Công văn 5175/THCN&DN của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện quy chế trường ngoài công lập

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5175/THCN&DN

Công văn 5175/THCN&DN của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện quy chế trường ngoài công lập
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5175/THCN&DNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Đại Thành
Ngày ban hành:18/06/2002Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 5175/THCN&DN

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 5175/THCN&DN
NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ
TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP

 

Kính gửi: - Các Sở giáo dục và đào tạo,

- Các trường THCN ngoài công lập,

 

Ngày 28 tháng 8 năm 2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số: 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập". Để giúp các cơ quan quản lý có liên quan và các trường trung học chuyên nghiệp ngoài công lập (bao gồm: Bán công, Dân lập và Tư thục) thuận lợi trong việc thực hiện quy chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số nội dung dưới đây:

 

Điều 2. Chính sách khuyến khích

Tại khoản 1: Các trường ngoài công lập được hưởng các chính sách khuyến khích:

- Về cơ sở vật chất, đất đai, thuế, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, thực hiện theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, ngày 19/8/1999 của Chính phủ "Về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao".

- Về chế độ tài chính được thực hiện theo Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01/03/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

 

Điều 5. Điều kiện thành lập trường

- Tại khoản 1: Các trường trung học chuyên nghiệp ngoài công lập được phép thành lập, ngoài việc có đủ các điều kiện quy định tại Điều lệ Trường trung học chuyên nghiệp, còn phải có thêm hai điều kiện sau:

1- Trường phải bảo đảm có đủ cơ sở vật chất cho hoạt động với quy mô ít nhất là 200 học sinh cho các ngành nghề đăng ký đào tạo (quy định tại khoản 3, Điều 19 của Quy chế). Mỗi khóa học của một ngành phải có số học sinh tối thiểu là 30. Các trường hợp đặc biệt, do tính đặc thù của ngành đào tạo và điều kiện khó khăn của địa phương, không thực hiện được quy mô đó thì phải được sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2- Tỷ lệ giáo viên cơ hữu dự kiến từ năm học đầu tiên ít nhất đạt 30% tổng số giáo viên của nhà trường (quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 23 của Quy chế).

 

Điều 6. Hồ sơ xin thành lập trường

- Tại khoản 1, Điều 6 của quy chế, chưa đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện ngay khi xét quyết định thành lập trường mà xét về khả năng và sự cam kết của chủ đầu tư đảm bảo có thể thực hiện được các điều kiện đó trong vòng từ 1-5 năm tới (tính từ ngày ký quyết định thành lập trường).

Để xin phép thành lập trường Trung học chuyên nghiệp ngoài công lập, đại diện tổ chức hoặc cá nhân xin thành lập trường phải lập đầy đủ hồ sơ gồm:

1- Tờ trình xin phép thành lập trường, trong đó ghi rõ:

- Tên trường

- Mục đích và nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường

- Địa điểm đặt trụ sở trường

- Dự kiến ngành nghề đào tạo

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh

Sau phần nội dung, trong tờ trình phải có lời cam kết thực hiện các điều kiện thành lập trường và chữ ký của đại diện tổ chức hoặc cá nhân đứng tên xin thành lập trường.

2- Đề án tổ chức và hoạt động của trường, gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên trường:

Trường trung học + Bán công (dân lập hoặc tư thục) + ngành đào tạo chính + tên riêng.

b) Trụ sở của trường: Xã (phường), Quận (huyện), Tỉnh (thành phố)

c) Các ngành đào tạo (liệt kê từng ngành đào tạo theo nội dung sau:)

- Tên ngành đào tạo.

- Mã ngành đào tạo.

- Mục tiêu đào tạo.

d) Đối tượng và khu vực tuyển sinh (Trung học sơ sở hay Trung học phổ thông và số lượng tuyển theo từng hệ tuyển).

e) Thời gian đào tạo.

g) Dự kiến cơ cấu tổ chức của trường và chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đó.

h) Dự kiến kế hoạch tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên, chế độ công tác, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi khác đối với từng loại.

i) Dự kiến mức học phí, phí bảo hiểm và các lệ phí khác phù hợp với đặc điểm của địa phương và quy định của Nhà nước.

k) Các quy định nội bộ liên quan đến các tổ chức và hoạt động của trường (nếu có).

Kèm theo đề án gồm các phụ lục sau:

1- Chương trình đào tạo (xây dựng theo chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình khung giáo dục ngành của các Bộ, ngành TW).

2- Bảng liệt kê cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập (đất đai, nhà cửa, trang thiét bị, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện cơ sở thực hành, ...), có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

3- Bảng kê vốn pháp định đầu tư ban đầu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

4- Danh sách dự kiến Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) và Hiệu trưởng kèm theo lý lịch hoạt động khoa học, hoạt động xã hội, bản sao văn bằng tốt nghiệp bậc đào tạo cao nhất của từng người.

5- Danh sách giáo viên của trường trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo, chức danh và thâm niên giảng dạy của từng người, kèm theo bản hợp đồng trong thời hạn ít nhất 5 năm nếu là giáo viên cơ hữu; hoặc trong hợp đồng ngắn hạn ít nhất 1 năm, có xác nhận của cơ quan quản lý nếu là công chức đối với những giáo viên thỉnh giảng.

6- Dự thảo Nội quy tổ chức và hoạt động của trường.

 

Điều 7. Thủ tục thành lập trường

1- Nộp và tiếp nhận hồ sơ.

Hồ sơ xin phép thành lập trường nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường THCN dân lập, tư thục và bán công mà cơ quan, tổ chức cùng đầu tư xây dựng trường thuộc địa phương quản lý; nộp cho đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo của Bộ, ngành, nếu trường THCN bán công mà cơ quan, tổ chức cùng đầu tư xây dựng thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý. Sở Giáo dục và đào tạo hoặc đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo của Bộ, ngành có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ và hướng dẫn đương sự hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ lập chưa đúng quy định.

2- Tổ chức kiểm tra và thẩm định

Trong thời gian không quá một tháng kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở giáo dục và Đào tạo hoặc đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, thẩm định các điều kiện thành lập trường theo quy định tại Điều 5.

3- Quyết định thành lập trường:

Trong thời gian không quá 15 ngày sau khi thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo trình toàn bộ hồ sơ xin phép thành lập trường, các biên bản và kết quả thẩm định và văn bản đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo lên UBND tỉnh hoặc thủ trưởng Bộ, ngành. Trên cơ sở đó UBND tỉnh hoặc thủ trưởng Bộ, ngành xem xét và có văn bản xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo . Sau khi được sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh hoặc thủ tưởng Bộ, ngành ra quyết định thành lập trường. Các thủ tục này phải được hoàn thành chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để được Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thủ trưởng Bộ, ngành ký Quyết định thành lập trường, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo của Bộ, ngành có trách nhiệm thông báo lý do và hướng dẫn đương sự bổ sung các điều kiện cần thiết.

4- Sau khi có Quyết định thành lập trường, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 7 của Quy chế để trường được phép đi vào hoạt động đào tạo.

 

Điều 12: Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện và có quyền cao nhất của các trường THCN ngoài công lập trong việc quyết định các chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường. Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bàn bạc, thảo luận tập thể và quyết định bằng phương thức bỏ phiếu theo đa số phiếu tán thành của các thành viên trong hội đồng.

Biểu quyết của Hội đồng quản trị chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp.

Khoản 2:

1- Trường THCN bán công: đối với Trường THCN bán công được chuyển thành từ Trường THCN công lập hoặc thành lập mới mà có sự tham gia góp vốn của các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc các cá nhân thì có Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 7 đến 9 người. Thành viên Hội đồng quản trị gồm các thành phần sau đây:

a) Thành viên đương nhiên

- Đại diện ban lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trường

- Hiệu trường

- Đại diện cấp uỷ đảng cơ sở của trường

b) Thành viên bầu:

- Đại diện các nhà đầu tư xây dựng trường

- Đại diện cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường

Các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức xin thành lập trường đề cử, từ nhiệm kỳ thứ 2, các thành viên được bầu do các nhà đầu tư xây dựng trường, đại diện cán bộ, giáo viên cơ hữu của trường bầu.

Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị do đơn vị chức năng phụ trách giáo dục và đào tạo (nếu trường thuộc Bộ, ngành Trung ương) và Sở Giáo dục và đào tạo (nếu trường thuộc địa phương) chủ trì. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có trình độ đại học trở lên, đã kinh qua giảng dạy hoặc làm công tác quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo.

Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do thủ trưởng Bộ, ngành ra quyết định công nhận (nếu trường thuộc Bộ, ngành Trung ương) và do Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận (nếu trường thuộc địa phương).

2- Trường THCN Dân lập:

Trong Trường THCN Dân lập có từ hai thành viên (tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân) đầu tư vốn, thì phải có Hội đồng quản trị, số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 5 đến 7 người. Thành viên của Hội đồng quản trị phải được bầu từ các thành phần sau đây:

- Đại diện của tổ chức xin phép thành lập trường

- Đại diện các chủ đầu tư xây dựng trường

- Hiệu trưởng

- Đại diện cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường.

Chủ tịch Hội đồng quản trị là một trong các chủ đầu tư lớn, phải có trình độ đại học trở lên, đã kinh qua giảng dạy hoặc tham gia công tác quản lý giáo dục. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do đại diện các tổ chức và các cá nhân đứng ra xin thành lập trường đề cử; từ nhiệm kỳ thứ 2, chủ tịch và các thành viên được bầu do đại hội các thành viên góp vốn, đại biểu giáo viên, nhân viên nhà trường bầu và do Uỷ ban nhân dân tỉnh ký quyết định công nhận.

3- Trường THCN Tư thục:

Trường THCN tư thục có từ hai cá nhân góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị, số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 3 đến 5 người. Thành viên của Hội đồng quản trị phải được bầu từ các thành phần sau đây:

- Đại diện những nhà đầu tư chủ yếu về tài chính

- Hiệu trưởng và đại diện cán bộ, giáo viên cơ hữu của trường.

Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do các cá nhân xin thành lập trường đề cử. Từ nhiệm kỳ thứ hai, được thực hiện theo nguyên tắc bầu trực tiếp và bằng phiếu kín tại đại hội các thành viên góp vốn và đại biểu giáo viên, nhân viên nhà trường, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do Uỷ ban nhân dân tỉnh ký quyết định công nhận.

Chủ tịch Hội đồng quản trị là một trong các chủ đầu tư lớn và là chủ tài khoản của trường.

 

Điều 18. Chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học

Chương trình giáo dục toàn khoá và kế hoạch dạy học của những ngành mà trường THCN ngoài công lập đào tạo phải thực hiện đúng theo Điều lệ trường THCN, chương trình khung giáo dục THCN, chương trình khung ngành và các quy định về giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành áp dụng cho giáo dục THCN.

 

Điều 22. Tài chính

Các trường THCN ngoài công lập phải có trách nhiệm chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về quản lý thu, chi tài chính. Mọi hoạt động về tài chính của trường đều phải được quản lý và tổ chức hạch toán, kế toán theo chế độ kế toán của Nhà nước áp dụng cho các trường ngoài công lập, đồng thời chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1- Tài chính của trường THCN ngoài công lập bao gồm từ các nguồn thu chủ yếu sau:

a) Vốn do Nhà nước cấp ban đầu hoặc được cấp bổ sung (đối với trường THCN bán công).

b) Vốn góp của các tổ chức và cá nhân (gọi chung là các nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường.

c) Học phí của học sinh (theo quy định khung học phí của Chính phủ cho các trường ngoài công lập).

d) Các hợp đồng đào tạo và bồi dưỡng, các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất dịch vụ theo ngành nghề đào tạo.

đ) Tài trợ của các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước (nếu có).

g) Vốn vay của Ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân.

e) Các khoản thu khác.

2- Các khoản chi chủ yếu của các trường THCN ngoài công lập bao gồm:

a) Trả lương, trả công hay thù lao cho giáo viên, cán bộ và nhân viên theo đề án tổ chức và hoạt động của trường đã duyệt và hợp đồng lao động đã ký.

b) Chi phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

c) Chi bù đắp và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật.

d) Trả tiền thuê cơ sở vật chất (đất đai, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, ...).

đ) Chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.

g) Chi cho sửa chữa, mua sắm, xây dựng,... cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động GD - ĐT.

e) Chi trả lãi xuất phần vốn góp và vốn vay Ngân hàng hoặc các tổ chức và cá nhân (nếu có).

h) Chi cho công tác quản lý - hành chính

i) Trích khấu hao tài sản cố định

k) Chi học bổng, trợ cấp khó khăn cho học sinh (nếu có điều kiện) và khen thưởng học sinh.

g) Nộp nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

m) Các chi phí khác.

3- Trên cơ sở các nguồn thu thực tế của trường, hàng năm HĐQT hoặc Hiệu trưởng (đối với trường không có HĐQT) trường THCN ngoài công lập xây dựng kế hoạch phân bổ việc chi và sử dụng vốn vào các hoạt động của trường theo các quy định về tài chính, kế toán do Nhà nước ban hành đối với các trường ngoài công lập. Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm thực hiện các hoạt động tài chính theo các mức thu chi tài chính đã được HĐQT duyệt, đồng thời báo cáo quyết toán thu, chi tài chính theo định kỳ (quý, năm,...) với HĐQT và với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về GD - ĐT.

Trên đây là một số nội dung cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thêm, trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa rõ, đề nghị các cơ quan quản lý có liên quan và các trường THCN ngoài công lập báo cáo để Bộ kịp thời hướng dẫn hoặc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi