Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5021/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm năm 2008
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5021/BGDĐT-KTKĐCLGD
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5021/BGDĐT-KTKĐCLGD | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn An Ninh |
Ngày ban hành: | 09/06/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 5021/BGDĐT-KTKĐCLGD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5021/BGDĐT-KTKĐCLGD | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2008 |
Kính gửi: | - Các đại học, học viện; |
Để đảm bảo tổ chức tốt việc thi trắc nghiệm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng như sau:
1. Thực hiện các khâu coi thi, chấm thi, xử lý kết quả, báo cáo theo tài liệu hướng dẫn (đính kèm).
2. Trước ngày 17/6/2008, gửi về Bộ (Cục Khảo thí và Kiểm điệnh chất lượng giáo dục) bản Báo cáo phương án chấm bài thi trắc nghiệm (theo mẫu đính kèm).
Đối với các đơn vị chọn phương án 3 (phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục để chấm bài trắc nghiệm), sau khi tổng hợp số liệu, Cục sẽ gửi công văn hướng dẫn cụ thể trước ngày 20/6/2008.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất cần liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; e-mail: [email protected]; điện thoại 0989.586.202, 04.9747108; fax 04.9747107).
Trân trọng./.
Nơi nhận:
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Mẫu báo cáo
(Kèm theo Công văn số 5021 /BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 09/6/2008 của Bộ GD&ĐT)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN:……………… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.................... | ......................, ngày tháng 6 năm 2008 |
Kính gửi: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
A. Số liệu cơ bản về kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007:
TT | Ngày thi | Khối thi | Các môn thi | Số lượng thí sinh | Ghi chú | ||
Đăng ký dự thi | Tham dự kỳ thi | Trúng tuyển | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008:
I. Hình thức tuyển sinh (Đánh dấu X vào ô lựa chọn)
1. Thi tuyển |
|
| 2. Xét tuyển |
|
II. Số liệu (dự kiến):
TT | Ngày thi | Khối thi | Các môn thi | Số lượng | Ghi chú | ||
Đăng ký dự thi | Tham dự kỳ thi | Chỉ tiêu được tuyển | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Phương án chấm bài trắc nghiệm (Đánh dấu X vào ô lựa chọn)
1. Phương án 1: Tự chấm |
|
2. Phương án 2: Hợp đồng với đơn vị bạn chấm bài thi trắc nghiệm |
|
(Tên đơn vị nhận chấm:……………………………………………………………) |
|
3. Phương án 3: |
|
Phối hợp Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD để chấm bài thi trắc nghiệm |
|
IV. Chuẩn bị cho thi trắc nghiệm:
1. Đối với các đơn vị chọn phương án 1:
a) Số cán bộ được tập huấn và sử dụng được thiết bị, làm chủ quy trình chấm thi trắc nghiệm: ……………
b) Đã (hoặc sẽ đảm bảo trước ngày ………….) có đủ điều kiện chấm thi: máy quét, phần mềm, phiếu trả lời trắc nghiệm:
- Máy quét: Loại……………..…………; Tên đơn vị cung ứng…………………..……
………………………………………….; Thời điểm trang bị:…….…...…………………
- Phần mềm xử lý: ………………..........; Tên đơn vị/ cá nhân chuyển giao……..….
……..…………………………..……….; Thời điểm chuyển giao:……..…...…………
2. Đối với các đơn vị chọn phương án 3:
a) Đơn vị đăng ký với Cục để:
- In phiếu trả lời trắc nghiệm cho Đơn vị, với số lượng ước tính :……………..…phiếu
(Bằng chữ:………………………..………..…..……………….…………….…………)
- Xử lý chấm bài trắc nghiệm của đơn vị trong kỳ thi 2008:…………………….….bài
(Bằng chữ:………………………..………..…..……………………………..…………)
b) Cử cán bộ giảng viên phối hợp với Cục để chấm thi (nếu cần, theo danh sách ở Mục V).
V. Một số thông tin của đơn vị (Cập nhật đến hết tháng 6/2008):
1. Địa chỉ (ghi đầy đủ, chính xác để tiện liên hệ) ……………………….………...……
...................................................................................................................................
- E-mail:………………………………; Website:…………………………………....…….
- Điện thoại:……………………….….; Fax…………………….………..……...…..…….
2. Bộ phận chuyên làm thi của đơn vị (tính đến tháng 6/2008):
a) Thành lập bộ phận chuyên làm thi (Phòng/Trung tâm Khảo thí…):
- Đã thành lập: (ghi đầy đủ, chính xác tên của bộ phận)…………………..……………
……………………………………………... …….., số lượng cán bộ:…………………
- Nếu chưa thành lập, công tác thi hiện nay do bộ phận:................................... đảm nhiệm.
b) Liên hệ với bộ phận làm thi:
- E-mail:……………………………..…; Website:………………………….….………
- Điện thoại:…………………………….; Fax………………………….………………
- Tên cán bộ, giảng viên trực tiếp làm thi, xử lý bài trắc nghiệm và phụ trách việc báo cáo số liệu thi năm 2008:
TT | Họ và tên | Chức vụ | Điện thoại di động | Đánh dấu X, để đăng ký tham gia chấm cùng Cục (nếu đơn vị chọn PA 3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Gửi Báo cáo về Bộ trước ngày 17/6/2008, theo địa chỉ: Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; đồng thời gửi e-mail: [email protected] hoặc fax 04.9747107.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
HƯỚNG DẪN CHUNG
VỀ THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM 2008
(Kèm theo Công văn số 5021/BGD ĐT-KTKĐCLGD ngày 09/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. THI TRẮC NGHIỆM
Trắc nghiệm là phương pháp thi mà trong đó đề thi thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết, sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu. Có nhiều kiểu câu trắc nghiệm khác nhau nhưng người ta thường dùng câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn để làm đề thi cho các kỳ thi có đông thí sinh, cần chấm bằng máy với tốc độ cao.
II. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần: phần đầu (được gọi là phần dẫn) nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án để chọn (được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D). Trong các kỳ thi hiện nay sử dụng một loại câu trắc nghiệm chỉ có duy nhất một phương án đúng trong số 4 phương án để chọn; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Nếu nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu, thí sinh sẽ nhận biết được trong các phương án để chọn đâu là phương án đúng.
Lưu ý: Nội dung câu trắc nghiệm có thể là lý thuyết hoặc có thể là bài toán (thường là bài toán đơn giản hoặc một bước nhỏ quan trọng nào đó của bài toán lớn).
Ví dụ 1. Câu trắc nghiệm môn Vật lý:
Khi tần số của con lắc đơn tăng 3 lần và biên độ giảm 2 lần thì năng lượng của nó so với năng lượng ban đầu bằng
A. lần. B. lần. C. lần. D. lần.
Trả lời: C.
Ví dụ 2. Câu trắc nghiệm môn Hóa học:
Sản phẩm khí của phản ứng giữa kim loại đồng với dung dịch axit nitric đặc là:
A. NO. B. H2. C. N2O. D. NO2.
Trả lời: D.
Ví dụ 3. Câu trắc nghiệm môn Sinh học:
Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Khi lai cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng với cây cà chua tứ bội quả vàng thì thu được F1 100% số cây đều là cây quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thì tỷ lệ quả vàng ở F2 là
A. . B. . C. . D. .
Trả lời: B.
III. THI TRẮC NGHIỆM NĂM 2008
1. Các môn thi trắc nghiệm
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tháng 7/2008: tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật), Vật lý, Hóa học, Sinh học; các môn khác thi theo hình thức tự luận.
2. Đề thi trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn. Đề thi gồm 50 câu đối với các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học và 80 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 90 phút. Đề thi có 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, phần riêng cho thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm hoặc thí sinh học chương trình THPT không phân ban. Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Thí sinh nào làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.
3. Các câu trắc nghiệm trong đề thi đều có 4 lựa chọn A, B, C, D. Đề thi được in sẵn và có nhiều phiên bản (mỗi phiên bản là một mã đề thi), do máy tính tự động xáo trộn thứ tự câu cũng như thứ tự các phương án A, B, C, D. Số phiên bản đề thi là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.
4. Điểm của bài thi trắc nghiệm được máy tính quy về thang điểm 10 như bài thi tự luận.
5. Việc đáp ứng các yêu cầu của đề thi, phạm vi kiến thức và yêu cầu về giám sát, bảo mật đối với đề thi trắc nghiệm được thực hiện theo quy định như đối với đề thi tự luận.
6. Bài thi trắc nghiệm
Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để chấm bằng hệ thống tự động (gồm máy quét và máy tính với phần mềm chuyên dụng). Mẫu phiếu kèm theo để tham khảo.
Yêu cầu kỹ thuật đối với phiếu TLTN như sau:
a) Có đủ 10 mục cho thí sinh điền thông tin: 1. Tên trường ……….. Ký hiệu trường (bằng chữ).....; 2. Điểm thi ………………; 3. Phòng thi ……………; 4. Họ và tên thí sinh……………; 5. Ngày sinh……………; 6. Chữ ký của thí sinh………..; 7. Môn thi…………….; 8. Ngày thi……………; 9. Số báo danh (có 6 cột ghi chữ số)…………; 10. Mã đề thi………… (có 3 cột ghi chữ số).
- Mục 1: Ví dụ: Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ký hiệu trường (bằng chữ): BKA);
- Mục 9: Ghi phần chữ số của số báo danh và thêm các chữ số 0 vào bên trái (nếu chưa đủ) cho đủ 6 chữ số.
b) Có phần dành cho 2 cán bộ coi thi (giám thị) ký và ghi rõ họ tên.
c) Có phần dành cho thí sinh trả lời các câu trắc nghiệm.
IV. LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
1. Thí sinh thi các môn trắc nghiệm tại phòng thi mà thí sinh thi các môn tự luận. Số báo danh của mỗi thí sinh theo đúng Giấy báo dự thi.
2. Để làm bài trắc nghiệm, thí sinh cần mang bút mực (hoặc bút bi), bút chì đen, gọt bút chì, tẩy vào phòng thi; nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.
3. Trong phòng thi, mỗi thí sinh được phát 1 tờ phiếu TLTN và 1 tờ giấy nháp đã có chữ ký của 2 giám thị. Thí sinh cần giữ cho tờ phiếu TLTN phẳng, không bị rách, gập, nhàu, mép giấy bị quăn; đây là bài làm của thí sinh, được chấm bằng máy.
4. Thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ vào các mục để trống (từ số 1 đến số 9: Tên trường; Điểm thi...); chưa ghi mã đề thi (mục 10). Lưu ý ghi số báo danh với đầy đủ 6 chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục số 9 trên phiếu TLTN). Sau đó, dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột.
5. Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép.
6. Khi tất cả thí sinh trong phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị, thí sinh bắt đầu xem đề thi:
a) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
b) Ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Đề thi có mã số riêng, thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi (mục số 10 trên phiếu TLTN); sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.
7. Trường hợp phát hiện đề thi bị thiếu trang, thí sinh được giám thị cho đổi bằng đề thi dự phòng có mã đề thi tương ứng (hoặc mã đề thi khác với mã đề thi của 2 thí sinh ngồi hai bên).
8. Theo yêu cầu của giám thị, thí sinh tự ghi mã đề thi của mình vào 2 phiếu thu bài thi. Lưu ý, lúc này (chưa nộp bài) thí sinh tuyệt đối không ký tên vào phiếu thu bài thi.
9. Thời gian làm bài thi trắc nghiệm tuyển sinh vào đại học, cao đẳng là 90 phút.
10. Trường hợp khi làm bài, 2 thí sinh ngồi cạnh nhau có cùng mã đề thi, theo yêu cầu của giám thị, thí sinh phải di chuyển chỗ ngồi để đảm bảo 2 thí sinh ngồi cạnh nhau (theo hàng ngang) không có cùng mã đề thi.
11. Chỉ có phiếu TLTN mới được coi là bài làm của thí sinh; bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.
12. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi.
13. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn; ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn.
14. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
15. Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu TLTN. Chẳng hạn thí sinh đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì thí sinh tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu TLTN.
16. Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu TLTN, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu TLTN, vì dễ bị thiếu thời gian.
17. Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu TLTN. Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này máy sẽ không chấm và câu đó không có điểm.
18. Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu TLTN phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu TLTN.
19. Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.
20. Thí sinh không ra ngoài trong suốt thời gian làm bài. Trong trường hợp quá cần thiết, phải báo cho giám thị trong phòng thi (giám thị trong phòng thi có trách nhiệm báo cho giám thị ngoài phòng thi hoặc thành viên của Ban coi thi biết); không được mang đề thi và phiếu TLTN ra ngoài phòng thi.
21. Trước khi hết giờ làm bài 10 phút, được giám thị thông báo, một lần nữa, thí sinh kiểm tra việc ghi Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu TLTN.
22. Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.
23. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống; đặt phiếu TLTN lên trên đề thi; chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, thí sinh phải ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.
24. Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.
25. Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình sau khi đã làm các thủ tục theo quy chế.
V. COI THI
1. Giám thị có nhiệm vụ thực hiện lịch làm việc như sau:
a) Nhận túi đề thi, phiếu TLTN, hồ sơ thi liên quan mang về phòng thi, ghi số báo danh của thí sinh lên bàn, ký tên vào phiếu TLTN, ký tên vào giấy nháp.
b) 30 phút trước giờ làm bài: gọi thí sinh vào phòng thi, phát phiếu TLTN và giấy nháp, hướng dẫn thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.
c) 15 phút trước giờ làm bài: kiểm tra niêm phong túi đề thi, mở túi đề thi và phát đề thi theo số báo danh đã ghi trên bàn (kể cả số báo danh của thí sinh vắng mặt) theo quy định của Trưởng ban coi thi. Khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh để đề thi dưới phiếu TLTN và không được xem đề thi. Khi thí sinh cuối cùng nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN. Nhắc thí sinh kiểm tra xem đề thi có đủ số câu theo quy định không, nội dung có được in rõ ràng, có thiếu chữ, mất nét hay không và tất cả các trang của đề thi có ghi cùng một mã đề thi không? Nếu có những chi tiết bất thường phải báo ngay cho giám thị xử lý. Giám thị thu đề thi của những thí sinh vắng mặt và niêm phong.
d) Thông báo giờ bắt đầu làm bài, thời gian làm bài thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là 90 phút.
đ) 15 phút sau giờ làm bài: bàn giao cho thư ký Ban coi thi số đề thi và phiếu TLTN còn dư (tại phòng thi).
e) Thông báo cho thí sinh khi thời gian làm bài thi còn 10 phút và nhắc thí sinh kiểm tra việc ghi và tô số báo danh, mã đề thi trên phiếu TLTN.
g) Hết giờ làm bài, thu phiếu TLTN (không thu đề thi).
2. Xử lý trong khi coi thi:
a) Sau khi phát đề thi, một giám thị lần lượt yêu cầu từng thí sinh ghi mã đề thi của mình vào 02 phiếu thu bài thi, lưu ý thí sinh tuyệt đối không được ký tên vào phiếu vì lúc này chưa nộp bài. Giám thị phải giám sát để đảm bảo thí sinh đã ghi đúng mã đề thi của mình vào phiếu thu bài thi.
b) Trong trường hợp đề thi thiếu câu, mất nét, in mờ,... giám thị tìm đề thi có mã thi tương ứng hoặc có mã đề thi khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh để đổi cho thí sinh. Bảo đảm mỗi thí sinh chỉ được phát 01 đề thi có mã khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh.
c) Trong khi thí sinh làm bài, giám thị phải bảo vệ tất cả số đề thi và số phiếu TLTN đã nhận, không để lọt đề thi hoặc một phần của đề thi và phiếu TLTN ra khỏi phòng thi. Phiếu TLTN bị hỏng cũng phải được thu lại để bàn giao.
d) Nếu phát hiện 02 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang có cùng mã đề thi, cần chuyển ngay 01 trong 02 thí sinh sang chỗ khác, cùng hàng ngang, giữa 02 thí sinh có mã đề thi khác, sau đó ghi lại số báo danh của thí sinh trên bàn.
đ) Khi phát hiện thí sinh làm bài sai quy cách phải nhắc thí sinh sửa chữa. Không cho thí sinh ra ngoài trong suốt thời gian làm bài, trường hợp quá cần thiết phải ra ngoài thì phải báo cho giám thị ngoài phòng thi xử lý. Giám thị phải thu lại đề thi và phiếu TLTN trước khi cho thí sinh ra ngoài.
e) Giám thị không thu phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài.
g) Khi hết giờ làm bài, giám thị yêu cầu thí sinh ngồi tại chỗ, đặt bút xuống và tiến hành thu phiếu TLTN. Trong quá trình thu phiếu TLTN, giám thị phải kiểm tra kỹ việc ghi và tô mã đề thi vào phiếu TLTN của thí sinh (so sánh mã đề thi đã ghi trên phiếu TLTN và ghi trên phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh; việc tô chì trong mục 10 tại các ô có tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột hay không). Thu phiếu TLTN của thí sinh nào thì yêu cầu thí sinh đó ký tên vào 02 phiếu thu bài thi.
h) Giám thị xếp phiếu TLTN theo số báo danh từ nhỏ đến lớn, không xếp theo mã đề thi. Sau khi đã kiểm đủ tất cả số phiếu TLTN theo số thí sinh dự thi và rà soát kỹ việc ký tên của thí sinh, giám thị mới được cho thí sinh ra khỏi phòng thi.
i) Toàn bộ phiếu TLTN và một bản phiếu thu bài thi (đã ghi mã đề thi và chữ ký thí sinh) bỏ vào túi bài thi để nộp cho lãnh đạo hoặc thư ký Ban coi thi, rồi cùng niêm phong và ký tên. Một bản phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho Ban coi thi (để chuyển cho Thủ trưởng đơn vị lưu giữ, quản lý độc lập với Tổ xử lý bài thi).
VI. XỬ LÝ BÀI THI VÀ CHẤM THI
1. Thành lập tổ xử lý bài thi trắc nghiệm nằm trong Ban chấm thi, bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban chấm thi, các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên, bộ phận giám sát là thanh tra và công an (PA25).
2. Các phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều được chấm bằng máy. Đơn vị nào chưa đủ điều kiện để tự chấm thì chủ động liên hệ, ký hợp đồng chấm thi với đơn vị khác có đủ năng lực.
3. Phiếu TLTN được giữ nguyên không rọc phách, do đó quá trình quét và xử lý phiếu TLTN phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục. Trước và sau khi quét, phiếu TLTN phải được niêm phong dưới sự chứng kiến của cán bộ giám sát. Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong. Sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, tất cả phiếu TLTN và phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.
4. Các file: (i) Danh sách điểm thi; (ii) Danh sách thí sinh dự thi; (iii) Danh sách thí sinh vắng theo từng môn thi; (iv) Kết quả quét bài thi chính thức dạng text, không kèm theo số báo danh, đã kiểm dò kỹ, chưa chấm thi được ghi vào 02 đĩa CD giống nhau, dán niêm phong, có chữ ký của những cán bộ giám sát: một đĩa giao cho Trưởng Ban chấm thi cất giữ, một đĩa gửi chuyển phát nhanh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục), chậm nhất là 7 ngày sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi.
5. Sau khi gửi đĩa CD lưu các file dữ liệu bằng chuyển phát nhanh về Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị mới được mở niêm phong các file dữ liệu phục vụ chấm thi do Ban đề thi (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) đã gửi cho các đơn vị (gồm có: (i) Đáp án các câu trắc nghiệm của đề chuẩn và thang điểm của đề chuẩn; (ii) Tổ hợp hoán vị câu trắc nghiệm và tổ hợp hoán vị các phương án lựa chọn của các mã đề thi; (iii) Bảng quy đổi thang điểm 100 sang thang điểm 10) và tiến hành việc chấm thi.
6. Chậm nhất 10 ngày sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi, các đơn vị gửi chuyển phát nhanh đĩa CD lưu các file dữ liệu xử lý và chấm thi chính thức về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm:
- Kết quả bài thi (dạng text), trước khi xử lý;
- File biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu TLTN;
- Kết quả chấm thi chính thức của các bài thi.
(Những chi tiết cụ thể thực hiện theo Tài liệu tập huấn công tác xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm, năm 2007).
VII. PHÚC KHẢO
1. Tổ chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm nằm trong Ban chấm phúc khảo.
Đối với các đơn vị không tự xử lý bài thi: phải có công văn đề nghị chấm phúc khảo gửi tới đơn vị chấm bài cho đơn vị mình, kèm theo danh sách thí sinh đề nghị chấm phúc khảo; đồng thời, cử ít nhất 1 cán bộ tham gia Tổ chấm phúc khảo.
2. Các bước chấm phúc khảo:
Khi có mặt đầy đủ các thành viên của Tổ chấm phúc khảo và các thanh tra, giám sát viên, Tổ chấm phúc khảo tiến hành mở niêm phong và rút bài phúc khảo.
Thanh tra, giám sát viên và các thành viên Tổ chấm phúc khảo đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên phiếu TLTN với kết quả file đã quét lưu trong máy tính.
Nếu có những sai lệch, phải in phiếu chấm (từ phần mềm chấm thi) trước và sau khi sửa để lưu làm hồ sơ. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch. Việc điều chỉnh điểm thực hiện theo Quy chế thi.
Những bài sau khi đã đối chiếu xong, được niêm phong lại; thanh tra, giám sát viên và thành viên Tổ chấm phúc khảo cùng ký niêm phong; sau đó được lưu giữ theo quy định.
đ) Kết thúc việc chấm phúc khảo, Tổ chấm phúc khảo lập biên bản tổng kết, có chữ ký của tất cả các thành viên, giám sát viên và thanh tra.
e) Thông báo kết quả chấm phúc khảo.