Công văn 662/SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh đi học sau đại học tại ấn Độ năm 2002-2003
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 662/SĐH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 662/SĐH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Trần Văn Nhung |
Ngày ban hành: | 23/01/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 662/SĐH
CÔNG VĂN
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 662/SĐH
NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ VIỆC TUYỂN SINH
ĐI HỌC SĐH TẠI ẤN ĐỘ NĂM 2002-2003
Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
Thực hiện Biên bản thoả thuận về chương trình hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ ký tháng 11-2000 và Nghị định thư gia hạn chương trình trao đổi văn hoá đến năm 2003 ký tháng 01-2001. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tiếp tục tuyển chọn cán bộ đi học Sau đại học tại Ấn Độ năm học 2002-2003.
Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện theo quy định đều được đăng ký dự tuyển. Học bổng và kinh phí đào tạo, vé máy bay đi về do Chính phủ Ân Độ đài thọ. Ngoài ra lưu học sinh còn được phụ cấp thêm học bổng hàng tháng của Chính phủ Việt Nam (nếu bạn cấp chưa đủ 200 USD/tháng).
1- Chương trình học bổng hợp tác kinh tế kỹ thuật (ITEC):
Bao gồm 100 suất (Bộ Giáo dục & đào tạo tuyển 70, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường tuyển 30). Chương trình học bổng này dành cho các khoá thực tập ngắn hạn và dài hạn từ 3 tuần lễ đến 12 tháng, nhằm trang bị những kiến thức mới cho các nhà Kinh tế - Kỹ thuật và quản lý.
- Nông nghiệp: Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, nuôi tằm, huấn luyện dịch vụ thu hoạch, thuốc trừ sâu, khí tượng nông nghiệp, kinh tế trang trại và quản lý chăn nuôi, bảo vệ cây trồng, bảo vệ rừng, công nghệ sản xuất mía đường, quản lý hợp tác xã, kiểm tra chất lượng phân hoá học, chương trình về thuỷ nông, phát triển nguồn nước, sử dụng máy nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, chế biến bảo quản bơ sữa.
- Công nghiệp và kỹ thuật: mạng viễn thông, viễn thông khí tượng, phát triển quản lý và lắp đặt các trung tâm máy tính, hệ thống kỹ thuật phần cứng và phần mềm máy tính, huấn luyện về thống kê, quản lý hợp tác xã công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp nhỏ trong phát triển kinh tế, thiết kế công cụ, thiết bị cắt gọt, bảo dưỡng cơ khí, công cụ cán kim loại, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, công nghệ dệt, kiểm tra đánh giá và quản lý ngành dệt, thiết bị điện, quản lý chất lượng tổng quát và ISO 9000, kinh tế quản lý và đo lưồng dầu, ga, phát triển báo chí, bồi dưỡng tiếng Anh, thiết kế chương trình và biên soạn tài liệu giảng dạy cho các trường dạy nghề.
- Tài chính - Ngân hàng: Thương mại quốc tế, Ngân hàng tín dụng. quản lý tài chính, cấp vốn trong công nghiệp nhỏ, thầu khoán, tự tạo việc làm, quản lý quốc tế.
- Y dược học: Giáo dục sức khoẻ, dinh dưỡng học ứng dụng, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dược học, phòng chống các bệnh nhiệt dới, bảo dưỡng phục hồi thiết bị Y sinh...
Danh mục và thời gian các khoá học do Đại sứ quan Ấn Độ thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành vào đầu năm 2002.
2- Chương trình học bổng trao đổi văn hoá (CEP):
Bao gồm 14 suất, nhằm đào tạo cán bộ có trình độ master thuộc các ngành: khoa học xã hội, triết học, tiếng Hin-di, nghệ thuật múa, tạo hình, sân khấu, điện ảnh, báo chí, xuất bản, chăn nuôi, thú y, quản lý Quốc tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, Thông tin tư liệu và ngành công nghệ sinh học (ưu tiên).
3- Điều kiện đi học:
- Người xin học bồi dưỡng chuyên môn theo chương trình ITEC: có bằng tốt nghiệp đại học, tuổi dưới 50, có đủ trình độ tiếng Anh để tham gia phỏng vấn (tương đương trình độ C trở lên).
- Người xin học chương trình CEP để đào tạo trình độ Thạc sỹ: Có bằng tốt nghiệp đại học, tuổi không quá 40, có thâm niên công tác 2 năm trở lên (kể cả biên chế và hợp đồng dài hạn), ngành xin học phù hợp hoặc gần với ngành học đã được đào tạo bậc Đại học, có trình độ tiếng Anh: Tốt nghiệp Đại học chính quy tiếng Anh, có chứng chỉ TOEFL 450 điểm, hoặc IELTS 4,5 điểm trở lên. Chứng chỉ Anh C theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho người đi học nước ngoài hoặc đã được đào tạo Đại học hoặc sau đại học tại các nước mà ngôn ngữ dùng cho học tập là tiếng Anh.
Hàng năm trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kiểm tra ngoại ngữ Nga, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức trình độ C cho người đi học sau đại học tại nước ngoài, vào ngày 15 của các tháng 1, 4, 7 và tháng 10. Thí sinh liên hệ và đến đăng ký kiểm tra tại trường.
4- Hồ sơ dự tuyển gồm có:
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học - bản sao chứng chỉ tiếng Anh.
- Phiếu đăng ký đi học nước ngoài (theo mẫu).
- Bản sao giấy khai sinh.
- Công văn cử đi học của cơ quan chủ quản.
Hồ sơ dự tuyển nộp về Vụ Sau đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với người xin học Chương trình CEP nộp hồ sơ trước ngày 30-2-2002;
- Đối với người xin học chương trình ITEC nộp hồ sơ trước khi khoá học bắt đầu là 02 tháng.
5- Quy trình tuyển chọn: Sau khi xét chọn, nhưng người đạt yêu cầu sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn khai Application form và gửi đến đại sứ quan Ấn Độ tại Hà Nội để tham dự phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn do Đại sứ quan Ấn Độ thông báo trực tiếp cho thí sinh. Sau khi phỏng vấn, những thí sinh đạt yêu cầu, được gửi hồ sơ về các trường đại học, các Viện nghiên cứu của Ấn Độ để đàm phán.
6- Thủ tục đi học:
Sau khi được các trường, viện của Ấn Độ tiếp nhận, Đại sứ quan Ấn Độ sẽ gửi giấy gọi nhập học đến từng thí sinh. Thí sinh nộp giấy gọi nhập học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhận giấy triệu tập đi học nước ngoài. Căn cứ vào giấy triệu tập đi học, cơ quan chủ quản ra quyết định cử cán bộ đi học. Trước khi đi học thí sinh nộp 01 quyết định về Vụ sau đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm thủ tục với Bộ Tài chính xin cấp bù học bổng.
7- Việc xét cấp bù học bổng:
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1248/CP-QHQT ngày 29-11-1999: "Từ ngày 01-01-2000 trở đi tất cả lưu học sinh đi học bằng học bổng của Chính phủ Ấn Độ, đều phải qua tuyển chọn và chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (với 30 học bổng ITEC). Từ ngày 01-01-2000 trở đi chỉ cấp bù học bổng cho nhưng lưu học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường phối hợp với phía Ấn Độ cử đi học".
- Kể từ ngày 01-01-2000, lưu học sinh đi học từ 03 tháng trở lên, nộp các giấy tờ sau đây cho đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ để nhận phụ cấp thêm học bổng: Giấy gọi nhập học của phía Ấn Độ, giấy triệu tập đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định cử đi học của Bộ ngành chủ quản. Căn cứ danh sách đề nghị của Đại sứ quan Việt Nam tại Ấn Độ gửi về, Bộ Giáo dục và Đào tạo lập dự toán ngân sách gửi Bộ Tài chính xét duyệt và gửi tiền sang Ấn Độ.
- Lưu học sinh đi học dưới 03 tháng, sau khi về nước nộp các giấy tờ sau đây để nhận tiền phụ cấp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giấy triệu tập đi học nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định cử đi học của Bộ chủ quản, giấy xác nhận của đại sứ quán Việt Nam về thời gian học, giấy thông báo về mức học bổng bạn cấp hàng tháng cho lưu học sinh. Thời gian nộp chứng từ tại Vụ sau đại học chậm nhất là 03 tháng kể từ ngày về nước.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây