Công văn 7821/CTCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số nội dung công việc theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ trong năm học 2002-2003

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 7821/CTCT

Công văn 7821/CTCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số nội dung công việc theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ trong năm học 2002-2003
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:7821/CTCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Văn Nhung
Ngày ban hành:05/09/2002Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 7821/CTCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 7821/CTCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 7821/CTCT
NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG VIỆC THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 494/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
TRONG NĂM HỌC 2002-2003

 

Kính gửi: - Các Sở giáo dục và đào tạo

- Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố HCM,

- Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng,

- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

 

Thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề", Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung thực hiện trong năm học 2002-2003 như sau:

1- Nội dung, điều kiện và phương pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

a) Đối tượng học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:

Các môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng; môn chính trị dùng cho học sinh các trường trung học chuyên nghiệp là những môn học bắt buộc đối với:

- Người Việt Nam và người nước ngoài học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Việt Nam mở hoặc các trường do Việt Nam liên kết với nước ngoài mở tại Việt Nam.

- Người Việt Nam học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn cụ thể thêm cho đối tượng này.

Riêng người nước ngoài học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không bắt buộc phải học các môn học này mà chỉ khuyến khích học.

b) Chương trình, giáo trình:

* Các cơ sở đào tạo sau đại học thực hiện Quyết định số 1339/QĐ-SĐH ngày 7-7-1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, tiếp tục sử dụng giáo trình hiện hành.

* Đối với các trường đại học:

+ Đối với sinh viên chuyên ngành đào tạo các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: dùng trực tiếp giáo trình quốc gia để giảng dạy và học tập. Hiện đã có 3 giáo trình quốc gia: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Môn chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn thực hiện theo hiện hành.

+ Đối với sinh viên các chuyên ngành khác của trường đại học: sẽ thực hiện chương trình, giáo trình các môn học dưới đây do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:

- Triết học Mác - Lênin.

- Kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho khối không chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh.

- Kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho khối chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh.

Chương trình và giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nói trên được thực hiện từ năm học 2002-2003.

- Môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn tiếp tục dùng đề cương bài giảng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến khi có chương trình, giáo trình mới.

- Môn tư tưởng Hồ Chí Minh: khi có giáo trình quốc gia sẽ đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và bổ sung vào chương trình trung học chuyên nghiệp.

* Đối với các trường cao đẳng:

Vẫn tiếp tục thực hiện chương trình và đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lênin theo quy định như hiện hành cho đến khi cho quyết định mới.

* Đối với các trường trung học chuyên nghiệp:

- Đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thời gian đào tạo 2 năm thực hiện chương trình và sách học môn chính trị hiện hành, thời lượng 90 tiết.

- Đối với hệ tuyển sinh vừa có trình độ trung học phổ thông vừa đã được đào tạo một ngành chuyên môn nghiệp vụ, thời gian đào tạo 1 năm đến 1,5 năm; thực hiện chương trình và sách học môn chính trị hiện hành, thời lượng 45 tiết, sẽ có hướng dẫn riêng.

- Đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp hệ trung học cơ sở, thời gian đào tạo 3 đến 3,5 hoặc 4 năm, thời lượng 120 tiết, sẽ có hướng dẫn sau.

- Ngoài môn chính trị dùng cho tất cả học sinh các trường trung học chuyên nghiệp, học sinh các trường, lớp trung học chuyên ngành kinh tế còn học môn kinh tế chính trị là môn học cơ sở theo giáo trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các bộ, ngành có trường phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành kinh tế khác nhau.

c) Điều kiện và phương pháp giảng dạy, học tập:

- Cần có đủ giáo trình, tài liệu, cho học sinh, sinh viên học tập và nghiên cứu.

- Trang bị bổ sung cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy, học tập tối thiểu cần thiết trên cơ sở thực trạng hiện có của mỗi trường, củng cố xây dựng tủ sách chuyên dùng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng, giáo trình, tài liệu tham khảo....

- Duy trì, củng cố, thực hiện nghiêm các quy trình giảng dạy, học tập, hướng dẫn sinh viên, học sinh đọc tài liệu trước, chỉ giảng những vấn đề cơ bản, gợi ý nêu vấn đề, phát huy tư duy độc lập, sử dụng đồ dùng phương tiện giảng dạy, củng cố ôn bài, xêmina, tham quan thực tế, kết hợp yêu cầu học các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các đợt đi thực tập chuyên môn hoặc các phong trào quần chúng, có đề cương yêu cầu nội dung và thu hoạch, tổ chức thi Olympic các môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chuẩn bị cho cuộc thi chung khảo toàn quốc vào năm học 2003-2004. Tổ chức thi Olympic môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp theo phạm vi trường, cụm trường, khu vực, các khối trường, động viên sinh viên, học sinh nghiên cứu khoa học theo kế hoạch tổ chức hàng năm.

- Hội thảo, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy từng môn học trong một trường hoặc khối trường ngành, từng bước xây dựng phương pháp giảng dạy bộ môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức chỉ đạo các trường và khuyến khích các giảng viên, giáo viên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn chính trị.

- Cuối năm 2002 sẽ tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc về phương pháp giảng dạy Triết học Mác - Lênin. Năm 2003 sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về phương pháp giảng dạy Kinh tế chính trị Mác - Lênin và các môn học khác ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

- Tổ chức cuộc thi giảng viên, giáo viên dạy giỏi các môn Mác - Lênin, môn chính trị.

d) Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, thi học phần chuẩn bị các điều kiện để tiến tới thi tốt nghiệp.

Nhà trường cần thông báo cho học sinh, sinh viên từ khoá tuyển sinh 2002-2003 sẽ phải thi tốt nghiệp theo quyết định 494/QĐ-TTg, cụ thể là: "Nội dung của một trong các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung thi tốt nghiệp đối với bậc đại học, cao đẳng; nội dung môn chính trị một trong những nội dung thi tốt nghiệp đối với học sinh các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Các Vụ: Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề rà soát các quy chế hiện hành để bổ sung, sẽ có quy định cụ thể sau.

2- Biên chế, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên và tổ chức bộ máy

a) Xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên:

- Căn cứ vào Quyết định số 07/UB/LĐTL ngày 23-1-1975 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tiêu chuẩn tính toán kế hoạch lao động tiền lương; chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 27-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1712/QĐ ngày 18-12-1978 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy và các tiêu chí biên chế giảng viên, giáo viên trong Quyết định 494/QĐ-TTg ngày 24-6-2002, mỗi trường đại học và cao đẳng tính biên chế giảng viên theo từng môn học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (không gộp chung tất cả 5 môn như trước đây), mỗi trường trung học chuyên nghiệp tính biên chế giáo viên chính trị của trường, để xác định chỉ tiêu biên chế và có kế hoạch tuyển đủ, không bố trí các giảng viên, giáo viên phải giảng dạy quá nhiều giờ, từ đó có kế hoạch tuyển biên chế hàng năm, gửi đi đào tạo bổ sung. Cụ thể là:

+ Chuẩn hoá đội ngũ hiện có theo nguyên tắc phải đạt trình độ từ cử nhân trở lên và dạy đúng với chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đào tạo bằng 2: Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi có nguyện vọng tự nguyện làm giảng viên, giáo viên các môn học này để gửi đi đào tạo theo thông báo của các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.

+ Lập kế hoạch đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ của giảng viên, giáo viên.

+ Lập kế hoạch cho giảng viên, giáo viên đi thực tế trong và ngoài nước.

b) Tổ chức bộ máy:

Thống nhất chấn chỉnh, tổ chức thành lập, kiện toàn các khoa, bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học và cao đẳng, môn chính trị ở các trường trung học chuyên nghiệp theo Quyết định số 494/QĐ-TTg "Căn cứ vào chương trình đào tạo, định mức giờ giảng, biên chế giảng viên, giáo viên và quy mô đào tạo mỗi trường đại học và cao đẳng phải có khoa hoặc bộ môn Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có tổ bộ môn chính trị do Hiệu trưởng trường hoặc Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền trực tiếp chỉ đạo. Đối với những Trường đại học, cao đẳng có quy mô từ 3000 sinh viên trở lên phải thành lập khoa, dưới 3000 sinh viên thành lập bộ môn, có biên chế giảng viên phù hợp với quy mô, cơ cấu và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu vị trí của các môn học".

Vụ tổ chức - cán bộ, Vụ Kế hoạch và tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các vụ có liên quan, giúp Bộ trưởng hướng dẫn các trường thành lập khoa Mác - Lênin và dự tính các trang thiết bị, cơ sở vật chất tối thiểu cần có ở các khoa, bộ môn để có kế hoạch xây dựng phục vụ tốt việc giảng dạy, học tập.

3- Kinh phí:

- Vận dụng nhiều nguồn kinh phí tổ chức mua giáo trình cho sinh viên, học sinh mượn bảo đảm đủ giáo trình học tập.

Các giáo trình trên phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả.

- Sinh viên chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn học phí như sinh viên các trường, khoa sư phạm.

Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau:

- Tổ chức đi thực tế cho sinh viên, học sinh:

+ Đối với sinh viên đào tạo chuyên ngành cần xây dựng kế hoạch đi thực tế, thực tập trong cả khoá đào tạo và đảm bảo kinh phí đi thực tế, thực tập cho sinh viên.

+ Đối với sinh viên, học sinh các ngành khác, các trường cần có biện pháp hỗ trợ nhất định về kinh phí để thực hiện yêu cầu giáo dục lý luận, tư tưởng, chính trị kết hợp với các đợt đi thực tế, thực tập chuyên môn hoặc các phong trào quần chúng hàng năm, phải tổ chức chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả thật sự.

4- Phụ cấp giờ giảng 25% đối với giảng viên đại học, cao đẳng 15% đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các nội dung: đối tượng được hưởng phụ cấp giờ giảng, điều kiện được hưởng mức phụ cấp và cách tính, tổ chức thực hiện theo quyết định này.

Vụ tổ chức - Cán bộ chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoach và tài chính và các vụ có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Thông tư hướng dẫn liên bộ về các nội dung đã nêu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở thực hiện các nội dung trên.

Trong quá trình thực hiện nếu có những đề xuất, vướng mắc, đề nghị báo cáo, phản ánh để xem xét và giải quyết theo địa chỉ sau: Vụ Công tác chính trị Bộ Giáo dục và Đào tạo 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi