Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 8607/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học tự chọn cấp trung học cơ sở và phổ thông năm học 2007-2008
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 8607/BGDĐT-GDTrH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8607/BGDĐT-GDTrH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Quán Tần |
Ngày ban hành: | 16/08/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 8607/BGDĐT-GDTrH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8607/BGDĐT-GDTrH | Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2007 |
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để thực hiện Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2007-2008, tiếp theo công văn số 8227/BGDĐT-GDTrH ngày 06/8/2007 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH), Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc dạy học tự chọn ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và cấp Trung học phổ thông (THPT) năm học 2007-2008 như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục đích, yêu cầu của dạy học tự chọn
a) Mục đích: Dạy học tự chọn là để củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng một số môn học và hoạt động giáo dục nhằm thực hiện Mục tiêu giáo dục, góp phần hướng nghiệp cho học sinh (HS).
b) Yêu cầu:
- Góp phần nâng cao; củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng các môn học, hoạt động giáo dục nhằm giúp HS rèn luyện năng lực tự học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn Mục tiêu cấp học, đưa hoạt động dạy học phù hợp hơn với Điều kiện đội ngũ giáo viên (GV), cơ sở vật chất (CSVC) của nhà trường, với thời lượng quy định và nội dung dạy học tự chọn thích hợp.
2. Đối tượng, nội dung dạy học và tài liệu dạy học tự chọn
a) Tất cả các lớp của cấp THCS và lớp 10, 11 phân ban, lớp 12 thí Điểm phân ban cấp THPT (trừ tất cả các lớp của trường THPT kỹ thuật và lớp 12 không phân ban chỉ dạy môn Ngoại ngữ 2 nếu có Điều kiện).
b) Nội dung dạy học tự chọn bao gồm các môn học, hoạt động giáo dục tự chọn (sau đây gọi chung là môn học) và các chủ đề tự chọn. Các môn học tự chọn có môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp học và ngoài Kế hoạch giáo dục của cấp học (Ngoại ngữ 2 ở cả 2 cấp học; Tin học, Nghề phổ thông ở cấp THCS). Các chủ đề tự chọn gồm có các chủ đề nâng cao và chủ đề bám sát (trong những năm trước mắt, do Điều kiện về GV, CSVC và tổ chức quản lý, tạm thời chưa thực hiện chủ đề tự chọn đáp ứng).
c) Tài liệu dạy học tự chọn do Bộ GD&ĐT ban hành và một số chủ đề tự chọn do các Sở GD&ĐT biên soạn dùng cho cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (tổ chức biên soạn, thẩm định và sử dụng sau khi được Bộ chấp thuận).
3. Phương pháp dạy học tự chọn
Phương pháp dạy học các môn học tự chọn như các môn học khác. Phương pháp dạy các chủ đề tự chọn nâng cao hướng vào bổ sung, nâng cao kiến thức, khai thác sâu chương trình, rèn luyện kỹ năng và năng lực tư duy sáng tạo cho HS. Phương pháp dạy học các chủ đề tự chọn bám sát hướng vào củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới).
4. Hướng dẫn HS lựa chọn môn học, chủ đề và tổ chức dạy học tự chọn
a) Căn cứ Kế hoạch giáo dục và các loại chủ đề có Điều kiện tổ chức dạy học, các trường THCS, THPT hướng dẫn HS lựa chọn các môn, chủ đề tự chọn.
b) Cách tổ chức dạy học tự chọn: Sắp xếp lớp để có cùng môn học tự chọn và chủ đề tự chọn; việc chia lớp thành nhóm nhỏ trong dạy học tự chọn chỉ thực hiện khi nhà trường tự chủ về kinh phí và chủ động trong việc bố trí GV.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Thời lượng dạy học tự chọn và các môn học tự chọn, chủ đề tự chọn
a) Thời lượng dạy học tự chọn (xem Kế hoạch giáo dục của cấp học):
- Cấp THCS: Có 2 tiết/tuần đối với tất cả các lớp.
- Cấp THPT: Lớp 10 có 4 tiết/tuần đối với ban Cơ bản; 1,5 tiết/tuần đối với Ban KHTN, Ban KHXH-NV; lớp 11 có 4 tiết/tuần đối với ban CB, 1 tiết/tuần đối với ban KHTN và ban KHXH-NV; lớp 12 phân ban thí Điểm có 3 tiết/tuần.
b) Các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn:
- Đối với THCS: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục (Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông) hoặc chủ đề tự chọn của các môn học.
- Đối với THPT:
+ Lớp 10, lớp 11 THPT: Thực hiện dạy học tự chọn theo hướng dẫn tại công văn số 8227/BGDĐT-GDTrH ngày 06/8/2007 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2007-2008 của Bộ GD&ĐT.
+ Lớp 12 thí Điểm phân ban: Thực hiện như các năm học trước.
Chú ý: ở cấp THPT, Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn áp dụng cho cả 3 ban, thực hiện ngoài thời lượng học 1 buổi/ngày, các trường dạy học nhiều hơn 6 buổi/tuần, có thể tổ chức dạy học Ngoại ngữ 2 cho các lớp đã học Ngoại ngữ 2 đó ở cấp THCS hoặc bắt đầu dạy ở cấp THPT theo chương trình 3 năm.
2. Kế hoạch dạy học tự chọn và bố trí giáo viên dạy học tự chọn
a) Lập và phê duyệt Kế hoạch dạy học tự chọn:
- Các trường THCS, THPT lập Kế hoạch dạy học tự chọn cho từng năm học, xác định các môn học, chủ đề tự chọn (nâng cao, bám sát), bố trí GV, tài liệu dạy học (SGK, SGV, tài liệu dạy học khác, tài liệu tham khảo) và thiết bị dạy học.
- Các Phòng GD&ĐT tổng hợp Kế hoạch dạy học tự chọn của cấp THCS theo phạm vi trách nhiệm quản lý trên cơ sở đề xuất của các trường THCS.
- Các Sở GD&ĐT phê duyệt Kế hoạch dạy học tự chọn của các trường THPT và phê duyệt Kế hoạch dạy học tự chọn của các Phòng GD&ĐT (lãnh đạo Sở ghi ý kiến phê duyệt, ghi rõ ngày tháng, ký tên, đóng dấu).
b) Về tổ chức thực hiện Kế hoạch dạy học tự chọn:
- Về dạy môn học tự chọn nâng cao và chủ đề tự chọn nâng cao của cấp THPT: Sử dụng SGK, SGV các môn học, tài liệu tự chọn nâng cao do Bộ GD&ĐT ban hành, thực hiện theo thời lượng quy định tại Kế hoạch giáo dục cấp THPT.
- Về dạy học chủ đề bám sát: Các trường THCS, THPT chủ động quy định kế hoạch dạy học bám sát cho từng lớp, ổn định trong từng học kỳ để ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng các môn học (không bổ sung kiến thức nâng cao mới), lựa chọn các môn học dạy bám sát, bố trí thời lượng cho mỗi môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn hỗ trợ GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Giáo viên dạy học chủ đề tự chọn, nghề phổ thông: Ngoài GV của nhà trường, có thể sử dụng GV thỉnh giảng là các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà chuyên môn có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để dạy học.
3. Kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn trong Kế hoạch giáo dục của cấp học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
III. QUẢN LÝ DẠY HỌC TỰ CHỌN
1. Trách nhiệm của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT
- Các Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT; tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu dạy học tự chọn cho cấp THCS và tài liệu Hoạt động giáo dục Nghề phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (trong đó có tài liệu Lịch sử, Địa lí, Văn học địa phương).
- Các Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT hướng dẫn thực hiện kế hoạch; tổ chức bồi dưỡng GV, đúc rút kinh nghiệm và kiểm tra, thanh tra về dạy học tự chọn.
2. Trách nhiệm của hiệu trưởng các trường THCS và THPT
- Lập Kế hoạch dạy học tự chọn và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt.
- Tuyên truyền đến GV, HS, cha mẹ HS và xã hội về Mục đích, ý nghĩa dạy học tự chọn, hướng dẫn HS lựa chọn môn học, chủ đề tự chọn cho phù hợp.
- Chuẩn bị CSVC cho dạy học tự chọn và bố trí đội ngũ GV, quản lý lớp, lựa chọn và mời GV thỉnh giảng (nếu cần), tổ chức rút kinh nghiệm dạy tự chọn.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn, thực hiện quy chế chuyên môn, sử dụng đúng quy định kết quả đánh giá, xếp loại dạy học tự chọn, báo cáo tình hình thực hiện dạy học tự chọn với các cơ quan quản lý.
3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và trách nhiệm của giáo viên
a) Tổ chuyên môn có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV dạy các chủ đề tự chọn, môn học tự chọn.
- Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học tự chọn.
b) Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm theo dõi tình hình học tập, đề xuất các môn học cần dạy chủ đề bám sát đối với lớp mình phụ trách và kiểm tra việc ghi kết quả học tập tự chọn của HS vào Sổ gọi tên và ghi điểm, Học bạ.
c) Giáo viên dạy tự chọn có nhiệm vụ:
- Dạy học tự chọn, chuẩn bị tài liệu theo phân công của nhà trường;
- Đúc rút kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm dạy học tự chọn.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo việc lập Kế hoạch dạy học tự chọn của các trường THPT, các Phòng GD&ĐT và phê duyệt Kế hoạch dạy học tự chọn; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra chặt chẽ việc thực hiện trong năm học 2007-2008, kịp thời chấn chỉnh các sai sót ở các cơ sở giáo dục. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, cần báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT (qua Vụ GDTrH) để hướng dẫn giải quyết.
Nơi nhận:
| TL. BỘ TRƯỞNG |