Công văn 9038/SYT-NVY TP.HCM 2021 hướng dẫn tạm thời Phương án kiểm soát COVID-19 trong trường học

thuộc tính Công văn 9038/SYT-NVY

Công văn 9038/SYT-NVY của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn tạm thời Phương án kiểm soát dịch COVID-19 trong trường học
Cơ quan ban hành: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:9038/SYT-NVY
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Hữu Hưng
Ngày ban hành:03/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe, COVID-19
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ Y TẾ
_____

Số: 9038/SYT-NVY

V/v Hướng dẫn tạm thời Phương án kiểm soát dịch COVID-19 trong trường học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2021

Kính gửi:

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện;

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố;

- Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và quận, huyện.

Căn cứ:

- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

- Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”;

- Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ,

- Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 3588/QĐ-BCĐ ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm ngoại ngữ, tin học; cơ sở giáo dục, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá trên địa bàn TPHCM;

- Kế hoạch số 3997/KH-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

Nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, đặc biệt thực hiện mục tiêu vừa chống dịch vừa đảm bảo môi trường an toàn trong cơ sở giáo dục, Sở Y tế xây dựng Phương án kiểm soát dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, người lao động tại cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (kèm các Phụ lục sau:

1. Phụ lục 1: Quy trình phát hiện và xử lý trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở giáo dục

2. Phụ lục 2: Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19).

Sở Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần hỗ trợ, đề nghị gửi về Sở Y tế để phối hợp, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ Y tế (để báo cáo);

- UBND TP (để b/cáo);

- Sở, ban, ngành (phối hợp);

- BGĐ Sở;

- Lưu: VT, NVY(ĐMS)

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Hữu Hưng

 

PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT DỊCH COVID-19; ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HỌC SINH, GIÁO VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ GIAO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG

(Ban hành kèm công văn số 9038/SYT-NVY ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Sở Y tế)

_____________

I. MỤC ĐÍCH

1. Chủ động phòng chống dịch tại cơ sở giáo dục theo nguyên tắc: kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly, khoanh vùng kịp thời, không để dịch lây lan trong trường học.

2. Đảm bảo môi trường an toàn và thích ứng linh hoạt trong cơ sở giáo dục, hạn chế tối đa gián đoạn hoạt động dạy - học.

II. YÊU CẦU

1. Căn cứ hướng dẫn, quy định chung của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng từng cấp độ dịch cho từng lĩnh vực hoạt động, Ban giám hiệu trường chủ động xây dựng phương án tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp phù hợp tình hình dịch bệnh và điều kiện của trường học.

2. Phương án phải đáp ứng các yêu cầu của phòng chống dịch, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

III. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1. Trước khi tổ chức lại hoạt động giáo dục trực tiếp

- Xây dựng kế hoạch, phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn, nêu rõ sự phối hợp với y tế địa phương (trạm y tế, trung tâm y tế);

- Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục, bộ phận thường trực về công tác y tế trường học;

- Cử cán bộ phụ trách y tế trường học tham gia tập huấn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm nhanh do Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập huấn;

- Rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định (nơi rửa tay, nhà vệ sinh có đủ xà phòng và nước sạch, thùng đựng chất thải sinh hoạt, chất thải y tế...). Cung cấp nước uống an toàn, ly uống nước riêng....

- Tăng cường các biện pháp thông khí cho phòng học, phòng làm việc.

- Bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định. Trang bị cơ số sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón học sinh (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, phụ huynh học sinh, học sinh trước khi trở lại hoạt động.

- Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên tự theo dõi sức khỏe tại nhà; trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở....) thì không đến trường và thông báo ngay cho cơ sở giáo dục và y tế địa phương nơi cư trú.

- Người làm việc trong cơ sở giáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ, bảo vệ, nhân viên căn tin, bếp ăn...) đảm bảo 01 trong các điều kiện sau:

+ Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19;

+ Đã khỏi bệnh COVID-19;

+ Nếu thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì được xét nghiệm tầm soát định kỳ hàng tuần.

2. Khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp

- Yêu cầu phụ huynh hoặc người đưa đón học sinh không vào trong khuôn viên cơ sở giáo dục khi đưa đón học sinh.

- Kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, cho học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn trước khi vào lớp; người có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở...) hoặc có yếu tố dịch tễ nguy cơ thì không được vào trường, vào lớp.

- Theo dõi, ghi nhận kịp thời học sinh vắng mặt và lý do để xử lý nếu có liên quan đến dịch bệnh.

- Phát hiện sớm các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở...) để thực hiện quy trình xử lý.

- Đảm bảo các yêu cầu về giãn cách trong phòng học, phòng làm việc; hạn chế những hoạt động có giao tiếp gần trong lớp học; hạn chế tối đa việc giao tiếp giữa các lớp trong cùng khối (tầng), giữa các khối (tầng).

- Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đeo khẩu trang (trừ khi ăn, uống); riêng học sinh mầm non không yêu cầu đeo khẩu trang.

- Yêu cầu thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn, đặc biệt trước khi vào lớp (đầu giờ học, sau giờ giải lao) và khi tan lớp.

- Tăng cường thông khí cho phòng học, phòng làm việc (ưu tiên việc mở cửa phòng để thông khí tự nhiên).

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn (lau chùi) những bề mặt thường xuyên tiếp xúc (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2).

- Kiểm tra, bổ sung kịp thời phương tiện vệ sinh và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

3. Đối với các trường tổ chức đưa đón người lao động, học sinh

- Phương tiện phải được khử khuẩn sau mỗi lần đưa đón người lao động, học sinh;

- Lái xe và phụ xe phải tiêm đủ liều vắc xin và phải ghi nhật ký tiếp xúc hàng ngày;

- Kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu người lao động, học sinh khai báo y tế, rửa tay trước khi lên xe, đeo khẩu trang trong khi đi trên xe;

- Số người trên xe thực hiện theo yêu cầu cụ thể về giãn cách phòng chống dịch của từng giai đoạn dịch bệnh (Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố).

4. Đối với các trường tổ chức bán trú

- Bố trí cho học sinh ngồi ăn theo khu vực riêng từng lớp, đảm bảo giãn cách phù hợp (khuyến khích tổ chức ăn tại phòng học);

- Nếu có tổ chức ngủ trưa cho học sinh, bố trí khoảng cách giữa 2 học sinh đảm bảo tối thiểu 1m;

- Theo dõi, nhắc nhở học sinh không tụ tập trong thời gian nghỉ trưa.

5. Đối với các trường tổ chức nội trú

- Tổ chức truyền thông, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 tại khu ký túc xá theo quy định;

- Phân công nhân sự thường xuyên kiểm tra, giám sát việc công tác phòng, chống dịch tại khu vực ký túc xá;

- Người vào ký túc xá phải khai báo y tế, được đo thân nhiệt và đeo khẩu trang;

- Phòng lưu trú phải thông thoáng, sạch sẽ; bố trí đầy đủ dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy, đặt ở vị trí phù hợp, thuận tiện sử dụng.

6. Đối với các trường tổ chức căn tin/ bếp ăn

- Yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ ký cam kết tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với cơ sở giáo dục;

- Phối hợp thực hiện việc quản lý lịch trình, thời gian làm việc của người lao động

- Yêu cầu người lao động thực hiện 5K.

7. Các biện pháp khác

- Tổ chức khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay đối với người lao động, người đến liên hệ công việc trước khi vào trong trường;

- Đối với người đến liên hệ công việc: quy định rõ ràng phạm vi di chuyển bên trong trụ sở cơ sở giáo dục;

- Trong thời gian làm việc tại trường, người lao động tuân thủ 5K và các biện pháp vệ sinh cá nhân khác, thông báo ngay với bộ phận y tế nếu có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cơ sở giáo dục triển khai Phương án kiểm soát dịch COVID-19; đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, người lao động và quy trình xử lý khi phát hiện F0 tại cơ sở giáo dục;

- Phối hợp ngành y tế và địa phương giám sát, hỗ trợ việc tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo dục.

2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận, huyện, thành phố Thủ Đức

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, đảm bảo an toàn về phòng chống dịch của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục, đào tạo đóng trên địa bàn để can thiệp kịp thời;

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế phối hợp Phòng Giáo dục quận, huyện, thành phố Thủ Đức hướng dẫn cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn triển khai thực hiện Phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 và Quy trình phát hiện và xử lý trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ thực hiện các bước xử lý khi phát hiện F0, đặc biệt là việc xét nghiệm kiểm tra COVID-19.

3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố

- Hỗ trợ các địa phương về chuyên môn trong thực hiện Phương án kiểm soát dịch COVID-19; đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, người lao động và Quy trình phát hiện và xử lý trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở giáo dục;

- Theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong cơ sở giáo dục để cảnh báo sớm nguy cơ dịch lây lan rộng; hỗ trợ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận, huyện, thành phố Thủ Đức khi cần xem xét hoạt động của cơ sở giáo dục.

4. Cơ sở giáo dục

- Trên cơ sở điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, xây dựng Phương án triển khai các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, đảm bảo an toàn tại đơn vị theo hướng dẫn của ngành giáo dục và ngành y tế; phổ biến, hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên, nhân viên và người lao động nắm vững để áp dụng khi xảy ra trên thực tế;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh và phụ huynh để đồng thuận thực hiện;

- Giữ liên lạc và nhắc nhở phụ huynh học sinh thông báo ngay cho nhà trường nếu phát hiện con, em mắc COVID-19;

- Cử cán bộ phụ trách thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên, được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hoặc Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập huấn;

- Chuẩn bị cơ số sinh phẩm xét nghiệm nhanh tại cơ sở giáo dục.

5. Giáo viên, người lao động

- Khai báo y tế trung thực, đầy đủ;

- Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo lịch;

- Chấp hành các quy định về phòng chống dịch tại nơi làm việc và nơi lưu trú.

 

 

 

Phụ lục 1
 Quy trình phát hiện và xử lý trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở giáo dục
(Ban hành kèm công văn số 9038/SYT-NVY ngày 03 tháng 12 năm 2021 Sở Y tế)

I. Trường hợp phát hiện người nghi nhiễm COVID-19 tại cơ sở giáo dục

Khi phát hiện người có một trong các triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở,...):

- Thông báo cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ An toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục.

- Chuyển người nghi ngờ mắc bệnh đến phòng cách ly tạm thời (không di chuyển bằng thang máy hoặc nếu sử dụng thang máy phải khử khuẩn theo quy định).

- Nếu người nghi ngờ mắc bệnh là học sinh, cơ sở giáo dục thông báo ngay cho phụ huynh, người giám hộ để phối hợp xử lý.

- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho người có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19.

II. Trường hợp học sinh phát hiện nhiễm COVID-19 tại cơ sở giáo dục

Bước 1:

- Thông báo kết quả dương tính cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh;

- Tiếp tục cách ly tạm thời F0;

- Thông báo ngay đến trạm y tế, trung tâm y tế địa phương nơi cơ sở giáo dục trú đóng để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch;

- Phân công thực hiện:

+ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục tổ chức cách ly tạm thời F0.

+ Trạm Y tế, Trung tâm Y tế báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố khi nhận thông tin F0 tại cơ sở giáo dục, hỗ trợ cơ sở xử lý trường hợp có ca bệnh; đồng thời báo trung tâm y tế địa phương nơi F0 cư trú để phối hợp xử lý khi F0 về nhà.

Bước 2:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0:

+ Nếu có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96% thì liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 gần nhất bằng xe cấp cứu.

+ Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: Tư vấn, hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương nơi cư trú tiếp cận xử lý theo quy định.

- Phân công thực hiện: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục phối hợp Trạm Y tế, Trung tâm Y tế quận, huyện nơi đơn vị hoạt động.

Bước 3:

- Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người).

- Các lớp học khác hoạt động bình thường.

- Phân công thực hiện: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19, nhân viên y tế trường học của cơ sở giáo dục phối hợp Trạm Y tế, Trung tâm Y tế quận, huyện nơi đơn vị hoạt động

Bước 4:

- Theo dõi F1: tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học với F0 và đã có kết quả xét nghiệm âm tính

+ F1 đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: được đi học và làm việc bình thường nhưng tuân thủ 5K, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho đến khi không còn phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng.

+ F1 chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin nhưng có yếu tố nguy cơ như béo phì, mắc bệnh nền: cách ly tại nhà theo quy định, khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và trạm y tế địa phương nơi cư trú; xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 14 hoặc ngay khi có triệu chứng.

+ Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: nếu có 01 ca dương tính với SARS-CoV-2 thì cho toàn bộ học sinh trong cùng lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

Lưu ý: Nếu trong cùng một ngày phát hiện từ 02 trường hợp F0 trở lên ở 02 lớp học khác nhau, tổ chức ngay việc xét nghiệm tầm soát theo quy mô như sau:

+ 02 lớp ở cùng tầng: xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trên cùng tầng;

+ 02 lớp ở khác tầng, cùng khối nhà: xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trong cùng khối nhà;

+ 02 lớp ở khác khối nhà: nếu có mối liên hệ dịch tễ thì xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên của trường. Nếu không có mối liên hệ dịch tễ thì chỉ xử lý theo lớp học.

- Phân công thực hiện: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục phối hợp với Trạm Y tế/ Trung tâm Y tế địa phương

III. Trường hợp học sinh phát hiện nhiễm COVID-19 tại nhà

Khi nhận thông tin từ gia đình, cơ sở giáo dục thực hiện quy trình từ bước 3.

IV. Trường hợp người lao động phát hiện nhiễm COVID-19 tại cơ sở giáo dục

Bước 1: Thực hiện như quy trình xử lý đối với học sinh nhiễm COVID-19

Bước 2:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0:

Nếu phát hiện F0 có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%): liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 gần nhất bằng xe cấp cứu.

Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: Tư vấn và hướng dẫn F0 tự đánh giá mức đạt các tiêu chí cách ly tại nhà (theo Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà”).

+ Nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà và đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm cho người cùng hộ nhất là người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người trên 50 tuổi có bệnh nền, người béo phì có BMI >25, phụ nữ mang thai và sau sinh 2 tuần), bộ phận y tế tại cơ sở giáo dục liên hệ trung tâm y tế quận, huyện nơi đơn vị hoạt động để quản lý và hỗ trợ chuyển thông tin F0 đến trung tâm y tế quận, huyện nơi F0 cư trú để tiếp nhận chăm sóc, cung cấp gói thuốc điều trị (gói A-B và C) và quản lý trong thời gian F0 cách ly tại nhà theo quy định

+ Nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà: F0 tự đề nghị địa điểm cách ly phù hợp (cơ sở cách ly tập trung tại phường, xã, thị trấn, quận, huyện, cơ sở cách ly có thu phí…)

- Phân công thực hiện: Bộ phận y tế trường học phối hợp với trạm y tế nơi cơ sở giáo dục hoạt động

- Tạm ngưng hoạt động ở khu vực, bộ phận xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1 bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người).

- Xác định F1 là những người tiếp xúc gần với F0 ở khoảng cách dưới 2m trong thời gian trên 15 phút như ngồi cùng bàn làm việc, ngồi cùng bàn ăn, kể cả đối với học sinh của các lớp do giáo viên là F0 trực tiếp giảng dạy.

- Phân công thực hiện: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19, nhân viên y tế trường học của cơ sở giáo dục phối hợp Trạm Y tế, Trung tâm Y tế quận, huyện nơi đơn vị hoạt động

Bước 4:

- Theo dõi F1:

+ F1 đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: làm việc bình thường nhưng tuân thủ 5K, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho đến khi không còn phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng.

+ F1 chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin nhưng có yếu tố nguy cơ như béo phì, mắc bệnh nền: cách ly tại nhà theo quy định, khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và trạm y tế nơi cư trú; xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 14 hoặc ngay khi có triệu chứng.

+ Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: nếu giáo viên, người chăm sóc trực tiếp dương tính với SARS-CoV-2 thì cho toàn bộ học sinh trong lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

- Phân công thực hiện: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục phối hợp với Trạm Y tế/ Trung tâm Y tế địa phương.

V. Trường hợp người lao động phát hiện nhiễm COVID-19 tại nhà

Khi nhận được thông tin, cơ sở giáo dục thực hiện quy trình từ bước 3.

♦ Lưu ý:

Dựa trên hướng dẫn này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của cơ sở giáo dục phối hợp đơn vị y tế địa phương (trạm y tế, trung tâm y tế) đánh giá tình hình thực tế để quyết định thu hẹp hoặc mở rộng quy mô xét nghiệm tầm soát trong cơ sở.

Tùy theo trường hợp cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức quyết định việc ngừng hoạt động của cơ sở giáo dục.

 

Phụ lục 2 
Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19

(Ban hành kèm công văn số 9038/SYT-NVY ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Sở Y tế)

 

1. Cách pha dung dịch khử khuẩn từ hóa chất chứa clo

- Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,05 và 0,1% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính;

- Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng;

- Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:

Lượng hóa chất (gam) =

Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X số lít

X 1000

Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*

* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Bảng 1: Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch

Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính)

Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính

0,05%

0,1%

Cloramin B 25%

20g

40g

Canxi HypoCloride (70%)

7,2g

14,4g

Bột Natri dichloroisocianurate (60%)

8,4g

16,8g

- Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch. Các hợp chất có chứa clo chỉ có tác dụng diệt trùng khi được hòa tan trong nước thành dạng dung dịch (lúc này các hóa chất chứa clo mới giải phóng ra clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng), do vậy tuyệt đối không sử dụng các hợp chất có chứa clo ở dạng bột nguyên chất để xử lý diệt trùng

- Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.

2. Các vị trí khử khuẩn

- Phòng học, phòng làm việc, phòng họp, căn tin, khu vực vệ sinh chung và các khu vực dùng chung khác...

- Khu vực liền kề xung quanh: hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ...

- Phương tiện chuyên chở học sinh, giáo viên, người lao động (nếu có).

3. Tần suất vệ sinh khử khuẩn

- Đối với nền nhà, bàn ghế, các đồ vật, các bề mặt có tiếp xúc trong phòng học, phòng ăn: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày; khuyến khích thực hiện sau mỗi buổi học hoặc trước buổi học tiếp theo.

- Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung...: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

- Đối với khu vệ sinh chung: vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 Iần/01 buổi, hoặc sau giờ giải lao của học sinh

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PEOPLE'S COMMITTEE OF

HO CHI MINH CITY

THE DEPARTMENT OF HEALTH

--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 9038/SYT-NVY

On temporary guidance on the Plan to contain the COVID-19 pandemic at schools

Ho Chi Minh City, December 03, 2021

 

To:

- The Ho Chi Minh City Department of Education and Training;

- People's Committees of Thu Duc city and districts;

- The Ho Chi Minh City Center for Disease Control;

- Health Centers of Thu Duc city and districts.

 

Pursuant to:

- The Government's Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021, promulgating the interim regulation on "safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic";

- The Ministry of Health's Decision No. 3888/QD-BYT dated September 8, 2020, on promulgating the "Handbook on prevention and control of COVID-19 pandemic in community in the new normal";

- The Ministry of Health's Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021, promulgating the interim guidance on implementation of the Government's Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021.

- The Decision No. 3900/QD-UBND dated November 16, 2021 of Ho Chi Minh City People's Committee, on the interim regulation on measures for “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic” in Ho Chi Minh City.

- The Decision No. 3588/QD-BCD dated October 15, 2021 of the Ho Chi Minh City Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, on promulgating the set of safety assessment criteria in the COVID-19 prevention and control for early childhood education institutions; general education institutions; foreign language and computing centers; education institutions and units engaged in life skills-based education and extracurricular activities in Ho Chi Minh City;

- The Plan No. 3997/KH-UBND dated November 30, 2021 of the Ho Chi Minh City People's Committee, on organizing on-site learning at education institutions in Ho Chi Minh City,

In order to control the spread of COVID-19 disease, especially to achieve the dual goals of fighting the pandemic and ensuring a safe environment in education institutions, the Ho Chi Minh City Department of Health promulgates the Plan to contain the COVID-19 pandemic and ensure the safety for students, teachers and employees at early childhood education institutions and general education institutions (in which, the following appendices are enclosed with:

1. Appendix 1: Procedures for detecting and handling COVID-19 cases at education institutions.

2. Appendix 2: Instructions for cleaning and disinfecting in COVID-19 prevention and control).

The Ho Chi Minh City Department of Health requests relevant agencies and units to implement the Plan. Any problems arising in the course of implementation shall be timely reported to the Ho Chi Minh City Department of Health for coordination and settlement./.

For the Director

The Deputy Director

NGUYEN HUU HUNG

 

PLAN TO CONTAIN THE COVID-19 PANDEMIC AND ENSURE THE SAFETY FOR STUDENTS, TEACHERS AND EMPLOYEES AT EARLY CHILDHOOD EDUCATION INSTITUTIONS AND GENERAL EDUCATION INSTITUTIONS

(Issued together with the Official Dispatch No. 9038/SYT-NVY dated December 03, 2021 of the Ho Chi Minh City Department of Health)

_____________

 

I. OBJECTIVES

1. To proactively prevent the COVID-19 pandemic at education institutions according to the principle of controlling the risk of infection, early detecting COVID-19 cases, isolating and zoning out outbreaks in time, and prevent the spread of pandemic at schools.

2. To ensure a safe environment and flexible adaptation in education institution, minimizing the interruption of teaching - learning activities.

II. REQUIREMENTS

1. Based on the guidance and general regulations of the Ho Chi Minh City Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control on measures to prevent and control the COVID-19 pandemic according to each level of pandemic risk for each field, the school administrators shall proactively develop a plan to organize on-site education and training activities compatible with the pandemic situation as well as the school's conditions.

2. The plan must meet the requirements of pandemic prevention and control, ensuring security and order, fire and explosion prevention, food safety, environmental sanitation, etc.

III. COVID-19 PREVENTION AND CONTROL MEASURES

1. Before reorganizing on-site education activities

- To develop plans for actively responding to pandemic situations arising at education institutions in accordance with practical conditions, clearly stating the coordination with local health agencies (such as medical stations or health centers, etc.);

- To review and consolidate the Steering Committees for Pandemic Prevention and Control and COVID-19, COVID-19 safety teams at education institutions, and standing departments on health work at schools;

- To appoint staff in charge of health work at schools to participate in training on rapid testing techniques by health centers of Thu Duc city or districts;

- To review facilities and equipment to ensure environmental sanitation in accordance with regulations (hand-washing areas and toilets equipped with enough soap and clean water, containers for domestic and medical waste, etc.). To provide safe drinking water and separate drinking glasses, etc.

- To enhance ventilation measures for classrooms and working rooms.

- To arrange temporary quarantine rooms and health rooms in accordance with regulations, equipped with biological products for rapid antigen testing.

- To sanitize and disinfect schools, classrooms, school supplies and means of transporting students (if any) according to the instructions of the health sector.

- To disseminate and fully instruct measures to prevent and control the COVID-19 pandemic in education institutions for administrators, teachers, employees, parents, and students before reorganizing on-site education and training activities.

- To ask students, administrators, teachers and employees to regularly self-monitor their health at home; In case of detecting any symptoms of COVID-19 infection (fever, cough, shortness of breath, etc.), they shall not go to school and immediately notify their education institutions and local health establishments .

- Persons working at education institutions (administrators, teachers, service staff, security guards, canteen staff, kitchen staff, etc.) must satisfy at least one of the following conditions:

+ Having fully vaccinated against COVID-19;

+ Having recovered from COVID-19;

+ If a person is contraindicated to receive the COVID-19 vaccine, he/she shall be tested for screening every week.

2. Upon organizing on-site education activities

- To ask parents or other relevant persons not to enter the campus of education institutions when picking up and dropping off students.

- To check body temperature, make health declarations and ask students to wash their hands with soap or disinfectant solution before entering their class; Persons showing signs of COVID-19 infection (fever, cough, shortness of breath, etc.) or having epidemiological risk factors shall not be allowed to enter schools or classes.

- To monitor and record absences of students and their reasons for handling if they are related to the pandemic.

- To early detect cases with symptoms of COVID-19 infection (fever, cough, shortness of breath, etc.) for timely handling.

- To ensure the requirements on distance in classrooms and working rooms; limit activities involving close contact in classrooms; minimize communication between classes in the same block (floor) or between blocks (floors).

- To ask students, administrators, teachers and employees to wear facemasks (except when eating and drinking); Preschool children are not required to wear facemasks.

- To require frequent hand-washing with soap or sanitizer, especially before entering class (at the beginning of lessons or after break time) and after class.

- To increase ventilation for classrooms and working rooms (prioritizing natural ventilation by opening doors).

- To disinfect and clean frequently touched surfaces (in accordance with the guidelines in Appendix 2).

- To check and promptly replenish sanitary facilities and other necessary items in service of pandemic prevention and control.

3. With regard to schools providing pick-up services for employees and students

- Vehicles must be disinfected after each time of picking up and dropping off employees and students;

- Drivers and driver assistants must be fully vaccinated against COVID-19 and must keep a daily contact log;

- To check body temperature and ask employees and students to make health declarations, wash their hands before getting on vehicles and wear facemasks during travelling;

- Persons on such vehicles shall comply with the specific requirements on distancing to prevent and control the pandemic according to each pandemic period (the Decision No. 3900/QD-UBND dated November 16, 2021 of the Ho Chi Minh City People's Committee).

4. With regard to schools providing semi-boarding services

- To arrange students to eat in separate areas for each class, ensuring appropriate distance (eating in classrooms is encouraged);

- If napping, two students must keep a distance of at least 1m;

- To monitor and remind students not to gather during lunch break.

5. With regard to schools providing boarding services

- To organize communication and guidance on COVID-19 prevention and control at dormitories in accordance with regulations;

- To assign personnel to regularly inspect and supervise the pandemic prevention and control work in dormitory areas;

- Persons entering dormitories must make health declarations, have their body temperature checked and wear facemasks;

- Accommodation rooms must be airy and clean; fully equipped with disinfectant solution, cleaning equipment, waste containers with lids that are placed at positions suitable and convenient to use.

6. With regard to schools providing school meal/canteen services

- To request service providers to sign commitments to comply with COVID-19 prevention and control measures with education institution;

- To coordinate in the management of schedule and working time of employees.

- To ask employees to adhere to the 5K rules.

7. Other measures

- To organize health declaration, check body temperature, disinfect hands for employees and persons who come to work before entering schools;

- With regard to persons who come to work: to clearly stipulate the scope of movement inside the headquarters of education institutions;

- During working at schools, employees shall comply with the 5K rules and other personal hygiene measures, immediately notify standing departments on health work if detecting any symptoms of COVID-19 infection.

IV. Organization of implementation

1. The Ho Chi Minh City Department of Education and Training

- To direct its affiliated units and education institutions to implement the Plan to contain the COVID-19 pandemic and ensure the safety of students, teachers, employees and the  procedures for handling F0 cases at education institutions;

- To coordinate with the health sector and localities to supervise and support the implementation of the plan at education institutions.

2. Steering Committees for COVID-19 prevention and control of Thu Duc city and districts

- To inspect and supervise the compliance with regulations on pandemic prevention and control at education institutions in their locality; closely monitor the pandemic situation at education and training institutions located in their locality for timely intervention;

- To direct the Health Centers to coordinate with the Education Divisions of Thu Duc city and districts in guiding education and training institutions in their locality to implement the Plan to ensure safety against COVID-19 and the procedures for detecting and handling COVID-19 cases at education institutions; assist such institutions in handling when detecting F0 cases, especially testing for COVID-19.

3. The City Center for Disease Control

- To assist localities in speciality in implementing the COVID-19 pandemic control plan; ensuring the safety of students, teachers, employees, and implementing the procedures for detecting and handling COVID-19 cases at education institutions;

- To closely monitor the pandemic situation at education institutions for early warning of the risk of pandemic spread; support Steering Committees for COVID-19 prevention and control of Thu Duc city and districts when it is necessary to review the operation of education institutions.

4. Education institutions

- Based on the actual conditions of education institutions, to develop a plan to implement measures to contain the COVID-19 pandemic while ensuring safety at institutions according to the guidance of the education and health sectors; disseminate and guide all teachers, staff members and employees to grasp such contents for apply in practice when necessary;

- To organize propaganda and dissemination on measures to prevent and control the COVID-19 pandemic for students and parents, creating consensus in the course of implementation;

- To keep in touch and remind parents of students to immediately notify schools if their children are infected with COVID-19;

- To appoint staff in charge of performing rapid antigen testing, trained by the Ho Chi Minh City Center for Disease Control or health centers of Thu Duc city and districts;

- To prepare biological products for rapid testing at education institutions.

5. Teachers and employees

- To make health declarations in an honest and complete manner;

- To have fully been vaccinated against COVID-19 according to the schedule;

- To comply with regulations on pandemic prevention and control at the workplace and accommodations.

 

Appendix 1

Procedures for detecting and handling COVID-19 cases at education institutions

(Issued together with the Official Dispatch No. 9038/SYT-NVY dated December 3, 2021 of the Ho Chi Minh City Department of Health)

 

I. In cases where a person is suspected of COVID-19 infection at an education institution

Upon detecting a person with one of the symptoms suspected of being infected with COVID-19 (fever, cough, shortness of breath, etc.):

- Notify the Steering Committee for Pandemic Prevention and Control and COVID-19 safety team of such education institution.

- Transfer the person suspected of COVID-19 infection to a temporary quarantine room (do not move by elevator or if using the elevator, it shall be disinfected in accordance with regulations).

- If the person suspected of COVID-19 infection is a student, the education institution shall immediately notify his/her parents or guardians for coordination in handling.

- Take samples in order to perform SARS-CoV-2 antigen rapid testing for persons with any symptoms suspected of COVID-19 infection.

II. In cases where a student is infected with COVID-19 at an education institution

Step 1:

- Notify the positive result to the Head of Steering Committees for Pandemic Prevention and Control and COVID-19 safety team of such education institution and the student's parents;

- Continue carrying out temporary quarantine for F0 case;

- Immediately notify the medical station and health center of locality where the education institution is located to coordinate in implementing measures to prevent and control the pandemic;

- Organization of implementation:

+ The Steering Committee for Pandemic Prevention and Control and COVID-19 and COVID-19 safety team of such education institution shall organize the temporary quarantine for F0 case.

+ The local medical station and health center shall report to the Ho Chi Minh City Center for Disease Control when receiving information about F0 case at the education institution, and assist such institution in handling the COVID-19 case; at the same time, notify the health center of locality where F0 case resides to coordinate in handling in cases where F0 case has got home.

Step 2:

- Assess the health status of F0 case:

+ If F0 case shows any signs of respiratory failure, rapid or difficult breathing or SpO2 below 96%: Contact and transfer F0 case to a hospital with COVID-19 specialized department/unit in the same area, or transfer to the nearest field hospital for COVID-19 treatment by ambulance.

+ If F0 case has no symptoms or has mild symptoms: Counsel and guide parents to take the student back home in order for the local medical station where they reside to handle according to regulations.

- Organization of implementation: The Steering Committee for Pandemic Prevention and Control and COVID-19 safety team of such education institution shall coordinate with the Medical Station and Health Center of district where the education institution is located for handling.

Step 3:

- Immediately suspend the lesson to clean and disinfect the classroom and test for all students and teachers present in the class (F1 cases) by rapid antigen testing (pooled sample testing with no more than 3 samples per pool).

- Other classes shall operate normally.

- Organization of implementation: The Steering Committee for Pandemic Prevention and Control, COVID-19 safety team, and school medical staff of such education institution shall coordinate with the Medical Station and Health Center of district where the education institution is located for handling.

Step 4:

- Monitor F1 cases: all students and teachers who have been in the same class with F0 case and have had negative test results.

+ With regard to F1 cases who have fully vaccinated against COVID-19 or have recovered from COVID-19, they are entitled to go to school and work as usual but must adhere to the 5K rules, perform testing on the third and seventh day and every 7 days afterwards according to rapid antigen testing method until there is no F0 case detected; make their health declarations every day and report to the school, and perform testing as soon as they have any symptoms of COVID-19 infection.

+ With regard to F1 cases who have not been fully vaccinated against COVID-19 or have fully vaccinated against COVID-19 but have risk factors such as obesity and underlying disease, they shall carry out home-based quarantine in accordance with regulations, make health declarations every day and report to the school as well as the medical station of locality where they reside; perform rapid antigen testing on the fourteenth day or as soon as they have any symptoms of COVID-19 infection.

+ With regard to early childhood schools, pre-primary classes and childcare groups: if there is one positive case for SARS-CoV-2, all students in the same class (F1 cases) shall be quarantined at home in accordance with regulations.

Note: If detecting 02 or more F0 cases in 02 different classes on the same day, the school shall immediately organize screening tests according to the following scale:

+ For 02 classes on the same floor: test for students and teachers of all classes on the same floor;

+ For 02 classes on different floors in the same block: test for students and teachers of all classes in the same block;

+ For 02 classes in different blocks: if there is an epidemiological relation all students and teachers of the school will be tested. If there is no epidemiological relation, the school shall only handle according to such classes.

- Organization of implementation: The Steering Committee for Pandemic Prevention and Control, and COVID-19 safety team of the education institution shall coordinate with the local Medical Station and Health Center for handling as prescribed.

III.  In cases where a student is infected with COVID-19 at home

 Upon receiving information from the student's family, an education institution shall perform the above procedures starting from step 3.

 IV.  In cases where an employee is infected with COVID-19 at an education institution

 Step 1: Follow the same procedures for handling students infected with COVID-19

 Step 2:

 - Assess the health status of F0 case:

 If F0 case shows any signs of respiratory failure (rapid or difficult breathing or SpO2 below 96%): contact and transfer F0 case to a hospital with COVID-19 specialized department/unit in the same area, or transfer to the nearest field hospital for COVID-19 treatment by ambulance.

 If F0 case has no symptoms or has mild symptoms: Counsel and guide F0 case to self-assess their satisfaction of at-home quarantine criteria (in accordance with the Decision No. 4038/QD-BYT dated August 21, 2021, on promugating the  Interim guidance on home-based management of people infected with COVID-19).

 + If eligible for home-based quarantine and ensuring infection prevention for persons in the same household, especially high-risk persons (persons over 65 years old, persons over 50 years old with underlying diseases, obese persons with BMI >25, pregnant women and women in their first two-week postpartum), the health department of education institution shall contact the health center of district where the institution is located to manage and support the transfer of F0 case’s information to the health center of district where F0 case resides to receive care, provide treatment packages (packages A-B and C) and manage such person during his/her home-based quarantine as prescribed.

 + If not eligible for home-based quarantine: F0 case shall self-suggest a suitable quarantine place (concentrated quarantine facilities in wards, communes, townships, districts or quarantine facilities with fees, etc.).

 - Organization of implementation: The health department of education institution shall coordinate with the medical station of locality where the education institution is located for handling.

Step 3:

 - Temporarily suspend operations in areas where F0 case is detected for cleaning and disinfection; all F1 cases shall be tested by rapid antigen testing method (pooled sample testing with no more than 3 samples per pool).

 - Define F1 cases as those who are in close contact with F0 case at a distance of less than 2m for more than 15 minutes such as sitting at the same desk, sitting at the same dining table, including students in classes taught by teachers who are F0 cases.

 - Organization of implementation: The Steering Committee for Pandemic Prevention and Control, COVID-19 safety team and school medical staff of the education institution shall coordinate with the Medical Station and Health Center of district where the institution is located for handling.

Step 4:

- Monitor F1 cases:

+ With regard to F1 cases who have fully vaccinated against COVID-19 or have recovered from COVID-19, they are entitled to work as usual but must adhere to the 5K rules, perform testing on the third and seventh day and every 7 days afterwards according to rapid antigen testing method until there is no F0 case detected; make their health declarations every day and report to the school, and perform testing as soon as they have any symptoms of COVID-19 infection.

+ With regard to F1 cases who have not been fully vaccinated against COVID-19 or have fully vaccinated against COVID-19 but have risk factors such as obesity and underlying disease, they shall carry out home-based quarantine in accordance with regulations, make health declarations every day and report to the school as well as the medical station of locality where they reside; perform rapid antigen testing on the fourteenth day or as soon as they have any symptoms of COVID-19 infection.

+ With regard to early childhood schools, pre-primary classes and childcare groups: if their teachers and caregivers are positive for SARS-CoV-2, all students in the class (F1 cases) shall be quarantined at home in accordance with regulations.

- Organization of implementation: The Steering Committee for Pandemic Prevention and Control and COVID-19 safety team of the education institution shall coordinate with the local Medical Station and Health Center for handling.

V. In cases where an employee is infected with COVID-19 at home

Upon receiving the information, the education institution shall perform the above procedures starting from step 3.

Note:

Based on this guidance, the education institutions’ Steering Committees for Pandemic Prevention and Control shall coordinate with local health units (medical stations and health centers) to assess the actual situation for deciding to narrow or expand the screening test scale in their institutions.

The Steering Committee for Pandemic Prevention and Control of Thu Duc city and districts shall depend on each specific case to decide on suspension of education institutions’ operation.

 

Appendix 2

Instructions for cleaning and disinfecting in COVID-19 prevention and control

(Issued together with the Official Dispatch No. 9038/SYT-NVY dated December 3, 2021 of the Ho Chi Minh City Department of Health)

 

 1. Making disinfectant solutions from chlorine-containing chemicals

 - In pandemic prevention and control, solutions made from chlorine-containing chemicals with concentrations of 0.05 and 0.1% of active chlorine are often used according to the purpose and method of disinfection. Calculation of solution concentration must depend on active chlorine;

 - Because chemicals have different concentrations of active chlorine, it is necessary to calculate the sufficient amount of chemicals to achieve a solution with the concentration of active chlorine as expected;

 - The amount of chlorine-containing chemicals required to make the number of liters of solution with the concentration of active chlorine as expected shall be calculated by the following formula:

Amount of chemicals (grams) =

Active chlorine concentration of the solution to be prepared (%) X number of liters

X 1000

Active chlorine content of used chemicals (%)*

* The active chlorine content of used chemicals is always indicated by the manufacturer on the label, packaging or product instruction sheet.

 Table 1: Amount of chlorine-containing chemicals to prepare 10 liters of solution with active chlorine concentration commonly used in pandemic prevention and control

Name of chemicals

(active chlorine content)

Amount of chemicals required to make 10 liters of solution with active chlorine concentration

0.05%

0.1%

Chloramine B 25%

20g

40g

Calcium Hypochloride (70%)

7.2g

14.4g

Sodium dichloroisocianurate powder (60%)

8.4g

16.8g

- Completely dissolve the required amount of chemicals for 10 liters of clean water. Chlorine-containing compounds only have a bactericidal effect when dissolved in water to make a solution (at this time, chlorine-containing chemicals release active chlorine with bactericidal effect), so chlorine-containing compounds in the form of pure powder must not be used for disinfection.

 - Chlorinated disinfectant solutions will reduce their effectiveness quickly over time, so it’s recommended to only make disinfectant solutions with an appropriate amount and use it as soon as possible after mixing, especially within the day. Disinfectant solutions shall not be made with large amount for storage. Disinfectant solutions containing mixed chlorine shall be stored in a cool, dry place, sealed and protected from light.

 2. Disinfection sites

 - Classrooms, working rooms, meeting rooms, canteens, common toilets and other common areas, etc.

 - Adjacent areas around: corridors, common paths, stairs, elevators, lobby, etc.

 - Means of transport for students, teachers and employeees (if any).

 3. Frequency of cleaning and disinfecting

 - Floors, tables and chairs, objects, contact surfaces in classrooms and dining rooms shall be disinfected at least once a day.  It is recommended to carry out disinfection after each class or before the next one.

 - High-touch  positions such as doorknobs, stair handrails, handrails, elevator buttons, electrical switches, computer keyboards, remote controls, shared phones, etc. shall be disinfected at least 02 times per day.

 - Common restrooms shall be disinfected at least 02 times per session, or after students' break time.                                       

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Official Dispatch 9038/SYT-NVY DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Official Dispatch 9038/SYT-NVY PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất