Công văn 7607/BGDĐT-CSVCTBTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trong nhà trường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 7607/BGDĐT-CSVCTBTH

Công văn 7607/BGDĐT-CSVCTBTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trong nhà trường
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:7607/BGDĐT-CSVCTBTHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành:12/11/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------------------

Số:  7607/BGDĐT-CSVCTBTH

V/v: Góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trong nhà trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2010

 

 

Kính gửi :Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố

 

Ngày 26/6/2009 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”;

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT  ngày 11/2/2010 về việc Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non,  Quyết định số 3141/QĐ-BGDĐT  ngày 30/7/2010 về việc Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học dùng cho giáo dục mầm non và Điều lệ trường học của các cấp học. Để có một văn bản thống nhất hướng dẫn công tác quản lý chất lượng đồ chơi trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức soạn thảo “Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trong nhà trường”. Thông tư này được xây dựng với mục đích cụ thể hóa các văn bản quy định của nhà nước về vấn đề an toàn đồ chơi trẻ em thông qua việc quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trong nhà trường. Dự thảo Thông tư đã được lấy ý kiến góp ý của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các ý kiến đóng góp đã được nghiên cứu, tiếp thu để hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư.

Để việc ban hành Thông tư có chất lượng, đảm bảo quy trình xây dựng văn bản pháp luật theo đúng quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo tổ chức cho các phòng, ban chức năng của sở, lựa chọn một số đơn vị trường học góp ý nội dung Dự thảo Thông tư (xin gửi kèm) để sớm hoàn thiện và ban hành văn bản theo đúng kế hoạch.

Các ý kiến góp ý xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/11/2010 theo địa chỉ :

Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em - Bộ Giáo dục và Đào tạo - 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội (số điện thoại : 04.38693383 ; Fax : 04.38693942 ; email : [email protected]).

Đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện và gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng thời gian quy định ./.

 

Nơi nhận :

- Như trên;

- Bộ trưởng (để b/c); (Đã ký)

- Vụ PC (để p/hợp);

- Lưu VT, Cục CSVCTBTH.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Thị Nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số :                 /2010/TT-BGDĐT

Dự thảo lần 3

tháng 11/2010

 

 
 


Hà Nội, ngày      tháng     năm 2010

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trong nhà trường

 


Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/03/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định một số chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”,

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trong nhà trường như sau :

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng cho các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (bao gồm cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập), trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là nhà trường).

2. Thông tư này hướng dẫn các quy định quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em (gọi tắt là đồ chơi) trong nhà trường, bao gồm các nội dung có liên quan đến chất lượng đồ chơi như đầu tư trang bị, khai thác sử dụng, bảo quản và tổ chức thực hiện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Đồ chơi

- Đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế và sản xuất để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi.

- Đồ chơi bao gồm đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, ngoài trời trong phạm vi khuôn viên của nhà trường.

2.Tiêu chuẩn và quy chuẩn về an toàn đồ chơi

- An toàn đồ chơi trẻ em là đảm bảo sự an toàn cho trẻ em khi sử dụng thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong quá trình thiết kế và sản xuất đồ chơi. Mục đích của tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn đồ chơi là để hạn chế đến mức tối đa các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng xảy ra trong quá trình sử dụng. Đặc biệt nhằm mục đích đảm bảo về sức khoẻ và an toàn trẻ em.

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn đồ chơi trẻ em là những quy định về đặc tính kỹ thuật hoặc quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật, và yêu cầu quản lý mà đồ chơi phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe cho trẻ em.

Chương II

ĐẦU TƯ TRANG BỊ ĐỒ CHƠI TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 3. Những quy định khi đầu tư, trang bị đồ chơi trong nhà trường

- Danh mục đồ chơi được đầu tư, trang bị trong nhà trường phải thực hiện theo đúng các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đầu tư, trang bị, tự làm đồ chơi trong nhà trường phải đảm bảo số lượng, chất lượng, sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí. Không trang bị đồ chơi cho những phòng học, khu vực sân chơi không đảm bảo điều kiện khai thác, sử dụng và bảo quản đồ chơi.

- Khi mua sắm, trang bị đồ chơi phải đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản có liên quan. Cụ thể như sau :

+ Các đồ chơi sản xuất trong nước trên sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ (địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt  sử dụng, cảnh báo... bằng tiếng Việt) và chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

+ Các đồ chơi nhập khẩu trên sản phẩm phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ (địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt sử dụng, cảnh báo... bằng tiếng Việt), đơn vị nhập khẩu và chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Điều 4. Tính an toàn và tính giáo dục của đồ chơi

1. Tính an toàn của đồ chơi

Đồ chơi được đầu tư, trang bị, sử dụng trong nhà trường phải đảm bảo an toàn khi sử dụng theo hướng dẫn của các văn bản quy định hiện hành của nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật an toàn đồ chơi trẻ em.

2. Tính giáo dục

Đồ chơi được đầu tư, trang bị, sử dụng trong nhà trường không được phản ánh các nội dung sau :

- Trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.

- Khuyến khích các tư tưởng bạo lực.

- Có nội dung không phù hợp vớitâm sinh lý lứa tuổi.

3. Các đồ chơi bị cấm lưu thông trên thị trường theo các văn bản hiện hành của nhà nước thì không được trang bị, sử dụng trong nhà trường.

Điều 5. Những quy định về đồ chơi tự làm trong nhà trường

- Các cơ sở trường học cần tạo điều kiện động viên, khuyến khích các hoạt động tự làm đồ chơi của giáo viên và học sinh; phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội.

- Đồ chơi tự làm trong nhà trường phải nhằm mục đích phục vụ nội dung chương trình dạy học theo từng cấp học. Khuyến khích các đồ chơi dân gian, đồ chơi phát triển trí tuệ.

- Đồ chơi tự làm được sử dụng trong nhà trường phải tuân thủ các điều kiện về tính an toàn và tính giáo dục được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

- Quá trình thiết kế, chế tạo, tự làm đồ chơi phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn đồ chơi trẻ em để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.

Chương III

SỬ DỤNG ĐỒ CHƠI TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 6. Đối với những đồ chơi phục vụ dạy học

- Những đồ chơi phục vụ dạy học phải được sử dụng theo đúng mục đích, nội dung của chương trình dạy học.

- Quá trình sử dụng phải có sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.

Điều 7. Đối với những đồ chơi phục vụ giải trí

- Quá trình sử dụng phải thực hiện đúng các quy định theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Đồ chơi phải được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế.

- Khi sử dụng đồ chơi cần có sự  hướng dẫn cách sử dụng đồ chơi của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.

Chương IV

BẢO QUẢN ĐỒ CHƠI TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 8. Bảo quản định kỳ

- Các đồ chơi trong nhà trường phải được bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Các đồ chơi dùng trong lớp học và các đồ chơi phục vụ dạy học cần có tủ hoặc giá đựng đồ chơi đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng và hợp vệ sinh trong lớp học.

- Nhà trường phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo quản, sửa chữa, thay thế đồ chơi trẻ em được trang bị, sử dụng trong đơn vị.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Giáo dục nhận thức trong việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản đồ chơi

- Nhà trường cần bố trí thời gian, lựa chọn các hình thức hoạt động ngoại khóa để phổ biến, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh trong việc sử dụng, bảo quản, lựa chọn đồ chơi. Đặc biệt là những đồ chơi được mua sắm sử dụng tại gia đình.

- Các Vụ bậc học, các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm biên soạn các tài liệu giúp cho việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh trong việc sử dụng, lựa chọn, bảo quản đồ chơi. Đặc biệt là những đồ chơi được mua sắm sử dụng tại gia đình.

Điều 10. Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn khai thác sử dụng, bảo quản đồ chơi cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố.

Các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo, tổ chức tập huấn khai thác sử dụng, bảo quản đồ chơi cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các quận, huyện và các nhà trường trong phạm vi quản lý.

Điều 11. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng đồ chơi

1. Đối với các cơ sở giáo dục

- Trong quá trình mua sắm, trang bị đồ chơi hiệu trưởng các trường hoặc chủ cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và an toàn đồ chơi theo đúng các văn bản quy định hiện hành.

- Trong quá trình sử dụng, giáo viên và cán bộ quản lý có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng các đồ chơi, kịp thời phát hiện và không sử dụng những đồ chơi  có hiện tượng cũ, hỏng, có nguy cơ dễ gây tại nạn, thương tích, ảnh hưởng sức khỏe và an toàn cho trẻ em.

- Định kỳ các cơ sở trường học có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồ chơi được sử dụng trong nhà trường. Nếu phát hiện thấy đồ chơi có hiện tượng cũ, hỏng, có nguy cơ dễ gây tại nạn, thương tích, ảnh hưởng sức khỏe trẻ em cần ngừng ngay việc sử dụng và có biện pháp khắc phục, thay thế.

2. Đối với các phòng giáo dục và đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo

- Có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ về chất lượng đồ chơi đang được sử dụng trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

3. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc các bộ ngành và các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh travà tổ chức thực hiện các văn bảnliên quanvề đồ chơitrong nhà trườngđã được banhành.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung ./.

Nơi nhận:

- VP Chủ tịch nước;

- VP Chính phủ; (để b/c)

- Ban TGTW;

- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ,

HĐND,UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp);

- Bộ trưởng;

- Các Thứ trưởng;

- Công báo;

- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Như điều 4;

- Website của Chính phủ;

- Website của Bộ GD&ĐT;

- Lưu: VT, Cục CSVCTBTH, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Nghĩa

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi