Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 7291/BGDĐT-GDTrH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 01/11/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7291/BGDĐT-GDTrH | Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011, Bộ GDĐT hướng dẫn cụ thể thực hiện dạy học 2 buổi/ngày hoặc trên 6 buổi/tuần (gọi chung là dạy học 2 buổi/ngày) trong các trường trung học như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục đích: Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
2. Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
- Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chỉ được thực hiện ở những nơi học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập; được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương.
- Chỉ được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7); không gây “quá tải” đối với học sinh.
- Các trường trung học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Có tối thiểu số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV (đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp 1,90 đối với cấp THCS và 2,25 đối với cấp THPT) kể cả giáo viên tình nguyện dạy thêm giờ, giáo viên thỉnh giảng. Đối với các trường chưa đủ giáo viên một số môn học có thể hợp đồng giáo viên ngoài biên chế hoặc mời cán bộ của các câu lạc bộ, trung tâm ngoại ngữ, tin học theo đúng quy định hiện hành.
- Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh, đặc biệt đối với các trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo với sự đóng góp của gia đình theo thỏa thuận và các nguồn hỗ trợ khác.
- Về cơ sở vật chất: Trường phải có đủ phòng thông thường, phòng học bộ môn, thư viện, sân chơi, bãi tập đáp ứng cho các hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục khác theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Về thu chi tài chính: Phải đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi để phục vụ cho bữa ăn, yêu cầu phát triển năng khiếu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức học tập (quạt, điện, nước uống, phương tiện, tổ chức câu lạc bộ ….).
II. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY
1. Nội dung
Nội dung dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học thực hiện theo định hướng sau:
- Bám sát nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông.
- Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
2. Kế hoạch dạy học
Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT đã phân cấp cho các sở, phòng GDĐT và các trường chủ động xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho các môn học. Đối với các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, căn cứ vào phân phối chương trình để bố trí hợp lý thời gian biểu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc:
a) Đối với cấp THCS: Buổi sáng dạy không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày.
b) Đối với cấp THPT: Buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày.
Các trường THPT báo cáo với Sở GDĐT, các trường THCS báo cáo với Phòng GDĐT xây dựng phân phối chương trình, nội dung dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm địa phương và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường. Ưu tiên bố trí các tiết học theo lớp vào buổi sáng, các tiết dạy học tự chọn, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và các hoạt động giáo dục theo các nhóm đối tượng học sinh vào buổi chiều.
3. Hình thức tổ chức dạy học
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo hướng các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng, cụ thể như sau:
a) Tổ chức các hoạt động giáo dục theo nhóm năng khiếu, sở thích, mỗi nhóm có thể bao gồm học sinh từ các lớp khác nhau.
b) Phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức:
Trên cơ sở nắm chắc chất lượng học sinh, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh theo nhóm học lực yếu kém hoặc học sinh giỏi của từng môn học, báo cáo hiệu trưởng để tổng hợp tổ chức lớp, phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi.
c) Dạy học tự chọn
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, tổ chức học sinh có cùng nguyện vọng, nhu cầu học tập các môn tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế của trường thành các lớp học tự chọn:
- Học sinh lớp tự chọn có cùng nguyện vọng học Ngoại ngữ 2, Giáo dục nghề phổ thông, tin học có thể cùng hoặc không cùng khối, lớp.
- Học sinh các bộ môn nghệ thuật, năng khiếu theo cách trên để tổ chức thành lớp, nhóm học tập.
4. Về kinh phí thực hiện
Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng.
Việc thu và sử dụng kinh phí phải đảm bảo các nguyên tắc thu bù chi và các qui định về quản lý tài chính hiện hành; tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường có đủ điều kiện thực hiện dạy 2 buổi/ngày; duyệt kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục và chỉ đạo thực hiện; định kỳ báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
- Bố trí đủ định mức giáo viên theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Hướng dẫn các trường mời giáo viên thỉnh giảng, mời cán bộ các trung tâm, câu lạc bộ và hợp đồng theo đúng quy định hiện hành.
- Tăng cường theo dõi để rút kinh nghiệm; đồng thời không để xảy ra tình trạng lạm thu trong hoạt động này.
2. Đối với các trường trung học
- Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trước Sở/Phòng GDĐT về việc xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, quản lý nội dung và chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục, đảm bảo không vi phạm các quy định về dạy thêm – học thêm của Bộ GDĐT và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn phân công giáo viên và nhân viên hợp lý để thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo đúng tinh thần; đảm bảo các hoạt động chung của nhà trường đúng với mục tiêu giáo dục của cấp học; huy động các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch.
- Định kỳ báo cáo với Sở GDĐT/phòng GDĐT về việc thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
3. Đối với tổ trưởng chuyên môn, các tổ chức, đoàn thể
- Chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu trong việc phân công và quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên giảng dạy, tổ chức các hoạt động hợp lý, an toàn, đảm bảo chất lượng.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phân nhóm học sinh giỏi, yếu kém, chia lớp học 2 buổi/ngày.
- Báo cáo với Hiệu trưởng về việc thực hiện kế hoạch, kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc để bàn bạc giải quyết.
4. Đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên
Chấp hành sự phân công của tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể, thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kế hoạch giáo dục, kế hoạch giảng dạy của trường.
Nhận được công văn này, yêu cầu các Sở GDĐT triển khai thực hiện để thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện việc dạy 2 buổi/ngày ở địa phương. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được giải đáp.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |