Công văn 3526/BGDĐT-KHTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện các hoạt động bền vững của Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3526/BGDĐT-KHTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3526/BGDĐT-KHTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 18/06/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 3526/BGDĐT-KHTC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 3526/BGDĐT-KHTC V/v: Hướng dẫn thực hiện các hoạt động bền vững của Dự án PEDC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2010 |
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và một số nhà tài trợ, triển khai từ năm 2004 đến năm 2010 tại những vùng khó khăn nhất của 40 tỉnh, thành phố.
Qua quá trình thực hiện, một số hoạt động thí điểm của Dự án đã được chính các địa phương thụ hưởng và các nhà tài trợ đánh giá là có ý nghĩa và thực sự cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở vùng sâu vùng xa, cũng như góp phần tăng khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học của đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tiếp tục duy trì ở những địa phương đã được triển khai Dự án trong thời gian qua, đồng thời nhân rộng các hoạt động có tính chất sáng kiến đó để thực hiện trên toàn quốc. Trước hết là các hoạt động sau:
1. Nhân viên hỗ trợ giáo viên (NVHTGV) và Chương trình chuẩn bị đến trường (CBĐT)
NVHTGV là những người được thuê hợp đồng có thời hạn để tham gia thực hiện Chương trình CBĐT tại các trường, điểm trường với mục đích hỗ trợ trẻ em người dân tộc thiểu số nói tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2, đặc biệt là trẻ em sống ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, gặp nhiều khó khăn với chương trình học tập trong 3 năm đầu của cấp tiểu học. NVHTGV cùng với giáo viên lớp 1 tổ chức Chương trình CBĐT ngắn ngày (thời lượng 2 tháng/60 bài học) cho trẻ dân tộc thiểu số, giúp tăng số lượng học sinh đi học và hỗ trợ trẻ chuyển tiếp thuận lợi từ lớp mẫu giáo sang lớp 1. NVHTGV cũng hỗ trợ cá nhân trẻ có nhu cầu đặc biệt, cũng như trẻ khuyết tật.
NVHTGV không chỉ hỗ trợ giáo viên và học sinh, mà còn là cầu nối ngôn ngữ, văn hóa giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. 2/3 thời gian của NVHTGV là hỗ trợ giáo viên và học sinh trong lớp học, thời gian còn lại là cộng tác với gia đình học sinh. Cộng tác với gia đình học sinh đặc biệt hữu ích trong các cộng đồng dân tộc thiểu số vì hầu hết phụ huynh học sinh chỉ giao tiếp được bằng tiếng dân tộc. NVHTGV không chỉ thuyết phục phụ huynh đưa con em đến truờng, đi học thường xuyên mà còn đưa ra lời khuyên học tập để các gia đình có thể hỗ trợ trẻ tại nhà.
Dự án PEDC đã tuyển dụng được 7.200 NVHTGV và tổ chức hơn 5.000 lớp tập huấn Chương trình CBĐT. Tiêu chí để lựa chọn NVHTGV là những người thành thạo tiếng dân tộc và tiếng Việt (ưu tiên những người dân tộc thiểu số), sống gần trường học, yêu thích việc giúp đỡ trẻ em trong học tập và sinh hoạt và được cộng đồng dân cư địa phương tín nhiệm.
Qua quá trình triển khai thực hiện Dự án PEDC, sáng kiến NVHTGV và Chương trình CBĐT được đánh giá có những hiệu quả tích cực là: (i) Có tác động mạnh mẽ đến cơ hội tiếp cận trường tiểu học của học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; (ii) Đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận giáo dục hòa nhập; (iii) Tạo ra liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình học sinh và hỗ trợ cá nhân học sinh.
2. Quỹ hỗ trợ điểm trường (HTĐT)
Quỹ hỗ trợ trường/điểm trường là khoản kinh phí cung cấp hàng năm cho trường/điểm trường với mục đích hỗ trợ mua sắm nhỏ, hỗ trợ một số hoạt động giáo dục cho trẻ em, đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường.
Các nội dung chi tiêu từ Quỹ HTĐT bao gồm:
- Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi học như: mua sắm quần áo, giầy dép, lương thực, dụng cụ học tập, dụng cụ thể thao, văn nghệ…
- Hỗ trợ giải quyết các khó khăn về sinh hoạt của học sinh tại lớp học như: mua sắm bình đựng nước, ấm đun nước, cốc uống nước, tủ thuốc…
- Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến Chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước khi vào lớp 1 như: mua sắm tài liệu giảng dạy, đồ dùng dạy và học...
- Hỗ trợ các hoạt động xây dựng môi trường học tập trong lớp có sự tham gia của cộng đồng như: mua sắm đồ dùng và vật liệu để tổ chức không gian lớp học, sửa chữa bàn ghế, bảng lớp, cửa sổ, sân chơi… Hỗ trợ cải tạo trường lớp, quan tâm tạo lối đi cho học sinh khuyết tật.
- Hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoại khoá liên quan đến giáo dục để nâng cao sự hiểu biết của học sinh bằng tiếng địa phương và tiếng Việt, khuyến khích sự tham gia của các nhóm học sinh khác nhau (như nhóm học sinh gái và nhóm học sinh dân tộc thiểu số...).
Dự án PEDC là dự án đầu tiên triển khai sáng kiến thực hiện Quỹ hỗ trợ trường/điểm trường cho học sinh tiểu học khó khăn ở 40 tỉnh khó khăn nhất về giáo dục, Quỹ có tác động tích cực trong việc: (i) Hỗ trợ các em đi học và học tập chăm chỉ, góp phần làm giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học của học sinh tiểu học; (ii) Hỗ trợ các trường và điểm trường đạt Mức chất lượng trường tối thiểu; (iii) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng thông qua hoạt động lập đề xuất và sử dụng Quỹ.
3. Cán bộ phát triển cộng đồng và cán bộ lập kế hoạch cấp huyện
Trong phạm vi Dự án PEDC, cán bộ phát triển cộng đồng và cán bộ lập kế hoạch cấp huyện là các vị trí lao động hợp đồng tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Mỗi huyện Dự án đã tuyển được một cán bộ lập kế hoạch và một cán bộ phát triển cộng đồng (huyện có nhiều điểm trường có thể tuyển 2 cán bộ phát triển cộng đồng).
Nhiệm vụ của cán bộ phát triển cộng đồng là:
- Thực hiện khảo sát để xác định các nhu cầu của giáo viên, nhu cầu tăng cường tiếng Việt cho trẻ trước tuổi đến trường.
- Tổ chức các khóa tập huấn cho giáo viên điểm trường và hiệu trưởng trường chính, tập huấn cho cộng đồng và cha mẹ học sinh về việc quản lý Quỹ hỗ trợ điểm trường.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật bằng việc phân phối tài liệu giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tới các cộng đồng.
- Tham gia kiểm tra hoạt động thí điểm về NVHTGV, hỗ trợ hiệu trưởng trường chính và giáo viên điểm trường trong việc thực hiện Quỹ hỗ trợ điểm trường, giám sát và tham gia vào việc thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường và điểm trường.
Nhiệm vụ của cán bộ lập kế hoạch cấp huyện là:
- Tham gia và giám sát tổ chức thực hiện kiểm kê Mức chất lượng tối thiểu ở cấp huyện: tham dự tập huấn; giám sát cán bộ trực tiếp kiểm kê Mức chất lượng tối thiểu; xử lý, phân tích dữ liệu, lập báo cáo kiểm kê của Ban điều hành Dự án huyện.
- Hỗ trợ Ban điều hành Dự án huyện trong việc lập kế hoạch tổng thể Mức chất lượng tối thiểu cấp huyện và kế hoạch hoạt động hàng năm; hỗ trợ thực hiện các loại báo cáo của Ban điều hành Dự án huyện.
Qua thời gian triển khai Dự án PEDC đã cho thấy các cán bộ phát triển cộng đồng và cán bộ lập kế hoạch cấp huyện đã góp phần tích cực trong việc thực hiện Mức chất lượng trường tối thiểu: (i) Huy động và duy trì sự tham gia của cộng đồng trong công tác giáo dục ở địa phương; (ii) Hỗ trợ một số hoạt động sáng kiến bền vững của Dự án PEDC (NVHTGV, Quỹ HTĐT, kiểm kê Mức chất lượng tối thiểu...); (iii) Lập Kế hoạch thực hiện Mức chất lượng tối thiểu cấp huyện.
Trên đây là ba trong số những sáng kiến thực sự có hiệu quả của Dự án PEDC được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích và hướng dẫn thực hiện ở các địa phương.
Đối với hoạt động NVHTGV và Chương trình CBĐT: Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện một trong những phương án tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số bằng cách trích một phần kinh phí từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo để mua sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục và cấp miễn phí cho đối tượng học sinh này. Bên cạnh đó, để góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ em vào lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ em năm tuổi có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng 120.000 đồng, hỗ trợ một phần tiền học phí đối với trẻ em thuộc diện chính sách học ở trường mầm non tư thục.
Đối với những nội dung hoạt động của Quỹ hỗ trợ trường/điểm trường: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu và đề xuất xây dựng thành chính sách chung, triển khai đại trà từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 là hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông có hoàn cảnh khó khăn với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác. Văn bản hướng dẫn thực hiện đang được liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng.
Đối với vị trí cán bộ phát triển cộng đồng và cán bộ lập kế hoạch cấp huyện: Việc tăng biên chế hoặc bổ sung kinh phí ngay cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo để tiếp tục duy trì hai vị trí này còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện để tiếp tục duy trì các hoạt động được thực hiện bởi cán bộ phát triển cộng đồng và cán bộ lập kế hoạch cấp huyện của Dự án PEDC trong thời gian qua.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục xem xét, đánh giá và hướng dẫn thêm những sáng kiến bền vững của Dự án PEDC và của các chương trình, dự án giáo dục khác. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương nghiên cứu các sáng kiến nói trên, chủ động đề xuất giải pháp và sử dụng các nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo, các chương trình, dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (như: Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học - SEQAP, nguồn huy động xã hội hóa, kinh phí tự cân đối của các địa phương...) để vận dụng triển khai các sáng kiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương mình, hỗ trợ có hiệu quả cho trẻ em dân tộc, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để tăng khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây