Công văn 794/SGDĐT-KHTC 2022 hướng dẫn thực hiện chế độ miễn giảm học phí

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 794/SGDĐT-KHTC

Công văn 794/SGDĐT-KHTC của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên và chính sách phát triển giáo dục mầm non từ năm học 2021-2022
Cơ quan ban hành: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí MinhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:794/SGDĐT-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Hoài Nam
Ngày ban hành:21/03/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 794/SGDĐT-KHTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 794/SGDĐT-KHTC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 794/SGDĐT-KHTC PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 794/SGDĐT-KHTC
V/v Hướng dẫn thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên và chính sách phát triển giáo dục mầm non từ năm học 2021-2022

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2022

 

 

Kính gửi:

 

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Hiệu trưởng trường THPT;
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc.

 

A. Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Nghị định 81/2021/NĐ-CP);

- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non (Nghị định 105/2020/NĐ-CP);

- Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học;

- Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021 về chính sách đặc thù, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong học kỳ I năm học 2021-2022 (Nghị Quyết số 17/2021/NQ-HĐND);

- Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND);

- Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021 - 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND);

- Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong học kỳ II năm học 2021-2022 (Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND);

- Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 1291/QĐ-UBND);

- Quyết định số 4453/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tiếp tục chính sách miễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2020- 2021,2021-2022 và chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số năm 2021 (Quyết định số 4453/QĐ-UBND);

- Công văn số 2558/UBND-VX ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về cơ chế thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác năm học 2021-2022 của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Công văn số 2558/UBND-VX).

Thực hiện Quyết định số 1291/QĐ-UBND tại khoản 5 Điều 2 phân công trách nhiệm đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

“Chủ trì hướng dẫn các chính sách miễn giảm học phí, học nghề cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thực hiện các chính sách hỗ trợ và giải pháp đảm bảo nâng cao dân trí cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang bị thiếu hụt,...”.

Trên cơ sở góp ý của Sở Tài chính tại công văn số 1065/STC-HCSN ngày 23 tháng 02 năm 2022 và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại công văn số 7668/SLĐTBXH-VPB ngày 03 tháng 3 năm 2022 về góp ý dự thảo Công văn hướng dẫn thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên và chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non từ năm 2021-2022.

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chính sách về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên; chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ năm học 2021-2022, cụ thể như sau:

B. Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

I. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng không phải đóng học phí gồm

- Học sinh tiểu học trường công lập;

- Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng chính phủ quy định.

2. Đối tượng được miễn học phí gồm

2.1. Các đối tượng được quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ;

2.2. Đối với học sinh, sinh viên, học viên thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như sau:

- Học sinh, học viên, sinh viên thuộc hộ nghèo chuẩn Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố từ cấp mầm non đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

- Sinh viên thuộc hộ nghèo chuẩn Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Học sinh, học viên, sinh viên người dân tộc thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn Thành phố Hồ Chí Minh đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Về chính sách miễn học phí đối với học sinh, sinh viên dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2020-2021, 2021- 2022; chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số năm 2021 thực hiện theo Quyết định số 4453/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí gồm

3.1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm

- Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

- Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, học viên, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Trẻ em, học sinh, học viên là thành viên thuộc hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông công lập và ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

3.3. Chính sách miễn, giảm tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày

- Đối tượng được miễn 100% gồm: Học sinh là thành viên thuộc hộ nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các cơ sở giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng được giảm 50% gồm: Học sinh là thành viên thuộc hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các cơ sở giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Mức cấp bù tiền tổ chức học 02 buổi/ngày đối với năm học 2021-2022 tiếp tục thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 2558/UBND-VX ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về cơ chế thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác năm học 2021-2022 của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi có hướng dẫn mới thay thế.

4. Không thu học phí có thời hạn

4.1 Chính sách hỗ trợ học phí của Thành phố cho năm học 2021-2022

- Học kỳ I năm học 2021-2022: Thực hiện theo Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND.

- Học kỳ II năm học 2021-2022: Thực hiện theo Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND.

- Mức hỗ trợ học phí áp dụng theo mức học phí quy định cho năm học 2021-2022 theo Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND.

4.2. Không thu học phí có thời hạn

Không thu học phí có thời hạn từ năm học 2022-2023 trở về sau thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

5. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

5.1. Đối tượng được hưởng mức hỗ trợ 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và đồ dùng học tập khác, gồm

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông bị khuyết tật.

- Học sinh, học viên là thành viên thuộc hộ nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5.2. Đối tượng được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức Iương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên gồm

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm học viện, trường đại học, trường cao đẳng.

II. Quy trình thủ tục thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

Hồ sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

1. Hồ sơ

Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ.

2. Trình tự thực hiện

Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học tại các cấp học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp Đơn (theo mẫu tại Phụ lục II; Phụ lục III; Phụ lục IV; Phụ lục V; Phụ lục VI, Phụ lục VII Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) và bản sao chứng thực giấy tờ minh chứng thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục.

3. Trách nhiệm xét duyệt và thẩm định hồ sơ

Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

III. PHƯƠNG THỨC CẤP HỖ TRỢ

1. Cấp bù tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục công lập

Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

2. Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập

- Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và thực hiện chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ đang theo học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý (chi trả thông qua các cơ sở giáo dục).

- Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện giao và phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; giao và phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ học phí cho phòng giáo dục và đào tạo để chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn theo phân cấp quản lý (chi trả thông qua các cơ sở giáo dục).

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4;

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;

3. Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế

- Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế. Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị đỊnh 81/2021/NĐ-CP.

- Trường hợp học sinh, học viên, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, học viên, sinh viên đang học gửi thông báo để phòng lao động - thương binh và xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, học viên, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thì phòng lao động - thương binh và xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để chi trả tiền cấp bù miễn, giảm học phí.

- Kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí; hỗ trợ đóng học phí được cấp theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên tại cơ sở giáo dục thường xuyên và 10 tháng/năm học đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và thực hiện chi trả cho người học 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ), học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học chưa nhận được tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo.

C. Chính sách phát triển giáo dục mầm non

I. Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

1. Đối tượng áp dụng

Các đối tượng được hỗ trợ được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non (Nghị định 105/2020/NĐ-CP).

2. Mức hỗ trợ ăn trưa

Mức hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng, thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/ năm học.

3. Thành phần hồ sơ; trình tự, thời gian; phương thức thực hiện

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP.

II. Chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Đối tượng áp dụng

- Cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định.

- Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm những điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.

2. Chính sách hỗ trợ

2.1. Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp

- Cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất 01 lần, bao gồm: trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hỗ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.

- Mức hỗ trợ:

+ Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có dưới 30 trẻ được hỗ trợ 20.000.000 đồng;

+ Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có từ 30 trẻ đến dưới 50 trẻ được hỗ trợ 35.000.000 đồng;

+ Cơ sở giáo dục mầm non độc lập có từ 50 trẻ đến 70 trẻ được hỗ trợ 50.000.000 đồng.

2.2. Chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp

Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định được hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

2.3. Chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp

- Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm những điều kiện tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 105/2020/NĐ-CP được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.

- Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành.

- Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

3. Thành phần hồ sơ, trình tự thời gian và phương thức thực hiện

3.1. Chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 8 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.

3.2. Chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.

D. Công tác lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí

I. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả, cấp bù

1. Lập dự toán

1.1. Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục công lập:

- Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên căn cứ mức thu học phí do Hội đồng nhân dân thành phố quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP) như sau: Đối với trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở: Gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện; Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: Gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học căn cứ mức thu học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo của trường (không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên) và số lượng đối tượng miễn, giảm học phí lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan dự toán cấp trên thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

1.2. Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập

Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP (150.000 đồng/học sinh/tháng) và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách bao gồm cả các đối tượng học công lập và dân lập, tư thục (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

1.3. Kinh phí miễn, giảm học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế

- Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên trong vùng và mức hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định; số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ đóng học phí đang học tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở dân lập, tư thục trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ đóng học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên tương ứng với ngành, nghề đào tạo được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện. Đồng thời gửi Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí.

1.4. Kinh phí thực hiện chi trả hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 105/2020/NĐ-CP.

2. Quản lý và quyết toán kinh phí

Các cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện chi trả cấp bù miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí đúng mục đích, theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và gửi báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách này về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 hàng năm làm căn cứ xác định, bố trí dự toán kinh phí của năm kế hoạch.

3. Nguồn kinh phí

- Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập được giao trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo và dạy nghề hàng năm.

- Trường hợp kết thúc năm ngân sách, phần ngân sách Thành phố hỗ trợ cho ngân sách quận, huyện thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP và Nghị định 105/2020/NĐ-CP không sử dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, không được sử dụng cho mục đích khác.

Đ. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và đào tạo

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở, ngành thông báo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, nghề nghiệp, đại học, thường xuyên thuộc Thành phố về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và chính sách phát triển giáo dục mầm non theo quy định.

- Thông báo trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thuộc Trung ương đề nghị nhà trường phổ biến chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí cho đối tượng được thụ hưởng và thực hiện việc xác nhận theo quy định.

- Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Có trách nhiệm hướng dẫn các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thuộc Thành phố chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí cho đối tượng được thụ hưởng và thực hiện việc xác nhận theo quy định.

- Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Ban giảm nghèo, bền vững) quận, huyện trong việc thực hiện quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính trong việc lập kế hoạch hằng năm, tổ chức quản lý việc triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Sở Tài chính

Có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí trong dự toán hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở ngành có liên quan, các trường thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và ngân sách quận, huyện.

4. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân quận, huyện

Có trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên và chính sách phát triển giáo dục mầm non theo quy định đến Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; các trường, các cơ sở giáo dục, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đóng trên địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận, huyện theo phân cấp quản lý.

Trên đây là hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên và chính sách phát triển giáo dục mầm non từ năm học 2021- 2022. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn liên Sở số 3841/HDLS-SGDĐT-SLĐTBXH-STC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính về thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên từ năm học 2016 - 2017 đến năm 2020-2021.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị liên quan trao đổi với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội (Văn phòng Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững thành phố) để được hướng dẫn cụ thể. Đề nghị các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng UBND/TP;
- PCT.UBNDTP Ô. Dương Anh Đức (thay b/c);
- Văn phòng đại diện Bộ GDĐT;
- Sở LĐTBXH (để phối hợp chỉ đạo);
- Sở Tài chính (để phối hợp chỉ đạo);
- TT. Ban GNBV TP Thủ Đức; Ban GNBV quận, huyện;
- Phòng GDĐT; Phòng TC-KH TP Thủ Đức; Phòng TC-KH quận, huyện;
- Lưu: VT, KHTC.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Lê Hoài Nam

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi