Công văn 4211/BGDĐT-ĐANN của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch bồi dưỡng Giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý năm 2014

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4211/BGDĐT-ĐANN

Công văn 4211/BGDĐT-ĐANN của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch bồi dưỡng Giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý năm 2014
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4211/BGDĐT-ĐANNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:08/08/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức

tải Công văn 4211/BGDĐT-ĐANN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 4211/BGDĐT-ĐANN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________

Số: 4211/BGDĐT-ĐANN
V/v: Kế hoạch bồi dưỡng GV tiếng Anh và CBQL năm 2014

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2014

 

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Thực hiện kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) gửi tới các sở GDĐT Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý năm 2014 (xem văn bản kèm theo). 

Căn cứ vào Kế hoạch này, các sở GDĐT lập kế hoạch chi tiết và chọn cử giáo viên tiếng Anh, cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu và nội dung bồi dưỡng tham gia các khóa tập huấn do Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 phối hợp với các trường đại học và tổ chức giáo dục quốc tế tổ chức.

Kế hoạch chi tiết và danh sách cán bộ được cử tham dự các lớp tập huấn (bản in và bản mềm của văn bản) của sở GDĐT gửi về Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trước ngày 16/8/2014 theo địa chỉ: Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: số 18, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Emai: [email protected].

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ GDTH, GDTrH, Cục NGCBQLCSGD,
- Cục ĐTNN (để thực hiện);
- Các trường: ĐHNN-ĐHQG Hà Nội, ĐH Hà Nội,
- ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh, ĐHNN-ĐH Huế, ĐHNN-ĐH Đà Nẵng, ĐH Qui Nhơn, ĐH Cần Thơ, Trung tâm SEAMEO RETRAC, (để th/hiện);
- Lưu: VT, ĐANN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC NĂM 2014
(Kèm theo công văn số 4211/BGDĐT-ĐANN ngày 08/8/2014 của Bộ GD&ĐT)

I. Căn cứ lập kế hoạch

Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên năm 2014 của ĐANN dựa trên những căn cứ sau:

1. Công văn số 9029/BGDĐT-KHTC ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2014 (Phụ lục 1);

2. Công văn số 426/BGDĐT-ĐANN ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ Đề án NNQG 2020 năm 2014 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và 2 Đại học Quốc gia (Phụ lục 2);

3. Công văn số 11/CV-ĐANN ngày 25 tháng 1 năm 2014 của BQL Đề án NNQG 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ Đề án NNQG 2020 năm 2014 cho các sở Giáo dục và Đào tạo (Phụ lục 3);

II. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên góp phần thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trên cả nước theo yêu cầu của Đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.

III. Kế hoạch và nội dung bồi dưỡng

Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên năm 2014 của Đề án NNQG 2020 bao gồm các chương trình bồi dưỡng sau đây:

1. Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh của các trường đăng ký xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ tại 40 tỉnh/thành phố

1.1. Đối tượng và số lượng tham dự bồi dưỡng: 09 giáo viên tại mỗi tỉnh/thành phố, bao gồm:

02 GV tiếng Anh tiểu học; 03 GV tiếng Anh THCS; 04 GV tiếng Anh THPT

1.2. Nội dung bồi dưỡng:

Gồm 03 hợp phần:

1) Ngôn ngữ sư phạm tiếng Anh;

2) Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Cụ thể:

- Kiến thức, kinh nghiệm tổ chức và triển khai thực hiện các hợp phần bồi dưỡng theo chương trình của Đề án 2020 theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp;

- Cách truy cập và sử dụng chương trình học trực tuyến về 01 hợp phần nói trên;

- Cách thức hướng dẫn, theo dõi kết quả và tư vấn học viên trong quá trình học trực tuyến;

- Cách thức tổ chức, hướng dẫn học viên trong các giờ bồi dưỡng trực tiếp trên lớp;

- Kiến thức và thực hành kỹ năng để trở thành một giảng viên cốt cán trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ và ngôn ngữ sư phạm tiếng tiếng Anh.

3) Kỹ thuật dạy học tiếng Anh và hướng dẫn sử dụng tài liệu dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông.

1.3. Thời gian, địa điểm và đơn vị tổ chức:

Thời gian: 15 ngày, chia làm hai đợt, từ  giữa tháng 8 đến hết tháng 9 năm 2014. Đợt 1 dự kiến bắt đầu vào ngày 22 tháng 8 năm 2014.

Đơn vị tổ chức:

+ Trường Đại học Vinh

+ Trung tâm SEAMEO RETRAC (Tp Hồ Chí Minh)

Địa điểm:

+ Trường Đại học Hà Nội

+ Trường Đại học Vinh

+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

+ Trung tâm SEAMEO RETRAC (Tp Hồ Chí Minh)

* Địa điểm cụ thể cho từng tỉnh, thành phố (xem phụ lục 1).

1.4. Hình thức bồi dưỡng:

Học kết hợp (kết hợp giữa việc học trực tuyến và học trực tiếp trên lớp có giảng viên hướng dẫn).

1.5. Kinh phí:

- Nguồn kinh phí: Từ kinh phí đã cấp về địa phương tại công văn số  9029/BGDĐT-KHTC ngày 17/12/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2014, mục “XD mô hình trường TH, THCS, THPT”.

- Đề án NNQG 2020 chịu trách nhiệm lo kinh phí xây dựng chương trình, tài liệu, thù lao giảng viên, các chi phí cho cơ sở vật chất v.v;

- Các đơn vị cử cán bộ, giáo viên đi bồi dưỡng chịu trách nhiệm chi tiền đi lại, chỗ ở, phụ cấp lưu trú cho người được cử đi bồi dưỡng.

2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn (ở nước ngoài) cho giáo viên tiếng Anh của các trường xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ

2.1. Đối tượng và số lượng tham dự bồi dưỡng:

Đối tượng: Giáo viên tiếng Anh TH, THCS, THPT đạt kết quả cao nhất tại khóa “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh của các trường đăng ký xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ tại 40 tỉnh/thành phố” theo kế hoạch của Đề án NNQG 2020.

Số lượng: Mỗi tỉnh, thành phố được chọn cử: 01 giáo viên TH; 01 giáo viên THCS; 01 giáo viên THPT.

2.2. Nội dung bồi dưỡng:

- Phương pháp giảng dạy;

- Ứng dụng CNTT&TT trong giảng dạy tiếng Anh;

- Kiểm tra, đánh giá trong lớp học;

- Lựa chọn và chỉnh sửa tài liệu giảng dạy;

- Tổ chức và quản lý các chương trình tiếng Anh trực tuyến cho học sinh;

- Tổ chức và quản lý các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh cho học sinh.

2.3. Thời gian: 3 – 5 tuần, trong khoảng tháng 11 – tháng 12 năm 2014.

2.4. Nước đến (dự kiến): Anh Quốc, Hoa Kỳ, Úc hoặc New Zealand.

2.5. Cách thức tổ chức:

- Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (BQL Đề án NNQG 2020) phối hợp Cục đào tạo với nước ngoài (ĐTNN) lựa chọn đối tác nước ngoài và tổ chức các đoàn đi, thông báo cho các sở GDĐT; nếu sở GDĐT tự lựa chọn đối tác nước ngoài thì lập kế hoạch bồi dưỡng của sở và hồ sơ năng lực của đối tác nước ngoài gửi về BQL Đề án NNQG 2020 để phối hợp Cục ĐTNN thẩm định, trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

- Đối tác nước ngoài xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, lên lịch trình giảng dạy; thông báo chương trình bồi dưỡng, kinh phí bồi dưỡng/1 người tham dự, cách thức thanh toán với các sở v.v. 

- Sở GDĐT làm các thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí cho đơn vị đào tạo nước ngoài được lựa chọn. BQL Đề án NNQG 2020 phối hợp, hỗ trợ thực hiện.

2.6. Kinh phí:

- Nguồn kinh phí: Từ kinh phí đã cấp về địa phương tại công văn số  9029/BGDĐT-KHTC ngày 17/12/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai chương trình mục  tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2014, mục “XD mô hình trường TH, THCS, THPT”.

- Định mức: Tối đa 100 triệu/người tham dự bồi dưỡng

3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho 4.536 giáo viên tiếng Anh phổ thông cốt cán của các sở GDĐT trên cả nước

3.1. Đối tượng và số lượng tham dự bồi dưỡng: Giáo viên tiếng Anh TH, THCS, THPT chủ chốt của các sở GDĐT. Mỗi quận/huyện 07 GV, bao gồm 6 giáo viên tiếng Anh (GVTA) thuộc 3 cấp học và 1 chuyên viên phụ trách ngoại ngữ của phòng GDĐT đã đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ. Các quận, huyện không có chuyên viên phụ trách ngoại ngữ có thể lựa chọn 1 GVTA thay thế.

3.2. Nội dung bồi dưỡng:

- Năng lực tiếng Anh trong lớp học;

- Ứng dụng CNTT&TT trong giảng dạy tiếng Anh;

- Kỹ thuật dạy học tiếng Anh và hướng dẫn sử dụng tài liệu dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông

3.3. Thời gian bồi dưỡng: 15 ngày, chia làm hai đợt, từ tháng 8 – tháng 11 năm 2014.

3.4. Đơn vị bồi dưỡng

- Miền Bắc: ĐH Thái Nguyên, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, trường ĐH Hà Nội.

- Miền Trung: trường Đại học Vinh, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Qui Nhơn.

- Miền Nam: trường ĐHSP TPHCM, trường ĐH Cần Thơ, Trung tâm SEAMEO RETRAC.

3.5. Hình thức bồi dưỡng:

Học kết hợp (kết hợp giữa việc học trực tuyến và học trực tiếp trên lớp có giảng viên hướng dẫn).

3.6. Cách thức tổ chức:

- BQL Đề án NNQG 2020 phối hợp với 10 trường đại học lên kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng;

- Trường đại học chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, lên lịch trình giảng dạy; phối hợp với các sở GDĐT làm hợp đồng bồi dưỡng;

- Các sở GDĐT lên danh sách học viên, ký hợp đồng triển khai với một trường đại học. 

3.7. Kinh phí:

- Nguồn kinh phí: Từ kinh phí đã cấp về địa phương tại công văn số  9029/BGDĐT-KHTC ngày 17/12/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2014, mục “Bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trong nước”.

- Các sở GDĐT cử cán bộ, giáo viên đi bồi dưỡng làm hợp đồng với một trong số các trường đại học nòng cốt để thực hiện việc bồi dưỡng cho giáo viên của sở mình; đồng thời chịu trách nhiệm chi tiền đi lại, chỗ ở, phụ cấp lưu trú cho người được cử đi bồi dưỡng.

Nếu sở GDĐT chủ động liên kết/hợp tác với tổ chức giáo dục quốc tế để triển khai bồi dưỡng theo yêu cầu và nội dung quy định của Chương trình này, Sở Giáo dục và Đào tạo cần lập kế hoạch, nội dung bồi dưỡng, dự toán kinh phí chi tiết và tập hợp hồ sơ năng lực của tổ chức giáo dục quốc tế được lựa chọn gửi về Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 trước khi bắt đầu tổ chức tập huấn 15 ngày để BQL Đề án NNQG 2020 phối hợp Cục ĐTNN thẩm định và báo cáo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho chuyên viên tiếng Anh/ cán bộ quản lý Đề án NNQG 2020 của sở giáo dục và đào tạo (theo chương trình kết hợp bồi dưỡng ở trong nước và ở nước ngoài)

4.1. Đối tượng và số lượng tham dự bồi dưỡng:

Mỗi sở GDĐT cử 01chuyên viên tiếng Anh/cán bộ quản lý Đề án NNQG 2020 của Sở.

4.2. Nội dung bồi dưỡng:

- Triển khai và quản lý dự án;

- Đánh giá học sinh, đảm bảo chất lượng;

- Đánh giá giáo viên;

- Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá;

- Quản lý các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh.

4.3. Thời gian bồi dưỡng: 06 tuần, trong khoảng từ tháng 9 – tháng 11 năm 2014.

4.4. Hình thức bồi dưỡng:

- 03 tuần bồi dưỡng trong nước để chuẩn bị cho khóa bồi dưỡng tại nước ngoài;

- 03 tuần bồi dưỡng tại nước ngoài.

4.5. Cách thức tổ chức:

- BQL Đề án NNQG 2020 phối hợp Cục ĐTNN lựa chọn đối tác nước ngoài và tổ chức các đoàn đi, thông báo cho các sở GDĐT; nếu sở GDĐT tự lựa chọn đối tác nước ngoài thì lập kế hoạch bồi dưỡng của sở và hồ sơ năng lực của đối tác nước ngoài gửi về BQL Đề án NNQG 2020 để phối hợp Cục ĐTNN thẩm định, trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;

- Đối tác nước ngoài xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, lên lịch trình giảng dạy; thông báo chương trình bồi dưỡng, kinh phí bồi dưỡng/1 người tham dự, cách thức thanh toán với các sở v.v. 

- Sở GDĐT làm các thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí cho đơn vị đào tạo nước ngoài được lựa chọn. BQL Đề án NNQG 2020 phối hợp, hỗ trợ thực hiện.

4.6. Nước đến (dự kiến):  Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc hoặc New Zealand.

4.7. Kinh phí:

- Nguồn kinh phí:

Từ kinh phí đã cấp về địa phương tại công văn số 9029/BGDĐT-KHTC ngày 17/12/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2014, mục “Bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở nước ngoài” và  nguồn kinh phí khác của địa phương.

- Định mức: Tối đa 100 triệu/người tham dự bồi dưỡng.

5. Tập huấn Hiệu trưởng và tổ trưởng tổ bộ môn ngoại ngữ của các trường đăng ký xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ

5.1. Đối tượng và số lượng tham dự bồi dưỡng:

- Trường tiểu học: Hiệu trưởng và Tổ trưởng/Giáo viên phụ trách tổ bộ môn ngoại ngữ;

- Trường THCS: Hiệu trưởng và Tổ trưởng/Giáo viên phụ trách tổ bộ môn ngoại ngữ;

- Trường THPT: Hiệu trưởng và Tổ trưởng/Giáo viên phụ trách tổ bộ môn ngoại ngữ.

* Lưu ý: Trường hợp Hiệu trưởng không tham dự đợt tập huấn bồi dưỡng, có thể cử Hiệu phó phụ trách chuyên môn đi thay.

5.2. Nội dung bồi dưỡng:

- Xây dựng và tăng cường năng lực đội ngũ giáo viên ngoại ngữ;

- Xây dựng và triển khai chương trình nhà trường;

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ;

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngoại ngữ;

- Quản lý và tổ chức các sự kiện/hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh.

5.3. Thời gian, địa điểm và đơn vị tổ chức:

Thời gian: 02 ngày, trong tháng 8 -  tháng 9 năm 2014.

Địa điểm và đơn vị tổ chức tập huấn:

- Miền Bắc: Đại học Thái Nguyên

- Miền Trung: Trường Đại học Vinh

- Miền Nam: Trường Đại học Cần Thơ

* Địa điểm cụ thể cho từng tỉnh, thành phố (xem phụ lục 2).

5.4. Hình thức bồi dưỡng:

- Học trực tiếp trên lớp;

- Thảo luận tổ;

- Thực hành xây dựng kế hoạch xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông;

5.5. Kinh phí:

Nguồn kinh phí: Từ kinh phí đã cấp về địa phương tại công văn số  9029/BGDĐT-KHTC ngày 17/12/2013 của BGDĐT về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2014, mục “XD mô hình trường TH, THCS, THPT”.

- Đề án NNQG 2020 chịu trách nhiệm về kinh phí xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, thù lao giảng viên, các chi phí cho cơ sở vật chất v.v;

- Các đơn vị cử cán bộ, giảng viên đi bồi dưỡng chịu trách nhiệm chi tiền đi lại, chỗ ở, phụ cấp lưu trú cho người được cử đi bồi dưỡng./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC SỞ GD&ĐT VÀ ĐỊA ĐIỂM TẬP HUẤN
(kèm theo công văn số /CV-ĐANN ngày tháng 7 năm 2014 của Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020)

STT

Đơn vị cử GV tham gia tập huấn

Số lượng

Đơn vị tổ chức tập huấn

Địa điểm tập huấn

1

Sở GD & ĐT Hà Nam

9

Tr. ĐH Vinh

Tr. Đại học Vinh

2

Sở GD & ĐT Nam Định

9

3

Sở GD & ĐT Ninh Bình

9

4

Sở GD & ĐT Thái Bình

9

5

Sở GD & ĐT Thanh Hóa

9

6

Sở GD & ĐT Nghệ An

9

7

Sở GD & ĐT Hà Giang

9

Tr. Đại học Hà Nội

8

Sở GD & ĐT Tuyên Quang

9

9

Sở GD & ĐT Cao Bằng

9

10

Sở GD & ĐT Lào Cai

9

11

Sở GD & ĐT Bắc Kạn

9

12

Sở GD & ĐT Phú Thọ

9

13

Sở GD & ĐT Hòa Bình

9

14

Sở GD & ĐT Sơn La

9

15

Sở GD & ĐT Điện Biên

9

16

Sở GD & ĐT Lai Châu

9

17

Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

9

18

Sở GD & ĐT  Hải Dương

9

19

Sở GD & ĐT Hưng Yên

9

20

Sở GD & ĐT Bắc Giang

9

Trung tâm SEAMEO RETRAC

Tr. ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng

21

Sở GD & ĐT Bắc Ninh

9

22

Sở GD & ĐT Đà Nẵng/

18

23

Sở GD & ĐT Hà Nội

9

24

Sở GD & ĐT Hà Tĩnh

9

25

Sở GD & ĐT Hải Phòng

9

26

Sở GD & ĐT Kon Tum

9

27

Sở GD & ĐT Quảng Ninh

9

28

Sở GD & ĐT Thái Nguyên

9

29

Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế

9

30

Sở GD & ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu

9

Trung tâm SEAMEO RETRAC - TP. HCM

31

Sở GD & ĐT Bình Dương

9

32

Sở GD & ĐT Bình Phước

9

33

Sở GD & ĐT Cà Mau

9

34

Sở GD & ĐT Cần Thơ

9

35

Sở GD & ĐT Đăk Nông

9

36

Sở GD & ĐT Khánh Hòa

9

37

Sở GD & ĐT Kiên Giang

9

38

Sở GD & ĐT Tiền Giang

9

39

Sở GD & ĐT Tp. Hồ Chí Minh

9

Danh sách này có 39 Sở GD & ĐT

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC SỞ GD&ĐT VÀ ĐỊA ĐIỂM TẬP HUẤN
(Kèm theo công văn số 4211/BGDĐT-ĐANN ngày 08 tháng 8 năm 2014 của Bộ GDĐT)

STT

Đơn vị cử GV tham gia tập huấn

Số lượng

Đơn vị tổ chức tập huấn

Địa điểm tập huấn

1

Sở GD & ĐT Hà Nam

9

Tr. ĐH Vinh

Tr. Đại học Vinh

2

Sở GD & ĐT Nam Định

9

3

Sở GD & ĐT Ninh Bình

9

4

Sở GD & ĐT Thái Bình

9

5

Sở GD & ĐT Thanh Hóa

9

6

Sở GD & ĐT Nghệ An

9

7

Sở GD & ĐT Hà Giang

9

Tr. Đại học Hà Nội

8

Sở GD & ĐT Tuyên Quang

9

9

Sở GD & ĐT Cao Bằng

9

10

Sở GD & ĐT Lào Cai

9

11

Sở GD & ĐT Bắc Kạn

9

12

Sở GD & ĐT Phú Thọ

9

13

Sở GD & ĐT Hòa Bình

9

14

Sở GD & ĐT Sơn La

9

15

Sở GD & ĐT Điện Biên

9

16

Sở GD & ĐT Lai Châu

9

17

Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

9

18

Sở GD & ĐT  Hải Dương

9

19

Sở GD & ĐT Hưng Yên

9

20

Sở GD & ĐT Bắc Giang

9

Trung tâm SEAMEO RETRAC

Tr. ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng

21

Sở GD & ĐT Bắc Ninh

9

22

Sở GD & ĐT Đà Nẵng/

18

23

Sở GD & ĐT Hà Nội

9

24

Sở GD & ĐT Hà Tĩnh

9

25

Sở GD & ĐT Hải Phòng

9

26

Sở GD & ĐT Kon Tum

9

27

Sở GD & ĐT Quảng Ninh

9

28

Sở GD & ĐT Thái Nguyên

9

29

Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế

9

30

Sở GD & ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu

9

Trung tâm SEAMEO RETRAC - TP. HCM

31

Sở GD & ĐT Bình Dương

9

32

Sở GD & ĐT Bình Phước

9

33

Sở GD & ĐT Cà Mau

9

34

Sở GD & ĐT Cần Thơ

9

35

Sở GD & ĐT Đăk Nông

9

36

Sở GD & ĐT Khánh Hòa

9

37

Sở GD & ĐT Kiên Giang

9

38

Sở GD & ĐT Tiền Giang

9

39

Sở GD & ĐT Tp. Hồ Chí Minh

9

40

Sở GD & ĐT An Giang/

9

Danh sách này có 40 Sở GD & ĐT

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC SỞ GD&ĐT VÀ ĐỊA ĐIỂM TẬP HUẤN
(kèm theo công văn số /CV-ĐANN ngày tháng 7 năm 2014 của Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020)

STT

Đơn vị cử GV tham gia tập huấn

Số lượng

Đơn vị tổ chức tập huấn

Địa điểm tập huấn

1

Sở GD & ĐT Bạc Liêu/

 

 

 

2

Sở GD & ĐT Bến Tre

 

 

 

3

Sở GD & ĐT Bình Định

 

 

 

4

Sở GD & ĐT Bình Thuận

 

 

 

5

Sở GD & ĐT Đăk Lăk

 

 

 

6

Sở GD & ĐT Đồng Nai

 

 

 

7

Sở GD & ĐT Đồng Tháp

 

 

 

8

Sở GD & ĐT Gia Lai

 

 

 

9

Sở GD & ĐT Hậu Giang

 

 

 

10

Sở GD & ĐT Lâm Đồng

 

 

 

11

Sở GD & ĐT Lạng Sơn

 

 

 

12

Sở GD & ĐT Long An

 

 

 

13

Sở GD & ĐT Ninh Thuận

 

 

 

14

Sở GD & ĐT Phú Yên

 

 

 

15

Sở GD & ĐT Quảng Bình

 

 

 

16

Sở GD & ĐT Quảng Nam

 

 

 

17

Sở GD & ĐT Quảng Ngãi

 

 

 

18

Sở GD & ĐT Quảng Trị

 

 

 

19

Sở GD & ĐT Sóc Trăng

 

 

 

20

Sở GD & ĐT Tây Ninh

 

 

 

21

Sở GD & ĐT Trà Vinh

 

 

 

22

Sở GD & ĐT Vĩnh Long

 

 

 

23

Sở GD & ĐT Yên Bái

 

 

 

Danh sách này gồm có 23 Sở GD & ĐT

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC SỞ GD&ĐT VÀ ĐỊA ĐIỂM TẬP HUẤN
(Kèm theo công văn số 4211 /BGDĐT-ĐANN ngày 08 tháng 8 năm 2014 của BDĐT)

STT

Sở Giáo dục và Đào tạo

Địa điểm tập huấn

I

Đồng bằng Sông Hồng

Trường Đại học Thái Nguyên

1

Sở GD&ĐT Hà Nội

2

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

3

Sở GD&ĐT Bắc Ninh

4

Sở GD&ĐT  Quảng Ninh

5

Sở GD&ĐT Hải Dương

6

Sở GD&ĐT Hải Phòng

7

Sở GD&ĐT Hưng Yên

8

Sở GD&ĐT Thái Bình

9

Sở GD&ĐT Hà Nam

10

Sở GD&ĐT Nam Định

11

Sở GD&ĐT Ninh Bình

II.

Miền núi phía Bắc

12

Sở GD&ĐT Hà Giang

13

Sở GD&ĐT Cao Bằng

14

Sở GD&ĐT Bắc Kạn

15

Sở GD&ĐT Tuyên Quang

16

Sở GD&ĐT Lào Cai

17

Sở GD&ĐT Yên Bái

18

Sở GD&ĐT Thái Nguyên

19

Sở GD&ĐT Lạng Sơn

20

Sở GD&ĐT Bắc Giang

21

Sở GD&ĐT Phú Thọ

22

Sở GD&ĐT Điện Biên

23

Sở GD&ĐT Lai Châu

24

Sở GD&ĐT Sơn La

25

Sở GD&ĐT Hòa Bình

III.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Trường Đại học Vinh

26

Sở GD&ĐT Thanh Hóa

27

Sở GD&ĐT Nghệ An

28

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

29

Sở GD&ĐT Quảng Bình

30

Sở GD&ĐT Quảng Trị

31

Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

32

Sở GD&ĐT Đà Nẵng

33

Sở GD&ĐT Quảng Nam

34

Sở GD&ĐT Quãng Ngãi

Trường Đại học Vinh

35

Sở GD&ĐT Bình Định

36

Sở GD&ĐT Phú Yên

37

Sở GD&ĐT Khánh Hòa

38

Sở GD&ĐT Ninh Thuận

39

Sở GD&ĐT Bình Thuận

IV.

Tây Nguyên

40

Sở GD&ĐT Kon Tum

41

Sở GD&ĐT Gia Lai

42

Sở GD&ĐT Đắk Lắk

43

Sở GD&ĐT Đắk Nông

44

Sở GD&ĐT Lâm Đồng

V.

Đông Nam Bộ

Trường Đại học Cần Thơ

45

Sở GD&ĐT Bình Phước

46

Sở GD&ĐT Tây Ninh

47

Sở GD&ĐT Bình Dương

48

Sở GD&ĐT Đồng Nai

49

Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu

50

Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh

VI.

Đồng bằng Sông Cửu Long

51

Sở GD&ĐT Long An

52

Sở GD&ĐT Tiền Giang

53

Sở GD&ĐT Bến Tre

54

Sở GD&ĐT Trà Vinh

55

Sở GD&ĐT Vĩnh Long

56

Sở GD&ĐT Đồng Tháp

57

Sở GD&ĐT An Giang

58

Sở GD&ĐT Kiên Giang

59

Sở GD&ĐT Cần Thơ

60

Sở GD&ĐT Hậu Giang

61

Sở GD&ĐT Sóc Trăng

62

Sở GD&ĐT Bạc Liêu

63

Sở GD&ĐT Cà Mau

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi