Công văn 7110/BGDĐT-CSVCTBTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ trong các trường phổ thông

thuộc tính Công văn 7110/BGDĐT-CSVCTBTH

Công văn 7110/BGDĐT-CSVCTBTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ trong các trường phổ thông
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:7110/BGDĐT-CSVCTBTH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:24/10/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------------------
Số 7110/BGDĐT-CSVCTBTH
V/v: Hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH môn Ngoại ngữ trong các trường phổ thông
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2012
 
Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố
Thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, để việc mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo việc mua sắm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ cho các trường phổ thông, cụ thể như sau:
1. Danh mục thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ bao gồm:
1.1. Thiết bị dạy học thông dụng: Cassette; Tăng âm + Loa + Micrro; Ti vi; Đầu đĩa; Máy vi tính; Máy chiếu đa năng; Thiết bị âm thanh đa năng; Tranh tương tác; Thẻ luyện tập; Bộ thẻ các nhân vật; Bộ thẻ chữ; Băng, đĩa.
1.2. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng: Thiết bị điều khiển của giáo viên; Thiết bị thực hành của học sinh; Hệ thống phụ kiện kết nối.
(Có Danh mục kèm theo)
2. Điều kiện để xây dựng kế hoạch mua sắm
Các sở giáo dục và đào tạo triển khai dạy học ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”: căn cứ vào khả năng sử dụng thiết bị của giáo viên; điều kiện cơ sở vật chất hiện có của từng trường học; số lớp học, số học sinh; các chức năng cơ bản của từng thiết bị phù hợp với yêu cầu, khả năng giảng dạy của từng cơ sở giáo dục; tổ chức rà soát các thiết bị dạy học đã có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông (Ban hành kèm theo công văn này) để lập kế hoạch mua sắm về chủng loại, số lượng thiết bị phục vụ giảng dạy môn Ngoại ngữ đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
3. Tổ chức mua sắm:
3.1. Đối với các trường chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ còn hạn chế về chuyên môn chỉ lựa chọn trong nhóm thiết bị thông dụng để mua sắm những thiết bị cần thiết tối thiểu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong dạy và học. Đối với các thiết bị thông dụng đã được đầu tư những năm trước như máy vi tính, máy chiếu, ti vi, cassette... phải bảo dưỡng, lắp đặt kết hợp mà không phải mua sắm bổ sung.
3.2. Đối với những trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ đạt chuẩn có thể cân nhắc lựa chọn một phương án trong Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng để mua sắm và chỉ được mua sắm khi có đủ điều kiện: Giáo viên đã được tập huấn sử dụng thành thạo thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng; đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường (phòng học, bàn, ghế...) và cam kết của nhà cung cấp về xuất xứ hàng hóa, điều kiện lắp đặt, bảo hành, bảo trì và hướng dẫn sử dụng cho các phòng học bộ môn và không mua sắm quá 01 phòng/trường. Đối với các thiết bị đã được đầu tư từ những năm trước như: Máy vi tính cho giáo viên và học sinh; máy chiếu; màn chiếu... yêu cầu phải bảo dưỡng, lắp đặt kết hợp mà không phải mua sắm bổ sung.
3.3. Đối với các thiết bị dạy học khác (ngoài Danh mục kèm theo công văn này) để hỗ trợ thêm cho giáo viên, học sinh trong giảng dạy, học tập có hiệu quả, tùy theo điều kiện của từng cơ sở giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ đủ năng lực sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất cho lắp đặt, nguồn kinh phí hợp pháp của nhà trường để cân nhắc kỹ và có thể mua sắm bổ sung phù hợp với yêu cầu của chương trình, nội dung sách giáo khoa, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
3.4. Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học phải thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước.
3.5. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch đầu tư, tổ chức mua sắm, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học của các trường đảm bảo số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí và tiêu cực trong đầu tư.
4. Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên
Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy ngoại ngữ sử dụng thành thạo thiết bị dạy học theo yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa. Trong quá trình tập huấn cần bố trí đủ thiết bị dạy học đã được đầu tư; yêu cầu nhà cung cấp phải cam kết phối hợp hướng dẫn sử dụng thiết bị được đầu tư đạt hiệu quả cao nhất; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên tự làm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ.
5. Công tác kiểm tra, thanh tra
5.1. Sở giáo dục và đào tạo chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng chỉ đạo, tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt chú trọng kiểm tra chất lượng, xuất xứ của thiết bị, tổ chức triển khai sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục;
5.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, tự làm, sử dụng, bảo quản... thiết bị dạy học của các địa phương trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện.
6. Kinh phí thực hiện
Kinh phí mua sắm thiết bị dạy học ngoại ngữ được cân đối từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo; nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục của địa phương; kinh phí hợp pháp khác và huy động từ xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phổ biến đến các Trưởng phòng giáo dục và đào tạo; Hiệu trưởng các trường phổ thông và các đơn vị liên quan để thực hiện nghiêm túc nội dung văn bản này. Văn bản này thay thế văn bản số 5893/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 06/9/2011 về việc hướng dẫn mua sắm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ cấp tiểu học năm học 2011-2012.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo để xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các tỉnh/thành phố (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng;
- Đề án NNQG 2020, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ KHCNMT, Vụ KHTC, Vụ TCCB, Cục NGCBQLGD, Cục KTKĐCLGD, T.tra và các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan;
- Website của Bộ GD&ĐT;
- Hiệp hội TBGD Việt Nam;
- Lưu: VT, Cục CSVCTBTH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất