vgiáo dục vi nưc ngoài

1. Nhà nước khuyến khích và to điu kiện cho nhà trưng, cơ sgiáo dc khác ca Việt Nam hợp tác vi tổ chức, cá nhân nước ngoài, ngưi Vit Nam định cư ở nước ngi trong ging dạy, học tp và nghiên cu khoa hc.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điu kiện cho công n Vit Nam ra nước ngoài ging dạy, học tập, nghiên cu, trao đi học thut theo hình thc ttúc hoặc bng kinh phí do tổ chc, cá nn trong nưc cp hoc do tổ chc, cá nhân nước ngoài tài trợ.

3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đtiêu chun vphm chất, đo đc và trình đđi hc tp, nghiên cu ở nưc ngoài vnhng ngành nghvà lĩnh vực then cht đphc vụ cho snghip y dng và bo vTquc.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dục với tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Điều 107. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam bao gồm:

a) Liên kết giáo dục, đào tạo;

b) Thành lập văn phòng đại diện;

c) Thành lập phân hiệu;

d) Thành lập cơ sở giáo dục;

đ) Các hình thức hợp tác, đầu tư khác.

4. Chính phủ quy định cụ thể về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 108. Công nhận và xác thực văn bằng nước ngoài

1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sử dụng tại Việt Nam được công nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định của nước cấp bằng khi chương trình được kiểm định bởi cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục mà cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đó được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước cấp bằng công nhận hoặc cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục cho phép đào tạo và cấp bằng;

b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại quốc gia khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai quốc gia cho phép mở chi nhánh hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;

c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;

3. Việc xác thực văn bằng do cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thẩm quyền ký Điều ước quốc tế về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế; quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí đánh giá, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng, việc xác thực văn bằng, các trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sử dụng tại Việt Nam; cung cấp thông tin về cơ sở giáo dục đại học bảo đảm chất lượng được nước sở tại công nhận.

Việc công nhận văn bằng giáo dục nghề nghiệp do nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Mục 3.KIỂM ĐNH CHT LƯỢNG GIÁO DC

Điều 109. Mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục

1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;

b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;

c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục, đào tạo;

d) Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo,  cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

2. Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;

b) Trung thực, công khai, minh bạch;

c) Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.

3. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

a) Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp;

b) Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Điu 110. Nội dung qun lý nhà nước về kiểm định chất lưng giáo dục

1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình giáo dục và kiểm định cơ sở giáo dục.

3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 111. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập;

b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thành lập;

c) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước ngoài.

2. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, việc cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Mục 4. THANH TRA GIÁO DỤC

Điều 112. Mục đích của thanh tra giáo dục

Mục đích hoạt động thanh tra giáo dục nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật giáo dục để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 113. Hoạt động thanh tra giáo dục

1. Thanh tra trong lĩnh vực giáo dục bao gồm thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục đại học.

Thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giáo dục, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục.

2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Chính phủ quy định cụ thể nội dung này.

 

Chương IX

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 114. Phong tng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Nhà go, n bquản lý giáo dc, n bnghn cứu giáo dc có đtiêu chuẩn theo quy đnh của pháp lut thì đưc Nhà nước phong tng danh hiu Nhà giáo nhân dân, Nhà go ưu tú.

Điều 115. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục

Tổ chc, cá nhân có thành tích đóng góp cho snghip giáo dc đưc khen thưởng theo quy định ca pháp lut.

Điu 116. Khen thưng đi vi ngưi hc

Người hc có tnh tích trong hc tp, rèn luyện đưc nhà trưng, cơ sgiáo dc khác, cơ quan quản lý giáo dc khen thưng; trường hp có tnh tích đc biệt xut sắc đưc khen thưởng theo quy định ca pháp lut.

Điều 117. Phong tng danh hiệu Tiến sĩ danh dự

Nhà hoạt động chính tr, xã hi có uy n quc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Vit Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiu cho snghip go dc và khoa học ca Việt Nam đưc trưng đi học tặng danh hiu Tiến sĩ danh d theo quy đnh ca Chính phủ.

Điu 118. X lý vi phm

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;

b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

c) Tự ý thêm, bớt smôn học, nội dung giảng dy đã được quy đnh trong chương trình giáo dục;

d) Xut bn, in, phát hành ch giáo khoa ti phép;

đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; phân biệt đối xử, ngược đãi, hành hạ người học;

g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định;

i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.

2. Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

 

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 119. Quy định chuyển tiếp

1. Các quy định về trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 73 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo chưa đạt chuẩn.

2. Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm được tuyển sinh trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được áp dụng theo khoản 3 Điều 89 của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12.

Điều 120. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày     tháng    năm 2020.

2. Lut y thay thế Luật giáo dc m 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009.

 Điều 121. Quy đnh chi tiết và hướng dn thi hành 

Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật này./.

 

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ  7  thông qua ngày     tháng 6 năm 2019.­­­­­­­­­­­

          CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

           

 

     Nguyễn Thị Kim Ngân

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi