Công văn 5806/BGDĐT-QLCL 2021 trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

thuộc tính Công văn 5806/BGDĐT-QLCL

Công văn 5806/BGDĐT-QLCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5806/BGDĐT-QLCL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Kim Sơn
Ngày ban hành:13/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________

Số: 5806/BGDĐT-QLCL
V/v trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2021

 

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Phòng

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021 về việc chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Nội dung kiến nghị:

Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiên cứu phương án không tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT hiện nay, thay vào đó là thực hiện xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện ở trường phổ thông; qua đó định hướng thực hiện phân luồng học sinh ngay từ đầu cấp học (những học sinh có khả năng, học lực khá, giỏi có nhu cầu và nguyện vọng thì tham dự kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng; đối với những em không có nhu cầu thì sẽ đi học nghề phù hợp).

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

1. Vấn đề không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đã được đặt ra nhiều lần từ nhiều năm trước, ngay cả khi xây dựng Luật Giáo dục năm 2019. Nhìn lại quá trình giáo dục ở bậc phổ thông nước ta hiện nay, chúng ta không có kỳ thi kết thúc bậc học tiểu học và trung học cơ sở, chỉ khi kết thúc lớp 12, thì mới tổ chức kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT. Kết quả của kỳ thi này rất quan trọng, được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau: đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với mục đích đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; nếu thí sinh đáp ứng chuẩn đầu ra thi sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT và tỷ lệ này có thể cao tùy theo chất lượng, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh các địa phương, các nhà trường, tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện giáo dục của từng vùng miền. Việc phân hóa này rất có ý nghĩa cho công tác quản lý giáo dục, tạo động lực để chất lượng giáo dục được duy trì ổn định, không ngừng nâng cao. Thêm nữa, với đặc điểm văn hóa của người Việt Nam, nếu không tổ chức một kỳ thi kết thúc bậc học THPT sẽ không tạo động lực học tập tích cực, thậm chí sẽ có một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông không học (không thi, không học).

Với các lý do trên, việc học sinh phải tham gia kỳ thi cuối cùng khi kết thúc 12 năm học tập ở bậc phổ thông được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả vào nhiều mục tiêu khác nhau là cần thiết.

Cùng với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, công tác phân luồng học sinh cấp THPT cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch và triển khai công tác hướng nghiệp ngay từ đầu cấp học để những học sinh có khả năng, học lực khá, giỏi có nhu cầu và nguyện vọng thì tham dự xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; đối với những học sinh không có nhu cầu thì sẽ đi học nghề phù hợp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- BT, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Chủ nhiệm Ủy ban VHGD của QH;
- Vụ Tổng hợp, VPQH;
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Kim Sơn

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất