Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 6061/BGDĐT-KHTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 6061/BGDĐT-KHTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 6061/BGDĐT-KHTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 23/09/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 6061/BGDĐT-KHTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6061/BGDĐT-KHTC | Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2010 |
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố
Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người 2003-2015 (Kế hoạch GDCMN) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 02 tháng 7 năm 2003 là một trong những kế hoạch quan trọng nhằm phát triển giáo dục và là công cụ để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
Đến nay, Việt Nam đã đi qua hơn nửa chặng đường thực hiện Kế hoạch GDCMN với nhiều thành tựu nổi bật, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, thách thức quan trọng đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là đảm bảo các mục tiêu Giáo dục cho mọi người có thể đạt được đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng địa lý và cho các đối tượng khó khăn, đặc biệt là các nhóm yếu thế và đồng bào dân tộc thiểu số.
Với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, Kế hoạch GDCMN đang được tiến hành rà soát và cập nhật nhằm đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu đưa ra phù hợp với bối cảnh mới và có khả năng đạt được vào năm 2015. Để phục vụ cho công tác rà soát và cập nhật Kế hoạch GDCMN, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành đánh giá việc thực hiện Kế hoạch GDCMN tại địa phương theo mẫu đính kèm và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch – Tài chính) trước ngày 30/9/2010.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 2003-2015
(Kèm theo Công văn số 6061/BGDĐT-KHTC ngày 23 tháng 9 năm 2010)
Tỉnh/Thành phố: __________________________________________
1. Tỉnh/Thành phố có nhóm công tác hay Tổ kế hoạch GDCMN của tỉnh không?
Tỉnh/Thành phố có Kế hoạch GDCMN riêng không? được ban hành năm nào?
2. Tỉnh/Thành phố sử dụng nguồn dữ liệu nào để giám sát, đánh giá và xác định mức độ đạt được các mục tiêu của GDCMN? Dữ liệu đó do bộ phận nào tập hợp và cung cấp?
3. Các phòng giáo dục huyện/quận được ra quyết định về vấn đề gì trong triển khai kế hoạch GDCMN?
4. Khó khăn trong thực hiện Kế hoạch GDCMN?
5. Các ưu tiên của tỉnh/thành phố trong giai đoạn 2010-2015 để đạt được các mục tiêu GDCMN đã đặt ra?
6. Trên địa bàn tỉnh/thành phố có những nhóm dân cư nào còn ‘nằm ngoài’ Kế hoạch GDCMN (những người có khó khăn trong việc đến trường, chưa đi học, chưa hoàn thành tiểu học/THCS, học kém, học xong nhưng chưa biết đọc viết, v.v…).
7. Để với tới các nhóm dân cư còn nằm ngoài kế hoạch GDCMN nói trên cần có thêm những nguồn lực/cách làm nào nữa?
8. Có cần phải xây dựng các chính sách mới hay văn bản hướng dẫn để giúp các tỉnh triển khai kế hoạch của mình không?
9. Nếu câu 6 trả lời là ‘Có’ thì cần chính sách hay văn bản hướng dẫn gì?
10. Kinh nghiệm của tỉnh/thành phố trong triển khai Kế hoạch GDCMN (ví dụ, điển hình tiêu biểu, kinh nghiệm riêng của địa phương)
11. Các ý kiến bổ sung khác.