Công văn 5807/BGDĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn báo cáo thống kê

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5807/BGDĐT-TCCB

Công văn 5807/BGDĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn báo cáo thống kê
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5807/BGDĐT-TCCBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Bùi Mạnh Nhị
Ngày ban hành:31/08/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 5807/BGDĐT-TCCB

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------
Số: 5807/BGDĐT-TCCB
V/v: Hướng dẫn báo cáo thống kê
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  
-----------------------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2011

Kính gửi:
Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng trung du, miền núi Bắc Bộ.
 
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, báo cáo, thống kê (theo các mẫu gửi kèm) làm cơ sở đề xuất tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp đối với giáo viên mầm non, mẫu giáo thôn, bản ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ đối với giáo viên (kể cả nhà sư) dạy bổ túc chữ Khmer ở các chùa và chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện học ở trường dân tộc nội trú mà theo học ở các trường công, bán công giai đoạn từ tháng 3 năm 2008 đến ngày 31/12/2010 như sau:
1. Chế độ phụ cấp đối với giáo viên mầm non, mẫu giáo thôn, bản:
1.1 Đối tượng hưởng chính sách: giáo viên mầm non, mẫu giáo (sau đây gọi chung là giáo viên mầm non) thuộc các cơ sở giáo dục mầm non bán công chưa chuyển đổi loại hình, đã dạy tại các thôn, bản ở xã, phường, thị trấn vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn từ tháng 3 năm 2008 đến hết tháng 12 năm 2010 ở các tỉnh, thành phố: vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ (gồm các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận); Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; thành phố Cần thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ.
 1.2 Mức phụ cấp tính hưởng cho mỗi tháng thực dạy của giáo viên mầm non là 365.000đ/ tháng (bằng 50% so với mức lương tối thiểu chung tại thời điểm  01/5/2010).
1.3 Quy trình thực hiện:
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách giáo viên mầm non thuộc đối tượng hưởng chính sách, tính số kinh phí chi trả cho mỗi giáo viên mầm non thuộc đối tượng hưởng chính sách (theo mẫu số 1 kèm theo). Niêm yết danh sách ở cơ sở giáo dục mầm non thời gian 05 ngày làm việc. Tổng hợp, tiếp thu góp ý, chỉnh sửa sai sót (nếu có), hoàn chỉnh thủ tục ký duyệt và chuyển về Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện tổng hợp và phối hợp với Phòng Tài chính cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt (mẫu số 4) gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp số giáo viên thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ và nhu cầu kinh phí chi trả của toàn tỉnh, thành phố (mẫu số 5).
2. Chính sách hỗ trợ đối với giáo viên (kể cả nhà sư) dạy bổ túc chữ Khmer ở các chùa:
2.1 Đối tượng thuộc diện hưởng hỗ trợ là giáo viên (kể cả nhà sư) dạy bổ túc chữ Khmer ở các chùa thuộc thành phố Cần thơ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, giai đoạn từ 01/3/2008 đến 31/12/2010;
2.2 Nguyên tắc hỗ trợ: chi theo thực tế số tiết đã dạy từ 01/3/2008 đến 31/12/2010;
2.3 Mức hỗ trợ:
a) Đối với giáo viên:
Lấy số tiết thực dạy bổ túc chữ Khmer ở chùa cộng thêm vào số tiết thực dạy tại nhà trường trong năm, sau đó trừ đi định mức tiết dạy trong năm, nếu còn số dư được tính tiền lương dạy thêm giờ quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT–BGDĐT–BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
b) Đối với nhà sư:
Mức hỗ trợ 01 tiết dạy là 25.000đ (là mức chi trung bình đối với người dạy bổ túc Tiểu học đã được các địa phương thực hiện) và tính theo số tiết thực tế đã dạy cho mỗi lớp ở chùa).
2.4 Quy trình thực hiện:
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trường Tiểu học, Phổ thông cơ sở ở các xã, phường, thị trấn có dạy bổ túc chữ Khmer ở chùa lập danh sách giáo viên (theo mẫu số 2A), danh sách các nhà sư (theo mẫu số 2B) và dự tính số kinh phí chi trả cho mỗi người. Niêm yết danh sách giáo viên dạy bổ túc chữ Khmer ở trường học và danh sách nhà sư dạy bổ túc chữ Khmer ở chùa (nơi mở lớp) thời gian 05 ngày làm việc. Tổng hợp, tiếp thu góp ý, bổ sung, chỉnh sửa sai sót (nếu có), chuyển về Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện tổng hợp và phối hợp với Phòng Tài chính cấp huyệntrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt (theo mẫu số 4) gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp số giáo viên và nhà sư thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ và nhu cầu kinh phí chi trả của toàn tỉnh, thành phố (theo mẫu số 5).
3. Chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện học ở trường dân tộc nội trú mà theo học ở các trường công, bán công:
3.1 Đối tượng được hưởng hỗ trợ, gồm:
- Học sinh là người dân tộc thiểu số con hộ nghèo (hoặc người giám hộ thuộc hộ nghèo) đã được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) phê duyệt học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, nhưng không theo học tại trường nội trú mà học ở các trường công lập, bán công khác;
- Học sinh là người dân tộc thiểu số con hộ nghèo (hoặc người giám hộ thuộc hộ nghèo) đã tốt nghiệp THCS ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, nhưng không theo học tại trường PTDT nội trú tỉnh, thành phố mà học ở các trường công lập, bán công khác.
3.2 Thời gian tính hưởng hỗ trợ:
- Thời gian được tính để thực hiện học bổng chính sách của các đối tượng quy định tại điểm 3.1 là thời gian thực học theo tháng của các năm học giai đoạn từ tháng 3/2008 đến 31/12/2010.
3.3 Mức hưởng học bổng 292.000 đồng (bằng 50% mức học bổng của học sinh PTDTNT tại thời điểm 01/5/2010).
Trường hợp các đối tượng trên đồng thời được hưởng học bổng chính sách do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quy định, nếu thấp hơn mức quy định trên đây thì được truy lĩnh số tiền chênh lệch theo tháng để đảm bảo đạt học bổng chính sách quy định tại các Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg.
3.4. Quy trình thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở lập danh sách học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách và nhu cầu kinh phí chi trả (theomẫu số 3A). Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện tổng hợp số lượng đối tượng hưởng chính sách và nhu cầu kinh phí, phối hợp với Phòng Tài chính cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt (theomẫu số 3B và mẫu số 4) gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp đối tượng thuộc diện hưởng chính sách và nhu cầu kinh phí chi trả của toàn tỉnh, thành phố (theomẫu số 5), phối hợp với Sở Tài chính, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 30/9/2011 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn giải quyết.
Trân trọng.                                       

Nơi nhận:                              
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);                          
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
- Lưu VT, Vụ TCCB.                                                                                   
                                                                      
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
(Đã ký)
Bùi Mạnh Nhị
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi