Công văn 3335/BGDĐT-KHTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2014

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3335/BGDĐT-KHTC

Công văn 3335/BGDĐT-KHTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2014
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3335/BGDĐT-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Mạnh Hùng
Ngày ban hành:20/05/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 3335/BGDĐT-KHTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 3335/BGDĐT-KHTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

Số: 3335/BGDĐT-KHTC
V/v: xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2014

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013

 

Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo (bao gồm kế hoạch phát triển sự nghiệp, kế hoạch hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học, xây dựng đội ngũ...) năm 2014, với các nội dung như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012 (năm học 2012-2013) và ước thực hiện kế hoạch 2013 (năm học 2013-2014)

1. Thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh, thành phố

Nội dung và yêu cầu đánh giá:

- Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thuộc địa phương quản lý.

- Quy mô học sinh, sinh viên; tỷ lệ học sinh đi học so với dân số trong độ tuổi mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (Lưu ý, đánh giá về tình trạng trẻ em ngoài nhà trường, tập trung vào nhóm trẻ em thiệt thòi, kết hợp tổng hợp số liệu thu thập thường xuyên, các nghiên cứu và khảo sát tham vấn cơ sở, kể cả trẻ em, cộng đồng, cán bộ quản lý để có phân tích toàn diện; phối hợp với cơ quan Thống kê địa phương để cập nhật dân số độ tuổi, cụ thể đến các phân tổ nam, nữ, dân tộc, khuyết tật, di cư...).

- Thực hiện tuyển mới các lớp đầu cấp; kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2012 của các trường thuộc địa phương quản lý.

- Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ; tình hình thực hiện đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tình hình phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, chế độ cử tuyển và theo các chính sách đặc thù.

- Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng cấp học: tình hình và cơ cấu các công trình trong trường học; số lượng phòng học, phòng học bộ môn và tỷ lệ % đáp ứng so với nhu cầu; số lượng phòng thư viện, phòng giáo dục thể chất/phòng tập đa năng, công trình vệ sinh và tỷ lệ % đáp ứng so với nhu cầu; số lượng trường đạt chuẩn quốc gia; số lượng, tỷ lệ % đáp ứng và chất lượng thiết bị dạy học, đào tạo của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các trường cao đẳng, đại học thuộc địa phương quản lý.

- Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, sinh viên (miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn, chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú, bán trú, dân tộc rất ít người...); chính sách đối với giáo viên (phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên, tình hình chuyển xếp lương cho giáo viên hợp đồng trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và dân lập); chính sách đối với nhà trường (xây dựng trường đạt chuẩn, phát triển trường PTDTNT, PTDTBT…).

- Tình hình thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

- Tình hình thu, chi ngân sách chi thường xuyên và huy động các nguồn tài chính; kết quả thực hiện Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010, của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước.

- Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm TBDH và tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn địa phương năm 2012, ước thực hiện trong năm 2013 và những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm TBDH. Tiến độ thực hiện, hiệu quả, những vướng mắc hoặc bất hợp lý về mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức triển khai các chương trình, dự án đầu tư xây dựng và mua sắm TBDH, các chương trình, dự án lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết 80/NQ-CP về giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

- Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo: Đánh giá tình hình thực hiện năm 2012 và ước thực hiện năm 2013 của các dự án thành phần về mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí, cơ chế và biện pháp tổ chức thực hiện.

- Tình hình thực hiện và những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án ODA (chi tiết theo nguồn vốn đầu tư và vốn thường xuyên, bao gồm cả vốn nước ngoài được giao theo phương thức hỗ trợ ngân sách) trong năm 2012 và ước thực hiện 2013. Tình hình thực hiện trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của địa phương và tiến độ giải ngân vốn đối ứng địa phương.

- Các nội dung khác theo đặc thù của địa phương (cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, trường chất lượng cao...).

Lưu ý đánh giá, phân tích thực trạng giáo dục đào tạo của tỉnh/thành phố trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để xác định các yếu tố có thể tác động đến giáo dục và cần được quan tâm trong khi xây dựng kế hoạch, đặc biệt liên quan đến sự phối hợp liên ngành trong phân tích thực trạng, xây dựng mục tiêu, đưa ra các biện pháp, đề xuất điều kiện thực hiện kế hoạch và giám sát đánh giá.

2. Đánh giá chung về thực trạng

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng, nhận định ngắn gọn về các nội dung sau đây:

- Những thành tựu, kết quả nổi bật (so sánh mức độ đạt được với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra).

- Những khó khăn, vướng mắc mà địa phương đang gặp phải (lưu ý về định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên; định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng đối với các cấp học; những bất cập trong việc thực hiện chính sách đối với người học, giáo viên đề nghị sửa đổi hoặc ban hành, các khó khăn, rào cản đối với bình đẳng giáo dục cho trẻ em thiệt thòi cần tiếp tục quan tâm trong năm kế hoạch...)

- Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm (sử dụng phương pháp cây nguyên nhân để bảo đảm phân tích toàn diện, hệ thống).

II. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2014 (năm học 2014 - 2015)

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo, về phát triển kinh tế - xã hội các vùng.

- Kết luận số 51-KL-TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, thông qua các nhiệm vụ trọng tâm: Thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi và triển khai các chính sách phát triển giáo dục mầm non; các đề án, dự án về phát triển trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, tăng cường năng lực dạy và học ngoại ngữ; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng xã hội học tập; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; quy hoạch nguồn nhân lực; bảo đảm thực hiện các chính sách về phát triển giáo dục, đào tạo; xã hội hóa giáo dục và đào tạo...

- Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.

- Định hướng, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đã được xác định trong kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thông qua.

2. Nội dung kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2014

2.1. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch

- Nêu các mục tiêu chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch theo thứ tự lựa chọn ưu tiên.

- Xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch trên từng nội dung: chỉ tiêu phát triển sự nghiệp; các điều kiện bảo đảm cho thực hiện (đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính…). Các chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng theo nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, cụ thể, có thể đánh giá được, có khung thời gian thực hiện, bảo đảm tính khả thi; đặc biệt quan tâm đến quyền trẻ em, và ưu tiên nhóm trẻ thiệt thòi, dễ bị tổn thương.

- Đi kèm với từng mục tiêu, chỉ tiêu nêu ngắn gọn về bối cảnh, phân tích, cân nhắc để lựa chọn mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đó.

Lưu ý phân tích, làm rõ sự kết nối và mối liên hệ giữa mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch với thực trạng, đặc biệt quan tâm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong triển khai thực hiện kế hoạch 2013.

2.2. Kế hoạch đào tạo

- Căn cứ vào đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất của các trường (Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011); các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh, thành phố tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trên cơ sở nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Lập kế hoạch đào tạo theo hình thức cử tuyển của tỉnh và gắn với kế hoạch sử dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.

2.3. Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học

- Căn cứ thực trạng quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đào tạo; kế hoạch phát triển số lượng học sinh, sinh viên các bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX, TCCN, cao đẳng, đại học (thuộc địa phương quản lý); quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở địa phương và định hướng mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học năm 2014 để tính toán, xác định số lượng phòng học cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và khối lượng các loại trang thiết bị mua sắm trong năm. Đặc biệt chú trọng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất trường học theo yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư cơ sở vật chất cần quan tâm thực hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ em thiệt thòi, vùng sâu vùng xa như trẻ em dân tộc thiểu số, hoặc ở những nơi tập trung đông dân số nhập cư có quy mô trẻ em trong độ tuổi đi học tăng nhanh.

- Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục vùng nông thôn và nguồn vốn đầu tư phát triển được huy động, lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu để xác định danh mục các công trình, dự án đầu tư xây dựng, mua sắm TBDH nhằm đạt được từng tiêu chí quốc gia về giáo dục của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, theo thứ tự ưu tiên thực hiện để xác định các công trình, dự án.

- Về đầu tư TBDH, căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các quy định, văn bản hướng dẫn về mua sắm trang thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ bậc học mầm non, phổ thông, tính toán nhu cầu mua sắm bổ sung và thay thế trang thiết bị dạy học ở các bậc học mầm non, phổ thông và trang thiết bị, phòng thí nghiệm trong các cơ sở đào tạo (TCCN, cao đẳng và đại học) do địa phương quản lý năm 2014. Ưu tiên thiết bị cho giáo dục mầm non và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện Dự án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Đối với các địa phương có các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú: Căn cứ vào thực trạng quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kế hoạch phát triển số lượng học sinh để xác định số phòng học, số phòng ở và các trang thiết bị kèm theo, công trình vệ sinh, nước sạch cho học sinh nội trú, số phòng công vụ giáo viên cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và các loại trang thiết bị cần mua sắm mới trong năm.

2.4. Kế hoạch tài chính

Trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo năm 2014 (năm học 2014 - 2015) và các định mức, chế độ, chính sách hiện hành; sở giáo dục và đào tạo chủ trì hướng dẫn xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo toàn tỉnh/thành phố, trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014 xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi NSNN năm 2012, ước thực hiện dự toán năm 2013, các chế độ, chính sách của nhà nước hiện hành và tiếp tục quán triệt chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả các giải pháp thực hiện tiết kiệm đã đề ra.

a) Dự toán chi thường xuyên:

Dự toán chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2014, xây dựng trên cơ sở hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010, trong đó dự toán chi tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương theo đúng các chế độ đã ban hành trước thời điểm lập dự toán và chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo dục và đào tạo đã ban hành (Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 2123/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015, Quyết định số 85/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 1640/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 12/2013/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 61/2006/NĐ-CP; Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và các chính sách khác…). Trên cơ sở định mức trên, bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí).

b) Chi đầu tư phát triển cho giáo dục đào tạo:

Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2014, xây dựng trên cơ sở hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học của địa phương và cơ sở vật chất hiện có; dự toán nhu cầu chi vốn đầu tư phát triển để xây dựng bổ sung trường, lớp học, phòng học và các phòng chức năng đáp ứng yêu cầu học tập và giảng dạy. Những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cần quan tâm xây dựng nhà bán trú cho học sinh, công trình vệ sinh nước sạch, nhà công vụ cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên ổn định sinh hoạt, yên tâm công tác.

Dự toán chi đầu tư phát triển phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, tập trung vốn cho các công trình, dự án chuyển tiếp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2014, hạn chế việc bố trí vốn cho các công trình, dự án khởi công mới chưa thật sự cấp bách, chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định, còn nhiều vướng mắc trong triển khai thực hiện.

c) Chi chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giáo dục đào tạo:

Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 - 2015; Thông tư số 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 10/04/2013 về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 – 2015.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT, chi tiết theo từng mục tiêu, dự án, theo nguồn ngân sách thực hiện (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn kinh phí khác) và theo nguồn vốn (vốn đầu tư, vốn thường xuyên).

d) Các dự án ODA

Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc kế hoạch hoạt động của dự án được duyệt hoặc tiểu dự án được giao cho địa phương thực hiện, các địa phương lập kế hoạch tài chính năm 2014 chi tiết cho từng dự án, đối với mỗi dự án cần chi tiết theo nguồn vốn đầu tư và vốn thường xuyên có chi tiết theo nguồn nước ngoài và vốn trong nước, đối với mỗi nguồn vốn cần chi tiết theo thành phần dự án, theo hạng mục chi phí và theo tiểu mã số mục lục ngân sách nhà nước (nếu có).

2.5. Đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hiện kế hoạch

Để tổ chức thực hiện kế hoạch năm 2014 đạt kết quả, cần xây dựng các biện pháp, giải pháp triển khai cụ thể; kết nối với các mục tiêu chỉ tiêu đã đề ra, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch; cần tập trung vào các nhóm biện pháp, giải pháp sau:

- Biện pháp, giải pháp đặc thù, phù hợp với thực tế của địa phương để bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; đặc biệt chú ý bảo đảm quyền đi học của trẻ em thiệt thòi, dễ bị tổn thương. (chú ý đến các giải pháp phi tài chính).

- Bảo đảm huy động đủ và sử dụng có hiệu quả các điều kiện thực hiện kế hoạch: đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất thiết bị; các nguồn lực tài chính…

- Bảo đảm các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo của Nhà nước; ban hành chính sách địa phương (nếu có).

- Biện pháp quản lý (tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phối hợp liên ngành và kiểm tra, giám sát việc thực hiện).

- Về xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo.

2.6. Kiến nghị

Nêu các kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền tỉnh/thành phố, Bộ giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành ở Trung ương ương, Đảng, Nhà nước.

III. Thời gian hoàn thành báo cáo

Các sở giáo dục và đào tạo lập báo cáo đánh giá theo nội dung trên, hoàn thiện biểu số 01 đến biểu số 14, gửi kèm theo công văn này, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em) trước ngày 10/6/2013 và gửi file theo địa chỉ Email: [email protected]; [email protected]. Phần tính toán kế hoạch trên mô hình VANPRO ghi vào một đĩa mềm và gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính cùng với tài liệu báo cáo kế hoạch.

Trong quá trình lập báo cáo kế hoạch nếu có vướng mắc, các sở giáo dục và đào tạo kịp thời phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch – Tài chính, số điện thoại 0438694885; Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, số điện thoại 0438684791) để được hướng dẫn. Trường hợp nếu có nội dung phát sinh mới sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn bổ sung.

Đề nghị các sở giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai thực hiện và gửi báo cáo về Bộ đúng thời gian quy định./.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Lưu VT, Vụ KHTC,
Cục CSVCTBDH.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Mạnh Hùng

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi