Công văn 3933/LĐTBXH-TCGDNN 2023 góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3933/LĐTBXH-TCGDNN

Công văn 3933/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3933/LĐTBXH-TCGDNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/09/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

_______________

Số: 3933/LĐTBXH-TCGDNN

V/v góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà nội, ngày 22 tháng 9 năm 2023

                           Kính gửi:

       - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

                                                                              - Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

          - Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng dự thảo Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư) thay thế Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Quý cơ quan, đơn vị để tham gia ý kiến góp ý dự thảo Thông tư (được đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mục Lấy ý kiến góp ý dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật). Ý kiến góp ý bằng văn bản xin gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 67A Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, điện thoại: 024.668.14.679, email: [email protected] trước ngày 30/9/2023 để tổng hợp, hoàn thiện Thông tư.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan, đơn vị./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ (để đăng tải);

- TTTT Bộ, TCGDNN (để đăng tải);

- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Tấn Dũng


DANH SÁCH CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN, ĐỊA PHƯƠNG VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GỬI XIN Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO THÔNG TƯ

I. Danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ

STT

TÊN CƠ QUAN

GHI CHÚ

1.

Bộ Quốc phòng

2.

Bộ Công an

3.

Bộ Ngoại giao

4.

Bộ Nội vụ

5.

Bộ Tư pháp

6.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7.

Bộ Tài chính

8.

Bộ Công Thương

9.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10.

Bộ Giao thông vận tải

11.

Bộ Xây dựng

12.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

13.

Bộ Thông tin và Truyền thông

14.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

15.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

16.

Bộ Khoa học và Công nghệ

17.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

18.

Bộ Y tế

19.

Ủy ban Dân tộc

20.

Thông tấn xã Việt Nam

21.

Đài Truyền hình Việt Nam

22.

Đài Tiếng nói Việt Nam

23.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

24.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

II. Danh sách các địa phương (gồm 63 tỉnh/thành phố trực thuộc TW)

III. Danh sách các tổ chức, cá nhân

TT

CÁC TỔ CHỨC VÀ ĐƠN VỊ

TỈNH/THÀNH PHỐ

1

Công ty Cổ phần Kiểm định và Tư vấn giáo dục Việt Nam

TP.HCM

2

Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực

Hà Nội

3

Công ty TNHH Sài Gòn Academy

TP.HCM

4

Trung tâm hỗ trợ tư vấn đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng.

Hà Nội

IV. Danh sách các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TT

CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

TỈNH/THÀNH PHỐ

1

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức

TP.HCM

2

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

TP.HCM

3

Trường Cao đẳng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

4

Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải

TP.HCM

5

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

TP.HCM

6

Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Tp. Hồ Chí Minh

TP.HCM

7

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

TP.HCM

8

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

TP.HCM

9

Trường Cao đẳng y tế Đồng Nai

Đồng Nai

10

Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi

Đồng Nai

11

Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Bình Dương

Bình Dương

12

Trường Cao đẳng y tế Bình Dương

Bình Dương

13

Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu

Vũng Tàu

14

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu

15

Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt

Lâm Đồng

16

Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang

Nha Trang

17

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang

Nha Trang

18

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất

Quảng Ngãi

19

Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng

Đà Nẵng

20

Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng

21

Trường Cao đẳng Du lịch Huế

Thừa Thiên Huế

22

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

Thừa Thiên Huế

23

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

24

Trường Cao đẳng Du lịch Thương mại Nghệ An

Nghệ An

25

Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc

Nghệ An

26

Trường Cao đẳng nghề cần Thơ

Cần Thơ

27

Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang

Kiên Giang

28

Trường Cao đẳng nghề An Giang

An Giang

29

Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

30

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô Số 1

Vĩnh Phúc

31

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Hà Nội

32

Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

Hà Nội

33

Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội

Hà Nội

34

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Hà Nội

35

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

Hà Nội

36

Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TWI

Hà Nội

37

Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương

Hải Dương

38

Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Ninh Bình

39

Trường Cao đẳng Hàng hải I

Hải Phòng

40

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải TW II

Hải Phòng

41

Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng

Quảng Ninh

42

Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh

Bắc Ninh

43

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Điện Biên

44

Trường Cao đẳng Lào Cai

Lào Cai

45

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Thái Nguyên

46

Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ

Phú Thọ

47

Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Yên Bái

48

Trường Cao đẳng Dầu khí

Bà Rịa - Vũng Tàu

49

Trường Cao đẳng FPT Polytechnic

Hà Nội

50

Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

TP.HCM

51

Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương

TP.HCM

52

Trường Trung cấp y dược Yesil Nha Trang

Nha Trang

53

Trường Trung cấp Đắk Lắk

Đắk Lắk

54

Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú

An Giang

55

Trường trung cấp kỹ thuật - nghiệp vụ Vinh

Nghệ An

56

Trường trung cấp kỹ thuật công thương CCI tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh

57

Trường Trung cấp nghề Kinh tế Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành

Bắc Ninh

58

Trường Trung cấp Kỹ thuật-Du lịch Công đoàn

Ninh Bình

59

Trường Trung cấp Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu

60

Trường TC Nông lâm nghiệp

Bình Dương

61

Trường Trung cấp Mỹ thuật-Văn hóa Bình Dương.

Bình Dương

62

Trường Trung cấp Quốc tế Mê Kông cần Thơ

Cần Thơ

63

Trường Trung cấp Y Tế Hà Giang

Hà Giang

64

Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Kinh tế Hà Nam

Hà Nam

65

Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng

Hải Phòng

66

Trường Trung cấp Y tế Thái Nguyên

Thái Nguyên

67

Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM

TP.HCM

68

Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12

TP.HCM

69

Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

TP.HCM

70

Trường Trung cấp nghề Nhân đạo

TP.HCM

71

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

TP.HCM

72

Trường Trung cấp nghề Quang Trung

TP.HCM

73

Trường Trung cấp nghề Củ Chi

TP.HCM

74

Trường Trung cấp Đông Sài Gòn

75

Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Nam Định

Nam Định

76

Trung tâm GDNN huyện Kim Bảng

Hà Nam

77

Trung tâm GDNN thị xã Duy Tiên

Hà Nam

78

Trung tâm GDNN huyện Bình Lục

Hà Nam

79

Trung tâm GDNN huyện Lý Nhân

Hà Nam

80

Trung tâm dạy nghề huyện Đăk Glong

Đắk Nông

81

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện Đầm Dơi

Cà Mau

82

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện U Minh

Cà Mau

83

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện Ngọc Hiển

Cà Mau

84

Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề Quảng Trạch

Quảng Bình

85

Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện Bố Trạch

Quảng Bình

86

Trung tâm Giáo dục - dạy nghề Lệ Thuỷ

Quảng Bình



BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

------------

Số: /2023/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày  tháng  năm 2023

DỰ THẢO 01

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp); quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

2. Thông tư này được áp dụng đối với: cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở đào tạo); tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị, cá nhân có liên quan.

3. Thông tư này không áp dụng đối với kiểm định chất lượng cơ sở đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm và kiểm định chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là việc đánh giá và công nhận các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Thông tư này.

2. Tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là nội dung yêu cầu mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

3. Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là mức độ yêu cầu cần đạt đối với một nội dung cụ thể của tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng là việc đánh giá và công nhận các hoạt động của cơ sở đào tạo nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được quy định tại Thông tư này.

5. Tiêu chí kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là nội dung yêu câu mà cơ sở đào tạo phải đáp ứng để chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

6. Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là mức độ yêu cầu cần đạt về một nội dung cụ thể của tiêu chí kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

7. Đơn vị sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

8. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp.

Chương II

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

MỤC 1

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Điều 3. Các tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là trường)

1. Các tiêu chí:

Tiêu chí 1- Sứ mạng, mục tiêu và quản lý;

Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo;

Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên;

Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình;

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo;

Tiêu chí 6 - Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

Tiêu chí 7 - Người học và các hoạt động hỗ trợ người học;

Tiêu chí 8 - Giám sát, đánh giá chất lượng.

2. Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 2 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định trên cơ sở trường đáp ứng tiêu chuẩn và duy trì ít nhất trong 02 năm liên tục đối với trường trung cấp, trong 3 năm liên tục đối với trường cao đẳng tính đến thời điểm đánh giá.

3. Bảng tổng hợp các tiêu chí, số lượng tiêu chuẩn và điểm chuẩn của từng tiêu chí tại Phụ lục 01.

Điều 5. Đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

1. Đạt tiêu chuẩn

Trường được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên;

b) Điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định lớn hơn 60% tổng điểm đánh giá các tiêu chuẩn của tiêu chí đó;

c) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm d, đ khoản 2; điểm c, d khoản 3; điểm b, e khoản 4; điểm c, đ, e khoản 5 Điều 5 phải đạt yêu cầu.

2. Không đạt tiêu chuẩn

Trường được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 5. Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp, trường cao đẳng

1. Tiêu chí 1- Sứ mạng, mục tiêu và quản lý

a) Tiêu chuẩn 1.1: Sứ mạng, mục tiêu của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành và được công bố công khai.

b) Tiêu chuẩn 1.2: Hội đồng quản trị hoặc hội đồng trường, tổ chức đảng, đoàn thể và các hội đồng tư vấn khác được thành lập theo quy định; Hội đồng quản trị hoặc hội đồng trường thiết lập định hướng chiến lược phù hợp với bối cảnh của trường; bảo đảm trách nhiệm giải trình.

c) Tiêu chuẩn 1.3: Trường xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng gồm: mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng, các quy trình, công cụ, hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, gắn quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và lấy người học làm trung tâm.

d) Tiêu chuẩn 1.4: Hệ thống bảo đảm chất lượng của trường được rà soát, đánh giá và có biện pháp cải tiến nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý.

đ) Tiêu chuẩn 1.5: Các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường được quy định chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu, sứ mạng của trường.

2. Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo

a) Tiêu chuẩn 2.1: Quy chế tuyển sinh và các kế hoạch, chính sách tuyển sinh được xây dựng và triển khai phù hợp chương trình đào tạo các ngành, nghề đào tạo của trường.

b) Tiêu chuẩn 2.2: Trường tuyển sinh theo kế hoạch và theo hướng nâng cao chất lượng đầu vào, bảo đảm nghiêm túc, công bằng, khách quan. Công tác tuyển sinh, nhập học được giám sát và cải tiến, bảo đảm tính phù hợp và hiệu quả.

c) Tiêu chuẩn 2.3: Hình thức, phương pháp đào tạo đa dạng, phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng chương trình đào tạo.

d) Tiêu chuẩn 2.4: Trường xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo cho từng lớp, khóa học, học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức và phương pháp tổ chức đào tạo để người học đáp ứng chuẩn đầu ra.

đ) Tiêu chuẩn 2.5: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động hoặc các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.

e) Tiêu chuẩn 2.6: Công nghệ thông tin được áp dụng trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học bao gồm phương thức đào tạo từ xa đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

g) Tiêu chuẩn 2.7: Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch. Thực hiện biện pháp điều chỉnh kịp thời các hoạt động dạy và học theo đề xuất của báo cáo kiểm tra, giám sát.

h) Tiêu chuẩn 2.8: Các hình thức, phương pháp đánh giá người học được thiết kế phù hợp, được rà soát, đánh giá và cải tiến để bảo đảm độ chính xác, tin cậy, công bằng và định hướng người học đạt được chuẩn đầu ra.

3. Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

a) Tiêu chuẩn 3.1: Quy trình tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý của trường được ban hành và đưa vào áp dụng; hằng năm được rà soát, đánh giá và cải tiến.

b) Tiêu chuẩn 3.2: Quy trình đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý của trường được ban hành và đưa vào áp dụng; hằng năm được rà soát, đánh giá và cải tiến. Trường thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên.

c) Tiêu chuẩn 3.3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác, bảo đảm về số lượng, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường.

d) Tiêu chuẩn 3.4: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo và các quy định về tổ chức đào tạo có liên quan.

đ) Tiêu chuẩn 3.5:

Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

e) Tiêu chuẩn 3.6: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập để cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp hoặc theo yêu cầu đặc thù của ngành, nghề.

g) Tiêu chuẩn 3.7: Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên của trường đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn hiện hành khác; đáp ứng yêu cầu công việc được giao; định kỳ được bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ.

4. Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình

a) Tiêu chuẩn 4.1: Trường ban hành và áp dụng quy trình xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo, bao gồm chuẩn đầu ra và chương trình của từng mô đun, môn học. Quá trình xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo có sự tham gia của người tốt nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan.

b) Tiêu chuẩn 4.2: Trường ban hành đầy đủ các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo mà trường được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

c) Tiêu chuẩn 4.3: Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu của ngành, nghề đào tạo và được công bố công khai.

d) Tiêu chuẩn 4.4: Các chương trình đào tạo được rà soát, đánh giá, cập nhật và cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của ngành, địa phương.

đ) Tiêu chuẩn 4.5: Trường ban hành và áp dụng quy trình xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung giáo trình đào tạo. Quá trình xây dựng và thẩm định chương trình giáo trình đào tạo có sự tham gia của người tốt nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan.

e) Tiêu chuẩn 4.6: Các giáo trình được biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành đủ cho các mô đun, môn học của chương trình đào tạo. Các giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, môn học trong chương trình đào tạo.

g) Tiêu chuẩn 4.7: Các giáo trình được rà soát, đánh giá và cập nhật theo quy định, đáp ứng sự đổi mới của chương trình đào tạo.

5. Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

a) Tiêu chuẩn 5.1: Trường ban hành và áp dụng quy trình quản lý, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ người học và các hoạt động khác của trường.

b) Tiêu chuẩn 5.2: Quy hoạch tổng thể các khuôn viên phù hợp với công năng, bền vững môi trường. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.

c) Tiêu chuẩn 5.3: Các phòng học, phòng học chuyên môn hóa, khu vực thực hành, thực nghiệm, thực tập, giáo dục thể chất bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành, các yêu cầu công nghệ và bền vững môi trường.

d) Tiêu chuẩn 5.4: Các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn, sức khỏe nghề nghiệp được xác định và triển khai bao gồm các nhu cầu, các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật và các yếu tố nhạy cảm giới.

đ) Tiêu chuẩn 5.5: Thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, bố trí hợp lý, bảo đảm các yêu cầu sư phạm, an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường.

e) Tiêu chuẩn 5.6: Trường ban hành và áp dụng quy trình quản lý, cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu. Nguyên, nhiên, vật liệu được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện;, đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo kế hoạch và tiến độ đào tạo.

g) Tiêu chuẩn 5.7: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế.

h) Tiêu chuẩn 5.8: Thư viện, thư viện số, nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động dạy, học, nghiên cứu của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người học, bảo đảm cập nhật những tiến bộ về công nghệ thông tin.

6. Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

a) Tiêu chuẩn 6.1: Trường ban hành và thực hiện các quy trình, chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.

b) Tiêu chuẩn 6.2: Hằng năm, trường có các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên được ứng dụng, phục vụ thiết thực công tác đào tạo của trường và phục vụ cộng đồng.

c) Tiêu chuẩn 6.3: Hằng năm, trường có các bài báo của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc ấn phẩm tương đương.

d) Tiêu chuẩn 6.4: Có hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

7. Tiêu chí 7: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

a) Tiêu chuẩn 7.1: Các thông tin về ngành, nghề, chương trình đào tạo và việc tổ chức thực hiện: Quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường và các chế độ, chính sách đối với người học được mô tả rõ ràng, đầy đủ và dễ tiếp cận.

b) Tiêu chuẩn 7.2: Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định; bảo đảm quyền lợi của người học, tạo điều kiện người học thuộc đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận học nghề, lập nghiệp. Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân.

c) Tiêu chuẩn 7.3: Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, động viên khuyến khích người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện; hỗ trợ kịp thời cho người học trong quá trình học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

d) Tiêu chuẩn 7.4: Người học được tạo điều kiện tham gia các hoạt động, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội khác góp phần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.

đ) Tiêu chuẩn 7.5: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát, quản lý người học được rà soát và cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người học và các bên liên quan.

8. Tiêu chí 8 - Giám sát, đánh giá chất lượng

a) Tiêu chuẩn 8.1: Tỷ lệ người học đạt yêu cầu và tỷ lệ bỏ học của tất cả các chương trình đào tạo được xác lập, giám sát, đối sánh và cải tiến.

b) Tiêu chuẩn 8.2: Có hệ thống khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi từ đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để nâng cao chất lượng dịch vụ của trường.

c) Tiêu chuẩn 8.3: Trường ban hành và áp dụng quy trình khảo sát nhà giáo, cán bộ quản lý về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo. Thực hiện đánh giá và cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo hướng đến đạt chuẩn đầu ra.

d) Tiêu chuẩn 8.4: Trường ban hành và áp dụng quy trình khảo sát người học các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường; thực hiện đánh giá và cải tiến bảo đảm chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra.

đ) Tiêu chuẩn 8.5: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng trường; có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài (nếu có).

e) Tiêu chuẩn 8.6: Trường đạt tỷ lệ 80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

MỤC 2

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 6. Các tiêu chí và điểm đánh trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là trung tâm)

1. Các tiêu chí

Tiêu chí 1- Sứ mạng, mục tiêu và quản lý;

Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo;

Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên;

Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình;

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo;

Tiêu chí 6 - Người học và các hoạt động hỗ trợ người học;

Tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng.

2. Điểm đánh giá cho mồi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 4 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định trên cơ sở trung tâm đáp ứng tiêu chuẩn và duy trì ít nhất trong 01 năm tính đến thời điểm đánh giá.

3. Bảng tổng hợp các tiêu chí, số lượng tiêu chuẩn và điểm chuẩn của từng tiêu chí tại Phụ lục 02.

Điều 7. Đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

1. Đạt tiêu chuẩn

Trung tâm được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên;

b) Điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định lớn hơn 60% tổng điểm đánh giá các tiêu chuẩn của tiêu chí đó;

c) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm c, d khoản 2; điểm c, d khoản 3; điểm a, c khoản 4; điểm b, c khoản 5 Điều 8 phải đạt yêu cầu.

2. Không đạt tiêu chuẩn

Trung tâm được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp

1. Tiêu chí 1 - Sứ mạng, mục tiêu và quản lý

a) Tiêu chuẩn 1.1: Sứ mạng, mục tiêu của trung tâm được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò của trung tâm trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương và được công bố công khai.

b) Tiêu chuẩn 1.2: Các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trung tâm theo hướng bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; hằng năm được rà soát, điều chỉnh. Tổ chức đảng, đoàn thể; các hội đồng tư vấn khác được thành lập theo quy định.

c) Tiêu chuẩn 1.3: Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, tổ môn và các đơn vị trực thuộc trung tâm được quy định chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu, sứ mạng của trung tâm.

2. Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo

a) Tiêu chuẩn 2.1: Quy chế tuyển sinh và các kế hoạch, chính sách tuyển sinh được xây dựng và triển khai phù hợp chương trình đào tạo các nghề đào tạo, nghiêm túc, công bằng, khách quan. Công tác tuyển sinh, nhập học được giám sát và cải tiến, bảo đảm tính phù hợp và hiệu quả.

b) Tiêu chuẩn 2.2: Hình thức, phương pháp đào tạo đa dạng, phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học và điều kiện của trung tâm.

c) Tiêu chuẩn 2.3: Trung tâm xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo cho từng lớp, khóa học, học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức và phương pháp tổ chức đào tạo để người học đáp ứng chuẩn đầu ra.

d) Tiêu chuẩn 2.4: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động hoặc các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.

đ) Tiêu chuẩn 2.5: Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng phối hợp làm việc của người học, tổ chức làm việc theo nhóm. Các loại hình, phương pháp đánh giá người học được thiết kế phù hợp, được rà soát, đánh giá và cải tiến để bảo đàm độ chính xác, tin cậy, công bằng và hướng tới đạt được chuẩn đầu ra.

3. Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

a) Tiêu chuẩn 3.1: Trung tâm ban hành các quy định về tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên.

b) Tiêu chuẩn 3.2: Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của trung tâm tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác, bảo đảm về số lượng, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo của trung tâm.

c) Tiêu chuẩn 3.3: Nhà giáo được phân công giảng dạy theo nội dung, mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo và các quy định về tổ chức đào tạo có liên quan.

d) Tiêu chuẩn 3.4: Hằng năm, trung tâm có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo. Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp hoặc theo yêu cầu đặc thù của ngành, nghề.

4. Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình

a) Tiêu chuẩn 4.1: Trung tâm ban hành đầy đủ các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo mà trung tâm được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Quá trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu của ngành, nghề đào tạo và công bố công khai.

b) Tiêu chuẩn 4.2: Các chương trình đào tạo được rà soát, đánh giá, cập nhật, cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của ngành, địa phương.

c) Tiêu chuẩn 4.3: Các giáo trình được biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành đủ cho các mô đun, môn học của chương trình đào tạo. Các giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, môn học trong chương trình đào tạo.

d) Tiêu chuẩn 4.4: Các giáo trình được rà soát, đánh giá và cập nhật theo quy định, đáp ứng sự đổi mới của chương trình đào tạo.

5. Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

a) Tiêu chuẩn 5.1: Quy hoạch tổng thể các khuôn viên của trung tâm phù hợp với công năng, bền vững môi trường. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.

b) Tiêu chuẩn 5.2: Các phòng học, phòng học chuyên môn hóa, khu vực thực hành, thực nghiệm, thực tập, giáo dục thể chất bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành, các yêu cầu công nghệ và bền vững môi trường.

c) Tiêu chuẩn 5.3: Thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo. Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, bổ trí họp lý, bảo đảm các yêu cầu sư phạm, an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường.

d) Tiêu chuẩn 5.4: Trung tâm thực hiện quản lý, cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu bảo đảm đáp ứng kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ đào tạo. Có đủ chương trình, giáo trình theo hình thức tài liệu in hoặc tài liệu điện tử phục vụ người học, nhà giáo nghiên cứu, tham khảo.

6. Tiêu chí 6 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học

a) Tiêu chuẩn 6.1: Các thông tin về ngành, nghề, chương trình đào tạo và việc tổ chức thực hiện: Quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trung tâm và các chế độ, chính sách đối với người học được mô tả rõ ràng, đầy đủ và dễ tiếp cận.

b) Tiêu chuẩn 6.2: Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định; bảo đảm quyền lợi của người học, tạo điều kiện người học thuộc đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận học nghề, lập nghiệp. Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân.

c) Tiêu chuẩn 6.3: Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, động viên, khuyến khích người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện; hỗ trợ kịp thời cho người học trong quá trình học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập; tư vấn giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp.

7. Tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng

a) Tiêu chuẩn 7.1: Hàng năm, trung tâm thực hiện khảo sát người học các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học; thu thập ý kiến đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp. Trung tâm đạt tỷ lệ 80% người học có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

b) Tiêu chuẩn 7.2: Trung tâm thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng trung tâm; có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở các ý kiến phản hồi, kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài (nếu có).

Chương III

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

MỤC 1

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG

Điều 9. Các tiêu chí và điểm đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng

1. Các tiêu chí

Tiêu chỉ 1 - Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

Tiêu chí 2 - Cấu trúc nội dung của chương trình, giáo trình đào tạo;

Tiêu chí 3 - Hoạt động đào tạo;

Tiêu chí 4 - Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên;

Tiêu chí 5 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học;

Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu;

Tiêu chí 7 - Giám sát đánh giá chất lượng

2. Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 2,5 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định trên cơ sở trường đáp ứng tiêu chuẩn và duy trì ít nhất trong 03 năm tính đến thời điểm đánh giá đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trong 02 năm tính đến thời điểm đánh giá đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

3. Bảng tổng hợp các tiêu chí, số lượng tiêu chuẩn và điểm chuẩn của từng tiêu chí tại Phụ lục 03.

Điều 10: Đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

1. Đạt tiêu chuẩn:

Trường được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng của ngành, nghề được đánh giá khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên;

b) Điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định lớn hơn 60% tổng điểm đánh giá các tiêu chuẩn của tiêu chí đó;

c) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, d khoản 2; điểm b, c khoản 3; điểm a, b khoản 4; điểm a, b, c khoản 5 Điều 11 phải đạt yêu cầu.

2. Không đạt tiêu chuẩn:

Trường được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng của ngành, nghề được đánh giá khi không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11: Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

1. Tiêu chí 1- Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

a) Tiêu chuẩn 1.1: Mục tiêu của chương trình đào tạo phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của trường và nhu cầu của thị trường lao động.

b) Tiêu chuẩn 1.2: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, nhu cầu của người học, đơn vị sử dụng lao động, các bên liên quan khác, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và được công bố công khai.

c) Tiêu chuẩn 1.3: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được tích hợp năng lực số cho phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập.

d) Tiêu chuẩn 1.4. Chuẩn đầu ra của tất cả các mô đun, môn học được xây dựng phù hợp và tương thích với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

2. Tiêu chí 2 - Cấu trúc và nội dung của chương trình, giáo trình đào tạo

a) Tiêu chuẩn 2.1: cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo có đầy đủ thông tin, cấu trúc logic, có tính linh hoạt được cập nhật, phê duyệt, ban hành.

b) Tiêu chuẩn 2.2: Chương trình đào tạo được thiết kế và phát triển dựa trên nhu cầu và phản hồi của các bên liên quan, bảo đảm đạt được chuẩn đầu ra. Mỗi môn học, mô đun phải thể hiện vị trí, vai trò và tiến trình đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

c) Tiêu chuẩn 2.3: Chương trình đào tạo được rà soát, đánh giá, cập nhật và cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của ngành, địa phương.

d) Tiêu chuẩn 2.4: Giáo trình được biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành đủ cho các mô đun, môn học của chương trình đào tạo.

đ) Tiêu chuẩn 2.5: Giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo; phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bảo đảm yêu cầu đặc thù của ngành, nghề đào tạo.

e) Tiêu chuẩn 2.6: Giáo trình được rà soát, đánh giá và cập nhật theo quy định, đáp ứng sự đổi mới của chương trình đào tạo.

3. Tiêu chí 3 - Hoạt động đào tạo

a) Tiêu chuẩn 3.1: Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật. Các hoạt động tư vấn tuyển sinh giúp người học lựa chọn đúng ngành, nghề đào tạo, phát huy năng lực, sở trường của người học.

b) Tiêu chuẩn 3.2: Các phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung, mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

c) Tiêu chuẩn 3.3: Các hoạt động dạy và học phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm của người học, thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời.

d) Tiêu chuẩn 3.4: Trường ban hành và áp dụng quy trình phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn người học thực hành, thực tập tại nơi làm việc.

đ) Tiêu chuẩn 3.5: Trường ban hành và áp dụng quy trình tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng cho người tốt nghiệp bảo đảm công bằng, minh bạch; hồ sơ lưu trữ đầy đủ, rõ ràng.

e) Tiêu chuẩn 3.6: Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học đa dạng, tương thích với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và các mục tiêu dạy và học.

g) Tiêu chuẩn 3.7: Kết quả kiểm tra, đánh giá người học được tổng hợp, phân tích và phản hồi kịp thời để cải thiện việc giảng dạy và học tập.

4. Tiêu chí - Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

a) Tiêu chuẩn 4.1: Đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn; có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu chương trình đào tạo và các quy định về tổ chức đào tạo có liên quan.

b) Tiêu chuẩn 4.2: Đội ngũ nhà giáo được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực và kinh nghiệm. Bảo đảm tất cả các mô đun, môn học thuộc chương trình đào tạo có đủ nhà giáo giảng dạy; bảo đảm tỉ lệ số người học/lớp và tỉ lệ quy đổi người học/nhà giáo.

c) Tiêu chuẩn 4.3: Có kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm về số lượng và chất lượng đối với chương trình đào tạo. Đội ngũ nhà giáo tích cực tham gia nghiên cứu, các hội thi liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo.

d) Tiêu chuẩn 4.4: Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của nhà giáo được xác định có tính hệ thống, có kế hoạch và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu. Nhà giáo được thường xuyên học tập, bồi dưỡng, thực hành, thực tập tại thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của trường.

đ) Tiêu chuẩn 4.5: Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong xây dựng và tổ chức triển khai chương trình đào tạo. Được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

e) Tiêu chuẩn 4.6: Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên được đánh giá, công nhận, khuyến khích để cải tiến liên tục chất lượng của chương trình đào tạo.

5. Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị và học liệu

a) Tiêu chuẩn 5.1: Phòng học, phòng học chuyên môn hóa, khu vực thực hành, thực nghiệm, thực tập bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành, các yêu cầu công nghệ và bền vững môi trường. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được xác định và triển khai bao gồm các nhu cầu, điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật và các yếu tố nhạy cảm giới.

b) Tiêu chuẩn 5.2: Thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, bố trí hợp lý, bảo đảm các yêu cầu sư phạm, an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường.

c) Tiêu chuẩn 5.3: Trường ban hành và áp dụng quy trình quản lý, cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu. Nguyên, nhiên, vật liệu được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện; đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo kế hoạch và tiến độ đào tạo.

d) Tiêu chuẩn 5.4: Thư viện, thư viện số, nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động dạy, học, nghiên cứu, bảo đảm cập nhật những tiến bộ về công nghệ thông tin.

đ) Tiêu chuẩn 5.5: Thiết bị, đồ dùng dạy học, các điều kiện đào tạo trực tuyến phù hợp và được cập nhật đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

e) Tiêu chuẩn 5.6: Năng lực đội ngũ nhân viên hỗ trợ về cơ sở vật chất và trang thiết bị được xác định và được đánh giá đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học của trường.

6. Tiêu chí 6 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học

a) Tiêu chuẩn 6.1: Các thông tin về ngành, nghề, chương trình đào tạo và việc tổ chức thực hiện, quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường và các chế độ, chính sách đối với người học được mô tả rõ ràng, đầy đủ và dễ tiếp cận.

b) Tiêu chuẩn 6.2: Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định; trường thực hiện chính sách khen thưởng, động viên khuyến khích, hỗ trợ kịp thời cho người học trong quá trình học tập.

c) Tiêu chuẩn 6.3: Trường cung cấp các dịch vụ tư vấn, trợ giúp người học về thị trường lao động, việc làm và phát triển nghề nghiệp.

d) Tiêu chuẩn 6.4: Các hoạt động tư vấn học tập, ngoại khóa, hoạt động phong trào và các dịch vụ hỗ trợ khác giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Môi trường xã hội và cảnh quan sư phạm tạo thuận lợi cho hoạt động học tập, rèn luyện và phát triển cá nhân của người học.

7. Tiêu chí 7 - Giám sát đánh giá chất lượng

a) Tiêu chuẩn 7.1: Các chính sách, quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo được xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến.

b) Tiêu chuẩn 7.2: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tại các khu vực học tập, rèn luyện và các dịch vụ khác được giám sát, đánh giá và cải tiến.

c) Tiêu chuẩn 7.3: Có hệ thống khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi từ đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình đào tạo.

d) Tiêu chuẩn 7.4: Trường thực hiện tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng.

đ) Tiêu chuẩn 7.5: Tỷ lệ tốt nghiệp, bỏ học và thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát, đối sách để cải tiến chất lượng.

e) Tiêu chuẩn 7.6: Dữ liệu về mức độ đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác lập và giám sát. Mức độ hài lòng của người tốt nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

g) Tiêu chuẩn 7.7: Tỷ lệ có việc làm, khởi nghiệp và nâng cao trình độ của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, tối thiểu 80% người học có việc làm.

MỤC 2

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 12. Các tiêu chí và điểm đánh giá chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

1. Các tiêu chí

Tiêu chí 1 - Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

Tiêu chí 2 - Cấu trúc nội dung của chương trình, giáo trình đào tạo;

Tiêu chí 3 - Hoạt động đào tạo;

Tiêu chí 4 - Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên;

Tiêu chí 5 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học;

Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu;

Tiêu chí 7 - Giám sát đánh giá chất lượng và kết quả đầu ra.

2. Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 4 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định trên cơ sở cơ sở đào tạo tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn và duy trì ít nhất trong 01 năm tính đến thời điểm đánh giá đối chương trình đào tạo.

Điều 13: Đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

1. Đạt tiêu chuẩn

Cơ sở đào tạo được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp của ngành, nghề được đánh giá khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên;

b) Điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định đạt từ 60% tổng điểm đánh giá các tiêu chuẩn của tiêu chí đó;

c) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c khoản 2; điểm b, d khoản 3; điểm a, b khoản 4; điểm a, b khoản 5 Điều 14 phải đạt yêu cầu.

2. Không đạt tiêu chuẩn

Cơ sở đào tạo được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp của nghề được đánh giá khi không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo sơ cấp

1. Tiêu chí 1 - Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

a) Tiêu chuẩn 1.1: Mục tiêu của chương trình đào tạo phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của cơ sở đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động.

b) Tiêu chuẩn 1.2: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, nhu cầu của người học, đơn vị sử dụng lao động, các bên liên quan khác và được công bố công khai. Chuẩn đầu ra của tất cả các mô đun, môn học được xây dựng phù hợp và tương thích với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

2. Tiêu chí 2 - Cấu trúc và nội dung của chương trình, giáo trình đào tạo

a) Tiêu chuẩn 2.1: cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo có đầy đủ thông tin, cấu trúc logic, có tính linh hoạt được cập nhật, phê duyệt, ban hành. Mỗi môn học, mô đun phải thể hiện vị trí, vai trò và tiến trình đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

b) Tiêu chuẩn 2.2: Chương trình đào tạo được thiết kế và phát triển dựa trên nhu cầu và phản hồi của các bên liên quan, bảo đảm đạt được chuẩn đầu ra; được rà soát, đánh giá, cập nhật và cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của ngành, địa phương.

c) Tiêu chuẩn 2.3: Giáo trình được biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành đủ cho các mô đun, môn học của chương trình đào tạo. Giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo; phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bảo đảm yêu cầu đặc thù của ngành, nghề đào tạo.

d) Tiêu chuẩn 2.4: Giáo trình được rà soát, đánh giá và cập nhật theo quy định, đáp ứng sự đổi mới của chương trình đào tạo.

3. Tiêu chí 3 - Hoạt động dạy và học

a) Tiêu chuẩn 3.1: Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật. Các hoạt động tư vấn tuyển sinh giúp người học lựa chọn đúng ngành, nghề đào tạo, phát huy năng lực/sở trường của người học.

b) Tiêu chuẩn 3.2: Các phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung, mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

c) Tiêu chuẩn 3.3: Các hoạt động dạy và học phát huy tính tích cực, tự giác, thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tự học và học tập suốt đời.

d) Tiêu chuẩn 3.4: Thực hiện việc tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng cho người tốt nghiệp bảo đảm công bằng, minh bạch; hồ sơ lưu trữ đầy đủ, rõ ràng. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học đa dạng, tương thích với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và các mục tiêu dạy và học.

đ) Tiêu chuẩn 3.5: Kết quả kiểm tra, đánh giá người học được được tổng hợp, phân tích và phản hồi kịp thời để cải thiện việc giảng dạy và học tập.

4. Tiêu chí 4 - Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

a) Tiêu chuẩn 4.1: Đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn; có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu chương trình đào tạo và các quy định về tổ chức đào tạo có liên quan.

b) Tiêu chuẩn 4.2: Nhà giáo được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực và kinh nghiệm. Bảo đảm tất cả các mô đun, môn học thuộc chương trình đào tạo có đủ nhà giáo giảng dạy; bảo đảm tỉ lệ số người học/lớp và tỉ lệ quy đổi người học/nhà giáo.

d) Tiêu chuẩn 4.3: Nhà giáo được thường xuyên học tập, bồi dưỡng, thực hành, thực tập tại thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của nhà giáo.

d) Tiêu chuẩn 4.4: Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong xây dựng và tổ chức triển khai chương trình đào tạo. Được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu

a) Tiêu chuẩn 5.1: Phòng học, phòng học chuyên môn hóa, khu vực thực hành, thực nghiệm, thực tập bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành, các yêu cầu công nghệ và bền vững môi trường. Thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo. Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, bố trí hợp lý, bảo đảm các yêu cầu sư phạm, an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường.

b) Tiêu chuẩn 5.2: Nguyên, nhiên, vật liệu được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện; đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo kế hoạch và tiến độ đào tạo.

c) Tiêu chuẩn 5.3: Cơ sở đào tạo cung cấp nguồn học liệu đầy đủ, phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động dạy, học.

d) Tiêu chuẩn 5.4: Thiết bị, đồ dùng dạy học, các điều kiện đào tạo trực tuyến phù hợp và được cập nhật đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

6. Tiêu chí 6 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học

a) Tiêu chuẩn 6.1: Các thông tin về ngành, nghề, chương trình đào tạo và việc tổ chức thực hiện: quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của của cơ sở đào tạo và các chế độ, chính sách đổi với người học được mô tả rõ ràng, đầy đủ và dễ tiếp cận.

b) Tiêu chuẩn 6.2: Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định; cơ sở đào tạo thực hiện chính sách khen thưởng, động viên khuyến khích, hỗ trợ kịp thời cho người học trong quá trình học tập.

c) Tiêu chuẩn 6.3: Cơ sở đào tạo cung cấp các dịch vụ tư vấn, trợ giúp người học về thị trường lao động, việc làm và phát triển nghề nghiệp.

7. Tiêu chí 7 - Giám sát đánh giá chất lượng

a) Tiêu chuẩn 7.1: Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên, kịp thời điều chỉnh để bảo đảm sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra.

b) Tiêu chuẩn 7.2: Cơ sở đào tạo thực hiện tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, thực hiện các biện pháp cải tiến nhằm bảo đảm chất lượng đầu ra và không ngừng nâng cao chất lượng.

c) Tiêu chuẩn 7.3: Tỷ lệ việc làm bao gồm cả tự tạo việc làm và học nâng cao trình độ của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, tối thiểu 80% người học có việc làm.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 16. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.

2. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 17. Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 18. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Thực hiện tự đánh giá chất lượng theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

Điều 19. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

2. Báo cáo tình hình áp dụng các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành (từ ngày      tháng .... năm 20....). Thông

tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

3. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo thực hiện đánh giá ngoài trước thời điểm thông tư này có hiệu lực 30 ngày thì tiếp tục hoàn thiện đánh giá và công nhận chất lượng chất lượng cho đến khi cơ sở hoàn thành đánh giá ngoài nhưng không quá 90 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để kịp thời xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng,

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- Toà án nhân dân tối cao,

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Sở LĐTBXH các tình, thành phố trực thuộc trung ương,

- Công báo; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTBXH,

- Lưu VT,TCGDNN (20).

BỘ TRƯỞNG

Đào Ngọc Dung

Phụ lục 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số           /2023/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2023

của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ĐIỂM CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

TT

Tên tiêu chí

Số tiêu chuẩn

Điểm chuẩn

1

Tiêu chí 1- Sứ mạng, mục tiêu và quản lý

5

10

2

Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo

8

16

3

Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên

7

14

4

Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình

7

14

5

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị

8

16

6

Tiêu chí 6 - Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

4

8

7

Tiêu chí 7- Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học

5

10

8

Tiêu chí 8 - Giám sát, đánh giá chất lượng

6

12

Tổng

50

100

Phụ lục 02


(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2023 của

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ĐIỂM CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

TT

Tên tiêu chí

Số tiêu chuẩn

Điểm chuẩn

1

Tiêu chí 1 - Sứ mạng, mục tiêu, quản lý, quản trị

3

12

2

Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo

5

20

3

Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên

4

16

4

Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình

4

16

5

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

4

16

7

Tiêu chí 6: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học

3

12

8

Tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng

2

8

Tổng

25

100

Phụ lục 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2023
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ĐIỂM CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG

TT

Tên tiêu chí

Số tiêu chuẩn

Điểm chuẩn

1

Tiêu chí 1 - Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

4

10

2

Tiêu chí 2 - Chương trình, giáo trình

6

15

3

Tiêu chí 3 - Hoạt động đào tạo

7

17,5

4

Tiêu chí 4 - Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

6

15

5

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị

6

15

6

Tiêu chí 6 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học

4

10

7

Tiêu chí 7 - Giám sát đánh giá chất lượng

7

17,5

Tổng

40

100

Phụ lục 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2023

của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ĐIỂM CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

TT

Tên tiêu chí

Số tiêu chuẩn

Điểm chuẩn

1

Tiêu chí 1 - Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2

8

2

Tiêu chí 2 - Cấu trúc nội dung của chương trình, giáo trình đào tạo

4

16

3

Tiêu chí 3 - Hoạt động đào tạo

5

20

4

Tiêu chí 4 - Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

4

16

5

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu

4

16

6

Tiêu chí 6 - Người học và hoạt động hỗ trợ người học

3

12

7

Tiêu chí 7 - Giám sát đánh giá chất lượng và kết quả đầu ra

3

12

Tổng

25

100

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi