Công văn 3390/GDĐT-TH của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn chuyên môn tiếng Anh cấp Tiểu học năm học 2017-2018

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3390/GDĐT-TH

Công văn 3390/GDĐT-TH của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn chuyên môn tiếng Anh cấp Tiểu học năm học 2017-2018
Cơ quan ban hành: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí MinhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3390/GDĐT-THNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Văn Hiếu
Ngày ban hành:13/09/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 3390/GDĐT-TH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 3390/GDĐT-TH DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 3390/GDĐT-TH PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

S: 3390/GDĐT-TH
Về Hướng dẫn chuyên môn tiếng Anh cấp Tiểu học năm học 2017-2018.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 09 năm 2017

 

 

Kính gi: Phòng Giáo dục và Đào tạo các Quận, Huyện.

 

Căn cứ quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng về việc phê duyệt Đ án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;

Căn c Quyết định số 448/QD-UBND ngày 31/01/2012 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020” (Quyết định 448);

Căn cứ công văn s 4329/BGDĐT-TH của B Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) ngày 27/6/2013 về “Chấn chnh việc sử dụng SGK, tài liệu dạy tiếng Anh cấp tiểu học”;

Căn cứ công văn 3868/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày 22/8/2017 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2017-2018;

Căn cứ kế hoạch năm học 2017 - 2018;

SGD & ĐT hướng dẫn chuyên môn việc giảng dạy tiếng Anh cấp Tiểu học như sau:

I. TRỌNG TÂM NĂM HỌC

Tiếp tục chỉ đạo việc qun lý, t chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đổi mới phương pháp dạy - học và bo đm các điều kiện để triển khai dạy học Tiếng Anh tiểu học đạt hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học đ số lượng và chất lượng; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dc; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, chuẩn bị tốt cho việc triển khai môn học này với tư cách là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

II. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

1. Các loại hình dạy-học tiếng Anh trong trường Tiểu học

1.1. Các trường tổ chức cho học sinh Tiểu học được học Tiếng Anh theo một trong các loại hình sau (học sinh lớp 1, 2, 3 tiếp tục vận động 100% học sinh được học Tiếng Anh);

+ Tiếng Anh Tăng Cường (8 tiết/ tuần)

+ Tiếng Anh Đề Án (4 tiết/ tuần)

+ Tiếng Anh Tự Chọn (4 tiết/ tuần, cuốn chiếu và kết thúc vào năm 2020, không tổ chức ở lớp 1, 2, 3).

+ Dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh Tích Hp chương trình Anh và Việt Nam. (8 tiết/ tuần, có hướng dẫn riêng)

Trường hợp đối với các trường tiểu học có các lớp học một buổi, Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các trường tổ chức dạy học trên 5 buổi/tuần để dạy Tiếng Anh cho học sinh.

1.2. Căn cứ theo quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ Tướng về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, để triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, học sinh lớp 2, 3, 4, 5 chưa được học tiếng Anh, sẽ học Tiếng Anh theo tài liệu và thời lượng như sau:

- Học sinh bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 2: học quyển 2 của bộ tài liệu 5 quyển “Family and Friends Special Editon” (4 tiết cho chương trình Tiếng Anh Đề án hoặc 8 tiết cho chương trình Tiếng Anh Tăng Cường).

- Học sinh bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3: học quyển 1 của bộ tài liệu 3 quyển “Family and Friends Special Editon” (4 tiết cho chương trình Tiếng Anh Đề án hoặc 8 tiết cho chương trình Tiếng Anh Tăng Cường)

- Học sinh bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 4: học quyển 1nửa quyển 2 của bộ tài liệu 3 quyển “Family and Friends Special Editon” (8 tiết/ tuần).

- Học sinh bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 5: học quyển 1 và quyển 2 của bộ tài liệu 3 quyển “Family and Friends Special Editon” (8 tiết/tuần).

1.3. Đối với các trường chưa đảm bảo điều kiện dạy học môn Tiếng Anh 4 tiết/tuần: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/ huyện hướng dẫn cho các trường tiểu học chủ động xây dựng kế hoạch dạy Tiếng Anh cho học sinh các lớp 3, 4, 5 với thời lượng 2 hoặc 3 tiết/tun; căn cứ vào tài liệu ở mục II.b để lựa chọn nội dung và ngữ liệu phù hợp để dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách hiệu quả; sử dụng bài kiểm tra định kì phù hợp với nội dung đã học, không dùng bài kiểm tra theo chuẩn đầu ra của chương trình được thực hiện đủ 4 tiết/tuần.

1.4. Việc giảng dạy đối với các phần mềm bổ trợ được triển khai khi được phép của các cấp có thẩm quyền, thực hiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh, phù hợp với điều kiện của nhà trường, không bắt buộc và theo hướng dẫn như sau:

 Các chương trình phần mềm bổ trợ; dạy từ 1 đến 2 tiết/ tuần;

o Chương trình Tiếng Anh Đề Án, Tự Chọn: phần mềm b trợ 1 hoặc 2 tiết ngoài 4 tiết chính khóa (tổng là 5-6 tiết cho chương trình 4 tiết/ tuần)

o Chương trình Tiếng Anh Tăng Cường: phn mềm bổ trợ sử dụng 2 tiết trong 8 tiết chính khóa (tổng là 8 tiết/ tuần)

1.5. Giáo viên bản ngữ tham gia giảng dạy với giáo viên tiếng Anh tiểu học từ 1 đến 2 tiết/tuần cho các chương trình Tiếng Anh Tự Chọn, Tiếng Anh Đề Án, Tiếng Anh Tăng Cường và dạy theo tài liệu đang sử dụng tại trường.

2. Thực hiện chương trình

2.1. Lớp 1: (lưu ý thực hiện 5 phút ngh giữa tiết đối với học sinh lớp 1)

- Học kỳ 1

Tuần 1: Học sinh ổn định lớp theo hướng dẫn của Giáo viên chủ nhiệm.

Tuần 2 đến tuần 18: Giáo viên giúp HS làm quen với tiếng Anh (tuyệt đối không sử dụng bất cứ tài liệu giảng dạy nào), hướng dẫn các khẩu lệnh quản lý lớp hc, các câu vè, cách chia nhóm, hướng dẫn HS nội quy lớp học bằng tiếng Anh, làm quen với ngoại ngữ thông qua các trò chơi, bài hát, cách tự giới thiệu về mình (tên, tuổi, gia đình, sở thích,...). Các trường chỉ dạy cho học sinh kỹ năng nghe - nói, phát âm các âm đặc trưng trong tiếng Anh, tuyệt đối không sử dụng thời gian này để dạy viết, văn phạm hoặc làm việc khác.

- Học kỳ 2

Tun 19 đến tuần 35: HS chính thức học chương trình tiếng Anh lớp 1.

2.2. Lớp 2, 3, 4, 5:

Tuần 1: Ổn định lớp, hướng dẫn HS tham gia thiết kế nội quy lớp học bằng tiếng Anh, ôn tập lại kiến thức lớp dưới.

Tuần 2 đến tuần 35: HS chính thức học chương trình tiếng Anh

3. Tài liệu dạy học, phần mềm bổ trợ: chọn một trong các tài liệu sau:

3.1. Tiếng Anh Tăng Cường, Tiếng Anh Đề Án, Tiếng Anh Tự Chọn (4 tiết/tuần)

+ Family and Friends Special Edition

+ Let’s Learn English

+ Gogo loves English

+ UK English Programme

3.2. Phần mềm bổ trợ (2 tiết/tuần)

+ Các phần mm Dynet, Phonics Learning Box UK, E-Study, I-Learn, I-Smart: sử dụng tài liệu kèm theo phn mm b trợ đã được Bộ Giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh thẩm định và cho phép sử dụng.

+ Việc dạy học Toán, Khoa thực nghiệm với giáo viên bản ngữ theo giáo trình Amazing Science & Math in My World của Trung tâm Ngoại ngữ Liên Lục Địa được thực hiện theo công văn số 3119/GDĐT-TH ngày 14/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.3. Phần 4 tiết còn lại của chương trình Tiếng Anh Tăng Cường:

+ Sử dụng các tài liệu bổ trợ đã được Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hoặc tổ chức biên soạn.

+ Hoạt động giảng dạy cho 4 tiết còn lại của Tiếng Anh Tăng Cường như sau:

Tên hoạt động giảng dạy

Thời lượng

Nội dung giảng dạy

Hoạt động đọc, kể chuyện (Story telling / reading)

5 phút

Được tiến hành 5 phút trước, giữa hoặc cuối tiết hc. Hoạt động này nhằm hình thành thói quen đọc sách và xây dựng môi trường ngôn ngữ cho trẻ. Học sinh cần đọc được ít nhất một truyện/học kỳ. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu một số từ và ý chính của truyện để học sinh có thể kể lại, không bắt buộc HS học thuộc truyện.

Giảng dạy tiếng Anh qua Toán và Khoa học

1 tiết toán, 1 tiết khoa học / tuần

Giúp HS làm quen, tiếp cận các thuật ngữ tiếng Anh qua Toán, Khoa học một cách tự nhiên.

Niềm đam mê đọc sách (My passion for Reading)

luân phiên mỗi tuần 1 tiết

Hình thành văn hóa đọc cho học sinh qua Các hoạt động như: kể chuyện, giới thiệu, viết thư chia sẻ với người thân về quyển sách học sinh yêu thích; làm thẻ chặn sách (bookmark), làm thiệp, làm tranh, làm poster về quyển sách mình yêu thích...

Vòng tròn đọc hiểu (Reading Circle)

Sau khi đọc truyện, học sinh ghi nhận nội dung, phát biu cảm tưởng về nhân vật trong truyện, ghi nhận thành bài viết để làm minh chng cho việc đánh giá học sinh.

Giảng dạy tiếng Anh qua văn hóa Việt Nam

Cung cấp những kiến thức thực tế cơ bn về thành phố Hồ Chí Minh như vị trí, con người, khí hậu, lễ hội, làng nghề, đặc sản, cảnh quan môi trường. Hoạt động này giúp HS sử dụng tiếng Anh đgiới thiệu với khách nước ngoài về thành phố của mình.

Hoạt động “Dạy học theo dự án” (Project based activitives)

luân phiên mỗi tuần 1 tiết

GV dựa trên các hoạt động “Dạy học theo dự án” đ tạo môi trường thực tế sử dụng tiếng Anh khi HS tạo ra sn phẩm của mình sau 1 tiết học. Tránh biến gi học này thành giờ “mỹ thuật, thủ công”.

Hình thành kỹ năng ngôn ngữ giúp học sinh làm quen với các kì thi Quốc tế

Hình thành các kĩ năng ngôn ngữ giúp học sinh làm quen với các kĩ năng, các dạng ra đ, khuyến khích học sinh tham dự các kỳ thi lấy chng ch theo chuẩn Quốc tế Pearson Test of English YL, Toefl Primary, Cambridge,...

V. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

1. Tổ chức cụm chuyên môn và phân công thực hiện chuyên đề cụm như sau:

+ Cụm 1: Quận 1, 4, 7, 8, Nhà Bè, Cần Giờ. Phtrách chuyên môn cm: Chuyên viên Tiếng Anh Q.1.

+ Cụm 2: Quận 5, 6, 10, 11, Bình Tân, Bình Chánh. Phụ trách chuyên môn cm: Chuyên viên Tiếng Anh Q. Bình Chánh.

+ Cụm 3: Quận 2, 3, 9, Gò vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức. Ph trách chuyên môn cm: Chuyên viên Tiếng Anh Q. Bình Thạnh.

+ Cụm 4: Quận 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn, Củ Chi. Ph trách chuyên môn cm: Chuyên viên Tiếng Anh Q. Tân Bình.

2. Lịch sinh hoạt chuyên môn:

+ Cụm 1: Tổ chức Chuyên đề thành phố “Sử dụng bảng tương tác hiệu quả trong việc giảng dạy tiếng Anh”. Thời gian: tuần thứ 2 tháng 10/2017.

+ Cụm 4: Tổ chức Chuyên đề thành phố “Phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo hướng giao tiếp trong hoạt động nhóm”. Thời gian: tuần thứ 1 tháng 4/2018.

+ Cụm 2, 3: Tổ chức các chuyên đ theo nhu cầu của cụm.

+ Ngày sinh hoạt tổ bộ môn: Thứ 6 hàng tuần.

+ Tổ bộ môn Tiếng Anh sinh hoạt định k hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có yêu cầu của lãnh đạo nhà trường. Giáo viên của các đơn v dạy các phần mềm bổ trợ, giáo viên bản ngữ, giáo viên Tích hp cùng tham gia sinh hoạt, trao đổi chuyên môn với tổ bộ môn nhà trường.

+ Quận, cụm chuyên môn: sinh hoạt theo phân công chuyên đề như trên và theo yêu cu riêng của quận, cụm chuyên môn. Tối thiểu mỗi quận, cụm sinh hoạt chuyên môn 1 lần/học kì.

3. Hình thức sinh hoạt chuyên môn:

Ngoài hình thức tổ chức chuyên đề, thao giảng theo kế hoạch năm học, Sở khuyến khích các hình thức giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu những sáng kiến nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.... giữa các trường trong cùng quận/huyện, giữa các qun/huyện hoc giữa các cụm với nhau. Nội dung chuyên đề, thao giảng cần hướng đến những nội dung thực tế cần thiết, giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, tránh chạy theo hình thức (tuyệt đi không dạy trước, dạy nhiều lần trước khi tổ chức thao giảng, chuyên đề).

Đối với việc thực hiện các chuyên đề, các cụm cần lên kế hoạch tổ chức sinh hoạt và gửi về cho Sở Giáo dục và Đào tạo trước 02 tuần để Sở có kế hoạch cùng hỗ trợ.

4. Dự giờ, thăm lớp:

Việc dự giờ, thăm lớp được thực hiện với tt c giáo viên dạy Tiếng Anh trong nhà trường, kể cả giáo viên của các phần mềm bổ trợ, Tiếng Anh Tích Hợp và giáo viên bn ngữ. Việc dự giờ, thăm lớp nhằm mục đích giúp đỡ, trao đi, để nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên, không nhằm mục đích đánh giá, xếp loại tiết dạy (ngoại trừ trường hợp thực hiện đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên).

Các trường báo cáo việc thực hiện chuyên môn của từng GV trong nhà trường cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện để bộ phận chuyên môn theo dõi hoc có biện pháp hỗ trợ.

5. Sổ theo dõi quá trình học tập tiếng Anh (School Report - English Program)

Đối với các lớp đã sử dụng s School Report - English Program trong những năm qua thì tiếp tục sử dụng cho đến khi thực hiện hết yêu cầu của s (nếu PHHS có nhu cầu), nhưng đồng thi cũng thực hiện theo các quy định của Thông tư 22.

Đối với lớp 1 và các lớp khác chưa thực hiện sổ School Report-English Program thì kể từ năm học 2017-2018 sử dụng Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục và học bạ của lớp học để đánh giá, ghi nhận xét và đim Tiếng Anh cho học sinh theo quy định của thông tư 22.

6. Hoạt động giúp đ giáo viên mới:

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học lên kế hoạch, có danh sách cụ thể giáo viên hướng dẫn và giáo viên mới để phân công giáo viên giỏi, nòng cốt, có kinh nghiệm giúp đỡ giáo viên mới được tuyển dụng. Nếu trường không có giáo viên nòng cốt, Phòng GD&ĐT hướng dẫn giáo viên mới tham gia sinh hoạt chuyên môn chung với các trường đã dạy Tiếng Anh tiểu học lâu năm, có kinh nghiệm. Hoạt động giúp đỡ giáo viên mới cn có kế hoạch, biên bản làm việc giữa lãnh đạo chuyên môn nhà trường, GV hướng dẫn và các GV mới được tuyển dụng.

7. Việc mi giáo viên bản ngữ/ tình nguyn viên/ các phần mềm b tr có giáo viên bn ngữ... tham gia giảng dạy tại trường:

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thẩm định các cá nhân, cơ quan cung cấp giáo viên bản ngữ về giấy phép sử dụng lao động người nước ngoài/ giấy phép lao động/ bằng cấp chuyên môn... theo đúng quy định về việc sử dụng lao động là người nước ngoài trước khi đưa giáo viên bản ngữ vào hỗ trợ giảng dạy trong nhà trường. Trường tiu học phải kí 03 (ba) bn hợp đồng (theo mu do Phòng Giáo dục và Đào tạo soạn) với cơ quan/ cá nhân cung cấp giáo viên bản ngữ: 01 bản dành cho trường, 01 bản cho cơ quan cung cấp và 01 bản nộp cho Phòng Giáo dục. Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo số liệu việc sử dụng giáo viên bản ngữ, tình nguyện viên, các phần mm b trợ giáo viên bản ngữ... về Sở trước ngày 25/9/2017.

+ Giáo viên bản ngữ chỉ được dạy bổ trợ những tài liệu được Sở cho phép sử dụng, tuyệt đối không dạy những tài liệu chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục thẩm định hoặc cho phép (kể cả việc phát “tờ rơi”).

+ Các trường dùng kinh phí xã hội hóa trong việc chi trả cho giáo viên bản ngữ/phần mềm bổ trợ với sự đồng thuận, tự nguyện của phụ huynh, cần đa dạng hóa các phần mềm bổ trợ, không ưu tiên một phần mềm bổ trợ nào dạy hết các chương trình Tiếng Anh trong nhà trường.

+ Trong suốt giờ giáo viên bản ngữ giảng dạy phải có giáo viên Tiếng Anh phụ trách lớp cùng tham gia phối hợp thực hiện (như là một tiết dạy của giáo viên tiếng Anh trên lớp-thực hiện theo quyết định 448: 2 giáo viên/lớp) nhằm phát huy tối đa việc học với giáo viên bản ng. Giáo viên Tiếng Anh phụ trách lớp không được phiên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt cho trẻ.

+ Các trường phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể ngay từ đầu năm học, phối hợp phân chia công việc giảng dạy gia giáo viên bản ngữ và giáo viên tiếng Anh phụ trách lp tại trường để đảm bảo giờ dạy hiệu quả theo đúng chương trình được quy định.

+ Không sử dụng các thiết bị nghe nhìn như cassette, CD, bảng tương tác để nghe nhạc, xem video... trong giờ dạy với giáo viên bản ngữ đ học sinh có cơ hội tương tác, thực hành tiếng với giáo viên bản ngữ.

+ Giáo viên bản ngữ phải gọi học sinh bằng tên tiếng Việt. Tuyệt đối không đặt tên tiếng Anh cho học sinh.

+ Giáo viên bản ngữ, giáo viên dạy phần mềm b trợ cũng là thành viên giáo dục trong nhà trường nên cần tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt của nhà trường ngoài giờ giảng dạy theo yêu cầu của hiệu trưởng.

8. Hot đng “Open House” (ngày hội đón Phụ huynh đến trường và tham gia một tiết hc tiếng Anh)

+ Hoạt động “Open House” tổ chức vào giữa học kỳ 1 để phụ huynh hiểu hơn về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho trẻ Tiểu học, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh của nhà trường.

+ Hình thc hoạt động “Open House”:

1. Phụ huynh xem tiết dạy minh họa (khoảng 15 đến 20 phút);

2. Trao đi giữa phụ huynh, giáo viên tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường.

9. Các hoạt động khác:

+ Duy trì các hoạt động như Vòng tròn đọc hiểu, Kể truyện đầu giờ, Dạy học theo trạm, Niềm đam mê đọc sách, Ngày hội giao tiếp Tiếng Anh, Hội thi Kể chuyện Tiếng Anh, Cuộc thi hùng biện Tiếng Anh... giúp học sinh có cơ hội thực hành và nâng cao kh năng giao tiếp tiếng Anh.

+ Dựa trên những nội dung bồi dưỡng chuyên môn hè của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các quận/huyện tiến hành tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên tiếng Anh ở tất c các chương trình (kể cả giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng). Kế hoạch tập huấn gửi về Phòng GD Tiểu học, Sở GD&ĐT trước ngày 29/09/2017.

VI. KIỂM TRA/ ĐÁNH GIÁ

- Thực hiện theo các quy định của thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 và thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Phòng GD&ĐT các quận, huyện thiết lập ma trận đề thi hướng dẫn cho trường ra đề kiểm tra. Các trường sử dụng các chuẩn đánh giá quốc tế hoặc tương ng với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định Đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT cho tng chương trình.

- Học sinh các lớp Đề án, Tự chọn có nguyện vọng chuyển vào lớp tiếng Anh Tăng Cường chỉ được giải quyết khi nhà trường tiếp nhận tất cả học sinh tiếng Anh Tăng Cường và lớp học vẫn còn chỗ.

- Khuyến khích học sinh tham gia đăng kí dự thi theo các chuẩn quốc tế của Pearson Test of English YL, Toefl Primary, Cambridge,... để đạt chuẩn đầu ra theo quy định.

- Các cấp quản lí giáo dục chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lí, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình bổ trợ và chịu trách nhiệm về cht lượng học Tiếng Anh của học sinh tại đơn vị.

VII. ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC

+ Trường học tổ chức dạy tiếng Anh cần có phòng học ngoại ngữ (Language Lab), phải trang bị âm thanh chuẩn ở từng lớp để việc dạy ngôn ngữ thành công. Tránh việc dạy chay, không thiết bị hỗ trợ hoặc có nhưng chưa đủ (ví dụ: chỉ có bảng tương t mà không quan tâm đến các thiết bị âm thanh).

+ Các lớp dạy tiếng Anh phải được trang trí, kết hợp hài hòa với chương hình tiếng Việt, yêu cầu đảm bảo trong lớp có

ü Thư viện (mini library)

ü Works from our Hearts” để trưng bày “sản phẩm” của học sinh theo các hoạt động học tập, sau đó được cất trong “túi đựng sản phẩm” (folders) có tên và lớp ca học sinh làm minh chứng cho việc giảng dạy của giáo viên đối với từng hoạt động hc tập theo quy định (ví dụ sản phẩm trong các tiết “Project Based Activities”).

ü “Nội quy lớp học” (giáo viên và học sinh xây dựng đầu năm học bằng tiếng Anh nhằm tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ thông qua nội quy lớp học, tránh việc làm đi phó, hình thức, hoặc học sinh không hiểu nghĩa nội quy của lớp.

Sở đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/ huyện chỉ đạo các trường Tiểu học trên địa bàn nghiêm túc thực hiện đúng nội dung văn bản này, trao đổi cụ thể các nội dung trên với các đối tác khi thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học ngày càng tốt hơn./.

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Giám đốc (để báo cáo)
- Các đ
ơn vị có liên quan
- Lưu (VP, TiH)

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Hiếu

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi